Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 03 Tháng 3 2016 18:27

Giáo phận Banmethuột: Thường huấn linh mục (2)

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  GP. BMT : Thường huấn linh mục 2016 (2)
Ngày thứ hai khóa thường huấn các linh mục giáo phận Ban Mê Thuột, được linh mục Phê-rô Trần Ngọc Anh, tiếp tục:
Chương II : Con người trong tương quan thế giới
Để xác tín hơn về phẩm giá cao cả của con người, linh mục thuyết giảng đã giúp tìm hiểu chỗ đứng của con người, trong tương quan với thế giới, với vạn vật.
Các thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên gồm hai loài : vô hình và hữu hình.
Linh mục giảng thuyết đề cập đến việc Tìm hiểu nền tảng Kinh Thánh cũng như niềm tin của Giáo Hội về loài vô hình là thiên thần và ma quỷ.
1. Loài Vô hình
a. Các Thiên thần : Dường như niềm tin về các thiên thần đang dần dần bị đặt ra khỏi đời sống của con người. Quả là một thảm họa… nếu như con người ta sống mà không có sự trợ giúp đầy bí nhiệm và quyền uy của các thiên thần ?!. Nhưng các thiên thần không làm nên yếu tố trung tâm của đức tin. Dù vậy sự hiện hữu của các thiên thần vẫn là một chân lý đức tin.
Theo nền tảng Kinh Thánh:
* Cựu ước chấp nhận sự hiện hữu của các thần, các thiên thần như các nền văn minh cổ xưa, nhưng xếp tất cả vào hàng thụ tạo.
* Trong Tân ước và trong sách Tông đồ Công vụ rất nhiều lần nhắc đến các thiên thần…
* Các giáo phụ vẫn duy trì và phát triển niềm tin vào các thiên thần, cho dù phải đương đầu với khuynh hướng “chiết trung”, tức khuynh hướng gộp các thần thánh trong vũ trụ vào với niềm tin các thiên thần và Đức Ki-tô.
*Niềm tin của Giáo Hội không chỉ đặt nền tảng trên các bản văn Kinh Thánh mà còn trong đời sống phụng vụ : kinh Gloria như vọng lại tiếng hát của thiên thần đêm Giáng Sinh. Giáo Hội trần gian cùng với thiên quốc ca tụng Thiên Chúa Ba Ngôi vinh hiển… Kinh santus tung hô Thiên Chúa ba lần thánh như các thiên thần Sérafim trong thị kiến của Isaia chúc tụng Thiên Chúa “các đạo binh” với kế hoạch cứu độ kỳ diệu của Người… Kinh Truyền tin nhắc đến mầu nhiệm nhập thể, trọng tâm của đời sống Ki-tô giáo…  …

b. Satan hay ma quỷ: Nhiều người ngày nay cũng phủ nhận sự hiện hữu của satan. Thánh Kinh và Thánh truyền của Hội Thánh coi hữu thể này là một thiên thần sa ngã, gọi là satan hay ma quỷ. Cũng giống như thiên thần, ma quỷ luận trong Kinh Thánh tiếp nhận sự đóng góp của các nền văn minh  đi trước nhưng chỉnh sửa 3 điểm : - đưa ma quỷ về vị trí thụ tạo – quy gán cho tự do là nguyên cớ khiến ma quỷ lầm lạc – hoạt động của ma quỷ phụ thuộc vào sự cho phép của Thiên Chúa. Cựu ước và Tân ước đều khẳng định là có ma quỷ. Nhưng trong Tân ước, satan được nhân cách hóa một cách rõ ràng. Huấn giáo của các giáo phụ khẳng định : Thiên Chúa đã tạo ra các thiên thần chứ không tạo ra ma quỷ. Ma quỷ là những thiên thần sa ngã, nhằm chống lại Ngộ đạo thuyết và thuyết Nhị nguyên….

2. Loài hữu hình : Con người

Khi đề cập đến loài hữu hình, linh mục giảng thuyết trình bày về con người trong ba tương quan:
- Con người trong tương quan với thế giới, theo cách trình bày của tuyền thống Giáo Hội.
- Con người trong tương quan với thế giới, trong lịch sử tư tưởng phương Tây : một số thần học gia đương đại
- Con người trong tương quan với thế giới theo Hiến chế Gaudium et spes
7 8
Chương III : Con người là một, với xác và hồn
Nhìn lại bản thân, con người thấy họ cũng có xác thể như các loài động vật khác, nhưng họ lại khác với chúng ở chỗ là bên trong họ, còn có đời sống tinh thần (tạm gọi là hồn). Linh mục thuyết giảng trình bày:
- Trước tiên, ngài giúp tìm hiểu Kinh Thánh nói thế nào về sự tương quan xác hồn, khi bàn về con người, để thấy được sự khác biệt giữa nó với quan niệm của triết học Hy Lạp và của Ngộ đạo thuyết.

- Tiếp đến,  ngài giúp theo dõi diễn tiến những suy tư về tương quan hồn xác, thời các Giáo phụ, thời thần học Kinh viện, trong truyền thống tín lý của Giáo Hội và trong suy tư của triết học và thần học thời đương đại.


- Sau cùng, ngài giúp nhìn ngắm “Đức Giê-su, con người toàn vẹn”, dưới cái nhìn của nhà thần học Tin Lành K. Barth, và “con người hoàn hảo”, dưới nhãn quan của Hiến chế Gaudium et Spes.

Với định nghĩa “con người là một, với xác và hồn”, Hiến chế Gaudium et Spes muốn nhấn mạnh đến tính duy nhất của con người, đồng thời công bố niềm xác tín đầy hy vọng của Ki-tô giáo : toàn thể con người được mời gọi thông phần vào sự Phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô.
Linh mục giảng thuyết còn giúp đào sâu khẳng định “ Copore et amina unus” (một hữu thể có xác, có hồn ), qua quan điểm của nhà thần học L. Ladaria... Sự duy nhất của con người sẽ ra sao, sau khi chết ?.., và, “Linh hồn”, một khái niệm hoàn toàn Ki-tô giáo của ĐHY Ratzinger.

Hai ngày thuyết trình, cha giảng thuyết đặt trọng tâm về phần tín lý, nên được nhiều linh mục đặt câu hỏi và được cha giảng thuyết trả lời thỏa đáng.
Lm An-tôn Vũ Thanh Lịch tóm lược

 

Read 1337 times Last modified on Thứ hai, 07 Tháng 3 2016 23:34