Đạo Công giáo lan rộng ở Phi châu thách thức mức độ bạo lực gia tăng
Posted by Ban Biên TậpCông giáo ở Phi châu đang lan rộng với tốc độ nhanh hơn so với những phần còn lại của thế giới. Trên khắp thế giới, đạo Công giáo đã tăng từ 1.272 tỷ năm 2014 lên 1.285 vào năm 2015, chiếm gần 18 phần trăm dân số nhân loại. Mức tăng này được nhận thấy đáng kể ở Phi châu, nơi mà 19,4 phần trăm người Phi châu là Công giáo.
Đáng kỳ lạ, số liệu thống kê khác cho thấy mức độ bạo lực ngày càng gia tăng. Từ năm 2015 đến năm 2016, tỷ lệ người chết đã tăng 4,9% và số vụ tấn công tăng 1,7%. Hiện nay các phong trào như Công giáo Tiến động đang cố gắng tiếp cận các công dân Phi châu thông qua hòa bình.
Fr. Niciterestse Salvatore, Điều phối viên Công giáo Tiến hành, Phi châu:
“Chúng tôi đang làm điều gì đó vì lợi ích của quần chúng, vì lợi ích của nhân dân, và hơn hết, các giám mục của chúng tôi mời gọi mọi người vào mọi lúc và đặc biệt là mời các chính trị gia giúp giải quyết những vấn đề mà chúng tôi có được thông qua đối thoại, chứ không phải bằng bạo lực.”
Theo nhà nghiên cứu tại Đại học Natal ở Nam Phi, để phục vụ cho tất cả mọi người trên lục địa này, Giáo hội cũng cần sự giúp đỡ của những người Công giáo hiện tại để làm dịu các xung đột và bạo lực đang tồn tại.
Paulus Zulu, Nhà nghiên cứu Đại học Natal, Nam Phi:
“Tôi thiết nghĩ, Giáo hội chỉ là một trong những cơ quan có thể giúp đỡ. Tôi muôn nói vấn đề về rất nhiều, hơn rất nhiều, vấn nạn của sự kém phát triển, theo ý nghĩa một sản phẩm thuộc hành động con người trong trường hợp Phi châu là lớn lao. Nó không chỉ cần đến một mình Giáo Hội. Giáo Hội có thể là một trong những cầu thủ, tuy nhiên, Giáo Hội còn có một lượng cử tọa rất lớn, nói cách khác, trao quyền cho người dân bình thường, những giáo dân thông thường là một phần của chương trình Giáo Hội.”
Do đó, sự kém phát triển chỉ là một trong những vấn đề chính ở Phi châu. Nhiều vấn đề phát sinh từ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hoặc bất đồng về tình trạng tị nạn đang phải tiếp cận với bạo lực. Vì vậy, tương lai của Giáo hội Công giáo và tương lai của hòa bình không chỉ dừng lại ở thế hệ hiện tại mà còn cả ở thế hệ tương lai.
Fr. Niciterestse Salvatore, Điều phối viên Công giáo Tiến hành, Phi châu:
“Vấn đề là những người trẻ, những người mà dễ gây ấn tượng tham gia vào những vấn nạn này và triệt tiêu những người khác, dẫn đến vấn đề đói nghèo. Sau đó có những vấn đề giết người.” Sau cùng, nảy sinh những vấn đề về thiếu hy vọng, nhất là đối với giới trẻ vì thiếu công ăn việc là và đây là vấn đề rất nghiêm trọng.”
Trong khi những vấn đề này đang trong quá trình giải quyết, nhưng không ngăn cản được người dân Phi châu giữ vững niềm tin. Cộng hòa Dân chủ Congo hơn 43 phần trăm là người Công giáo, và các nước khác ở Phi châu cũng đang chứng kiến một sự dư thừa ơn gọi linh mục và tỷ lệ đạo Công Giáo gia tăng.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn