Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 17 Tháng 6 2020 07:14

Đại dịch và tội sinh thái của chúng ta

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
 ĐẠI DỊCH VÀ TỘI SINH THÁI CỦA CHÚNG TA

Khi thiên nhiên quay trở lại với Venice và Cox's Bazar thì đó là một lời nhắc nhở rằng chúng ta phải thay đổi...

Người Bangladesh tập trung trên bờ để ngắm cảnh hoàng hôn trên bãi biển Inani, gần Cox's Bazar[1]. Cá heo và vẻ rực rỡ buổi sáng trên bãi biển đã quay trở lại khu vực kể từ khi khách du lịch bị lệnh phong tỏa coronavirus cấm đến đó. (Ảnh: AFP)

Vào giữa tháng 4, một nhà sinh vật học đã quay một đoạn video cảm động về một con sứa lướt qua dòng nước sạch phản chiếu những danh thắng của Venice, thành phố Ý từng là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất thế giới trước khi đại dịch Covid-19 ập vào.

Venice đã bị bỏ hoang kể từ khi nước Ý bị đại dịch tàn phá vào ngày 9 tháng 3. Đoạn video về loài sứa này đã lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội và một số người đã tỏ ra phấn khởi cho rằng thiên nhiên đang trở lại thành phố.

Venice, một di sản thế giới, được mệnh danh là một trong những thành phố lãng mạn nhất châu Âu nhờ các điểm tham quan về môi trường, kiến ​​trúc và văn hóa. Di sản của nó cũng đã trở thành một gánh nặng khi ước tính có khoảng 30 triệu khách du lịch ghé thăm mỗi năm.

Venice thở hổn hển khi nước trong các con kênh của nó trở nên đục ngầu vì sự chuyển động không ngừng của những con thuyền quá tốc độ và những chiếc tàu du lịch. Ngoài ô nhiễm do du lịch, chất thải hóa dầu từ khu công nghiệp Porto Marghera gần đó cũng bị đổ lỗi cho việc làm hỏng hệ sinh thái của nó.

Cách đó hàng ngàn dặm, thành phố biển Cox’s Bazar của Bangladesh cũng trải qua một sự hồi sinh tự nhiên kể từ khi đất nước bước vào một cuộc phong tỏa toàn quốc vì Covid-19 vào ngày 26.

Sau nhiều năm, cá heo đã được phát hiện đang nô đùa ở Vịnh Bengal gần những bãi biển trống vắng vào tháng Tư. Cây Sagorlota (vẻ rực rỡ bãi biển buổi sáng), một thành phần then chốt của hệ sinh thái bãi biển, đã trở lại và phát triển xum xuê. Loại thảo mộc này, còn được gọi là cây muống biển, được cho là đã tuyệt chủng ở Cox’s Bazar do sự đi lại không kiềm chế của khách du lịch, ô nhiễm và việc xây dựng các tòa nhà dọc theo các bãi biển.

Mặc dù Cox’s Bazar không thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài, nhưng đây là điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch Bangladesh, là những người quá ít quan tâm đến bãi biển cát trải dài nhất thế giới này và để mặc cho nó bị rác rến phủ đầy.

Việc tái lập tự nhiên ở Venice, Cox’s Bazar và các nơi khác trên thế giới có thể là một trong số ít những khía cạnh tích cực trong thời điểm khó khăn to lớn này của thế giới.

Virus corona và suy thoái môi trường

Chúng ta đổ lỗi cho ai trong một cuộc khủng hoảng mà chúng ta chưa từng thấy ngay cả trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất của chúng ta?

Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ biết điều gì thực sự gây ra thảm họa quốc tế này, hoặc có thể nó vẫn không được giải quyết như bí ẩn của Tam giác quỷ Bermuda. Ngay cả khi khu chợ cá Vũ Hán là đáng chê trách, thế giới không thể phủ nhận vai trò của mình trong việc không thể ngăn chặn việc giết hại tràn lan các loài động vật hoang dã và chim chóc để làm thức ăn và thuốc uống trong nhiều năm qua ở Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới.

Trong nhiều năm qua, cuộc tấn công của loài người không chỉ giới hạn ở động vật hoang dã mà còn nhắm vào hầu hết mọi khía cạnh của thiên nhiên. Chúng ta tiếp tục trả giá. Ô nhiễm nặng nề trong không khí, đất và nước được quy trách nhiệm cho chín triệu ca tử vong mỗi năm, khoảng 16% tổng số ca tử vong.

Nhưng chúng ta đã không thay đổi và tiếp tục bám vào nỗi ám ảnh của chúng ta về một nền văn hóa duy tiêu dùng và phát triển kinh tế tàn nhẫn với giá phải trả là sinh thái.

Thật khó mà không đồng ý với những chuyên gia cho rằng có lẽ có một mối liên hệ trực tiếp giữa các đại dịch như Covid-19 và sự suy thoái môi trường. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã phá hủy các khu rừng và tham gia buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp khiến con người tiếp xúc gần gũi với động vật hoang dã và từ từ tạo điều kiện cho một thảm họa ồ ạt.

Ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba như Bangladesh, chỉ một nhúm người tin rằng sự phát triển và bảo tồn tự nhiên có thể song hành với nhau. Vì vậy, nạn phá rừng, xâm lấn sông ngòi và cưỡng đoạt động vật hoang dã là chuyện rất phổ biến.

Gạt bỏ các cuộc biểu tình trong và ngoài nước, Bangladesh đã tiến lên phía trước với hai nhà máy chạy bằng than đốt gần rừng ngập mặn Sundarbans nổi tiếng, một động thái gây ra mối đe dọa lớn đối với môi trường và động vật hoang dã.

Những bóng ma của những hành vi sinh thái sai trái của chúng ta đã quay trở lại ám ảnh chúng ta. Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã cảnh báo rằng virus corona mới có thể không biến mất hoàn toàn khỏi thế giới, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không sớm được tha thứ tội lỗi chống lại tự nhiên.

Tồn tại hay không tồn tại

Năm 2015, Thông điệp mang tính đột phá về môi trường của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô “Laudato si”, đã gọi ô nhiễm là “một thứ tội” và đánh mạnh vào “những loại phát triển vô trách nhiệm”, gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được cho môi trường.

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở chúng ta về những gì chúng ta thường hay quên: “Khi nói đến “môi trường”, người ta muốn nói về sự liên hệ đã có giữa thiên nhiên và xã hội đang hiện diện nơi đó. Điều này không cho phép chúng ta hiểu thiên nhiên như là một cái gì đó khác biệt với chúng ta hay chỉ là một khung cảnh đơn thuần chúng ta sống trong đó”. (Chương 4, Sinh thái học toàn vẹn).

Quá thường xuyên, chúng ta không nhận ra chúng ta cũng là một phần của tự nhiên và làm hại thiên nhiên có nghĩa là chúng ta đang hủy hoại bản thân và mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên.

Ngay cả trước khi Covid-19 ngẩng cái đầu xấu xí của nó lên, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã thảo luận về “những tội sinh thái” trong Thượng hội đồng Giám mục cho vùng Amazon vào tháng 10 năm ngoái. Ngài thậm chí còn gợi ý về việc cập nhật giáo lý Hội thánh Công giáo để đưa vào một định nghĩa về “tội sinh thái”.

Những lời kêu gọi mạnh mẽ và nồng nhiệt của Ngài về việc chấm dứt văn hóa vứt bỏ và tình yêu đối với thiên nhiên đã gây được tiếng vang trên khắp thế giới, nhưng vẫn còn một câu hỏi về việc thế giới đã chú ý hay thay đổi được bao nhiêu.

Suốt nhiều năm, Liên Hợp Quốc đã hành động không đủ để cứu hành tinh của chúng ta khỏi ô nhiễm và suy thoái mặc dù có một loạt các hội nghị về biến đổi khí hậu và Liên Hợp Quốc không thể đồng thuận với hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất, là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Công việc tiên phong của cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore về biến đổi khí hậu đã được đánh giá cao trên toàn cầu. Cộng đồng quốc tế đã không giải quyết thỏa đáng tình trạng “khẩn cấp hành tinh” ngày càng gia tăng mà ông cảnh báo.

Lời kêu gọi của nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới đứng lên vì công bằng khí hậu, nhưng vẫn còn phải xem những nỗ lực của cô ấy có thể mang lại bao nhiêu tác động.

Không có gì - không có cuốn sách, tài liệu, bài phát biểu hay hội nghị tuyệt vời nào - có thể là đủ để cứu môi trường trừ khi chúng ta thay đổi lòng dạ của chúng ta và xem bản thân là một phần của thiên nhiên.

Một ngày nào đó đại dịch virus corona sẽ kết thúc. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có trở lại với cuộc sống bình thường với tư cách là những con người đã được thay đổi và có tình yêu đối với thiên nhiên và động vật hoang dã. Nếu không, con sứa của Venice sẽ chết đi và cây hoa muống rực rỡ buổi sáng trên bãi biển của Cox’s Bazar sẽ lại biến mất.

Lịch sử và các thế hệ tương lai sẽ không tha thứ cho chúng ta vì chúng ta đã để lại phía sau mình một hành tinh tồi tệ hơn, bị đại dịch và biến đổi khí hậu gây họa.

Nguồn: hdgmvietnam.com

Read 770 times Last modified on Thứ sáu, 19 Tháng 6 2020 07:26