Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 1 2024Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netMon, 25 Nov 2024 05:56:09 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnSống phục vụ như Chúahttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17630-song-phuc-vu-nhu-chuahttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17630-song-phuc-vu-nhu-chuaSống phục vụ như Chúa
  SỐNG PHỤC VỤ NHƯ CHÚA-Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhât V Thường Niên Năm B

Cuộc sống có đau khổ và hạnh phúc. Hai yếu tố này luôn lẫn lộn đan xen trong cuộc sống con người. Nhưng hình như con người thường hay ca thán về đau khổ hơn là oà lên niềm của hạnh phúc. Đức Phật cũng cho rằng “đời là bể khổ”. Đối với Vua Đavid thì cho rằng đau khổ là phần tất yếu của cuộc sống:

“Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục,

Mạnh giỏi chăng là được tám mươi

Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ” (Tv 90 (89).

Đau khổ làm cho ta thất vọng và bi quan về cuộc sống, đến nỗi người xưa còn nói rằng:

“Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm con chim nhạn tung trời mà bay…”

Hoặc:

“Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo…”

Với cái nhìn ky-tô giáo thì đau khổ là một trong những hậu quả của Tội Nguyên tổ, dẫn đến sự mỏng dòn, yếu đuối, tội lỗi mà con người đã, đang và sẽ gây nên cho mình và cho nhau. Câu chuyện về ông Gióp là tiếng kêu thống khổ của con người khi đứng trước đau khổ, nhưng đồng thời cũng giúp cho những ai gặp đau khổ có thể đứng vững và vượt qua. Gióp là một người công chính, nhưng phải chịu không biết bao nhiêu đau khổ. Tuy nhiên, sau những giây phút phản tỉnh, hồi tâm lại ông Gióp thưa với Thiên Chúa: "Con hiểu rằng Chúa có thể làm được mọi sự, không gì mà Chúa không làm được, ai có thể dò thấu ý định của Thiên Chúa" (x. G 42, 2-3).

Cuộc sống nhân sinh chẳng mấy ai thoát được quy luật của cuộc đời là: “sinh, bệnh, lão,tử”. Khi xuống thế làm người, Chúa Giêsu cũng chấp nhận kiếp sống như vậy để trở nên “giống con người chúng ta mọi đàng, chỉ trừ tội lỗi…” . Trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Ngài vẫn dành thời gian quan tâm, an ủi và chữa lành cho những mảnh đời bất hạnh đang đau khổ phần hồn và phần xác.

Lời Chúa hôm nay mô tả một ngày làm việc thật bận rộn của Chúa Giê-su. Ngài giảng dạy trong Hội đường. Ngài cứu chữa một người bị quỷ ám. Ngài đến tận nhà nhạc mẫu Phê-rô để chữa lành cho bà. Ngài còn dành thời giờ đón tiếp rất đông khách thập phương đến để cầu cứu Ngài. Ngài đã đặt tay và chữa lành bệnh tật cho họ. Dường như thời gian của Ngài luôn dành cho Chúa Cha và cho con nhân loại khổ đau.

Đây là cách sống mà Chúa Giê-su muốn mời gọi chúng ta nên một với Ngài. Con người chúng ta được tạo dụng để bổ túc, nâng đỡ chia sẻ với nhau. Đau khổ được chia sẻ sẽ vơi đi. Lo âu được chia sẻ sẽ tan đi và hạnh phúc sẽ đến khi cuộc sống quanh ta luôn được quan tâm và chia sẻ với nhau.

Ông Gióp khi đối diện với nghịch cảnh của dòng đời đã không tìm được sự nâng đỡ từ bạn bè và người thân, ông còn bị người đời chế giễu và vợ con bỏ rơi. Nỗi khổ đau và sự cô đơn đã khiến ông kêu lên trong u buồn, sầu thảm: “Số phận của tôi phải chăng là những đêm đau khổ ê chề?”.

Hình ảnh ông Gióp vẫn tồn tại trong thế giới văn minh hôm nay. Vì vẫn còn đó những người chồng, người vợ đang tuyệt vọng khi không tìm được sự nâng đỡ chia sẻ từ người bạn đời. Vì vẫn còn đó những giọt nước mắt buồn đau của phận người bị ngược đãi, bị xúc phạm, bị chà đạp lên danh dự và phẩm giá làm người. Người nghèo đói, bệnh tật, già nua vẫn bị bỏ rơi, cô đơn ngay chính trong gia đình của mình.

Ước gì mỗi người chúng ta có được trái tim như Chúa để có thể chạnh lòng thương xót những mảnh đời khổ đau của anh em. Ước gì mỗi người chúng ta cũng có tấm lòng như Chúa để sẵn lòng dấn thân quảng đại vì hạnh phúc tha nhân. Xin cho mỗi người chúng ta luôn có trách nhiệm với nhau, với cuộc đời. Xin đừng để ai đau khổ, thất vọng vì sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của chúng ta. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 01 Feb 2024 06:58:26 +0700
Sống chứng táhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17629-song-chung-tahttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17629-song-chung-taSống chứng tá
  Sống chứng tá

2.2 Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh

Hc 47:2-11; Tv 18:31,47,50,51; Mc 6:14-29

SỐNG CHỨNG TÁ

Khi dâng Đức Giêsu trong đền thờ, Đức Mẹ tự nhận mình không có quyền trên Đức Giêsu. Đức Giêsu thuộc về Thiên Chúa. Thiên Chúa trao cho Đức Mẹ để Đức Mẹ săm sóc dưỡng nuôi. Đức Mẹ dâng Đức Giê-su trong đền thờ không chỉ nhằm chu toàn lề luật, nhưng là công nhận quyền của Thiên chúa và cũng là để cầu xin Chúa chúc phúc cho Hài Nhi Giê-su.

Lễ Đức Mẹ dâng Con cũng được gọi là lễ Nến. Việc làm phép nến nói lên Đức Giê-su là ánh sáng soi trần gian.

Giáo hội Đông phương hiểu Thánh lễ này thể hiện cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và dân Người. Được Ðức Maria và thánh Giuse đem vào Ðền Thánh, Chúa Giêsu đã gặp gỡ dân người mà hai cụ già Symêon và Anna là đại diện. Ðây cũng là cuộc gặp gỡ lịch sử của dân Chúa, gặp gỡ giữa các người trẻ là Ðức Marria và thánh Giuse và các người già là Symêon và Anna. Chúa Giêsu là trung tâm, chính Người lôi kéo con người đến Ðền Thánh, nhà Cha Người. Ðây còn là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già. Việc tuân giữ Luật được chính Thần Khí linh hoạt, và lời tiên tri di chuyển trên con đường do Luật vạch ra.

Giáo hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ đây, lễ này được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân. Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.

Theo luật Mô-sê thì : “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”. Người Do Thái tin rằng mọi sự của họ là do Thiên Chúa ban. Con cái cũng là ân lộc của Chúa. Trong biến cố Thiên Chúa cứu con trai đầu lòng khỏi tai ương bên Ai Cập thì người Do Thái càng xác tín hơn về sự lệ thuộc vào Đấng tạo thành, nên họ đã xem việc dâng con trai đầu lòng cho Thiên Chúa như là một nghĩa vụ phải chu toàn.

Tin Mừng hôm nay nói đến việc Mẹ Maria và Thánh Giuse tiến dâng con trai đầu lòng cho Chúa.Qua đây Ngài hoàn tất lề luật và dấn thân cả cuộc sống để phụng sự Thiên Chúa. Khi lớn lên, Chúa Giê-su cũng sống trọn vẹn cho sự tiến dâng này suốt đời. Ngài thuộc về Thiên Chúa Cha một cách trọn vẹn. Từ khi vào đời làm người, Ngài đã nói: “Này tôi xin đến để thực thi ý Chúa.” (Dt 10, 9). Năm 12 tuổi, cậu Giêsu đã cố ý ở lại Đền Thờ, mà cậu gọi là nhà Cha của cậu (x. Lc 2, 49). Khi chịu phép rửa ở sông Giođan, Đức Giêsu ý thức rõ hơn mình là Con, thuộc về Cha, được Cha sai vào giữa lòng nhân loại (x. Mc 1,11).

Đức Maria, sau 40 ngày sinh hạ Chúa Giêsu, cùng thánh Giuse đã dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ ở Giêrusalem và Đức Maria được thánh tẩy sau khi sinh. Thánh Luca đã ghi lại gia đình Thánh Gia đã thực hiện những Lề Luật được ghi chép trong Cựu Ước. Theo Luật Môisen, phụ nữ sau khi sinh con được 40 ngày, họ đến Đền Thờ để dâng con đầu lòng và để được thanh tẩy. Họ mang theo một con chiên nếu nhà khá giả, hay hai con chim gáy hoặc một cặp bồ câu non là của lễ dâng. Thực hiện Luật đã ghi chép để tưởng nhớ dịp Vượt Qua của dâng Do-thái khi rời đất Ai-cập. Các con đầu lòng của con người hay loài vật, được dâng lên cho Thiên Chúa. Trung thành với luật định, thánh Giuse và Đức Maria khi đủ 40 ngày, đã đem Hài Nhi Giêsu lên Giêrusalem tiến dâng cho Thiên Chúa.

Nơi Đền Thánh, ông già Simeon, một người công chính và đạo đức đã đón nhận Hài Nhi trong vòng tay. Ở đó cũng có bà ngôn sứ Anna cư ngụ trong đền thờ ra đón Chúa. Với sự soi sáng của của Thần Khí, đã ngợi khen Chúa: “Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: Vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa”.

Cụ Si-mê-on đã nhận biết Đức Giêsu là ánh sáng. Nhưng ánh sáng khởi đầu còn non nớt. Mà chung quanh thì bóng đêm và cuồng phong đang thét gào, hằm hè huỷ diệt làn ánh sáng run rẩy yếu ớt vừa ló dạng.

Có bóng tối cám dỗ của loài ma quỉ thâm độc lúc nào cũng rình chờ phá hoại chương trình của Thiên chúa. Có bóng tối độc ác của Vua Hêrôđê ghen ghét vì sợ mất quyền hành. Có bóng tối chán nản do những thất bại trong công cuộc rao giảng. Có bóng tối u mê của đám đông không hiểu những mầu nhiệm Nước Trời. Có bóng tối nhút nhát của các môn đồ mau chóng bỏ cuộc. Có cuồng phong ganh ghét của các thượng tế, luật sĩ. Có bóng tối vô tình của quân lính hành hình. Có bóng tối của cái chết đau đớn tủi nhục.

Ý nghĩa của lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh cũng liên quan tới mọi Kitô hữu. Trong ngày lãnh bí tích Rửa Tội linh mục đã xức dầu thánh hiến họ cho Thiên Chúa để họ trở thành thành phần của Giáo Hội, chi thể mình mầu nhiệm Chúa Kitô.

Cùng với áo trắng biểu tượng cho linh hồn trong sạch khỏi tội tổ tông và cuộc sống mới trong ơn thánh, Linh mục cũng trao cho họ nến sáng thắp từ Cây Nến Phục Sinh, biểu tượng cho Chúa Giêsu Kitô, ánh sáng cứu độ chiếu soi nhân loại và toàn thế giới, chiếu soi cuộc sống của tín hữu mọi ngày. Và đến phiên họ, Kitô hữu cũng phải sống thế nào để chứng tá cuộc sống của họ chiếu soi cho mọi người, đặc biệt cho các anh chị em chưa biết Chúa Kitô và Tin Mừng yêu thương cứu độ, giúp họ nhận biết Chúa và đưa họ đến với Chúa để được ơn cứu độ.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 01 Feb 2024 06:52:19 +0700
Không ai có thể nhàn rỗihttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17628-khong-ai-co-the-nhan-roihttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17628-khong-ai-co-the-nhan-roiKhông ai có thể nhàn rỗi
  KHÔNG AI CÓ THỂ NHÀN RỖI

 

 

Thứ Năm Tuần IV Thường Niên Năm Chẵn

“Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối”.

“Biết bao lần chúng ta đánh mất cơ hội nói một lời làm chứng cho Chúa Kitô vì chúng ta cứ im lặng. Những người cần nghe Phúc Âm có thể kết luận rằng, sự cứu rỗi không đủ quan trọng để nói đến! Riêng tôi, tôi không quan tâm tôi đi đâu, sống như thế nào hay chịu đựng điều gì… để có thể cứu các linh hồn. Khi tôi ngủ, tôi mơ về họ; khi tôi thức dậy, họ xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của tôi. Với tôi, là Kitô hữu, ‘không ai có thể nhàn rỗi!’ - David Brainerd.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay đề cập đến thao thức của Brainerd; đúng hơn, đề cập đến sứ mạng tông đồ của các môn đệ, cũng là sứ mệnh của chúng ta. Chúa Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng, chữa lành bệnh tật và dọn đường cho ơn cứu độ. Đây là sứ mệnh của toàn thể Giáo Hội, của chúng ta. Bạn và tôi, ‘không ai có thể nhàn rỗi!’.

Gustave Thibon từng nói, “Thế giới của chúng ta cần “chất bồi bổ cho tâm hồn” để tự tái sinh!”. Giáo lý của Chúa Kitô là liều thuốc duy nhất có thể chữa mọi bệnh tật trên thế giới, một thế giới đang khủng hoảng. Đó không chỉ là sự suy thoái một phần các giá trị đạo đức hay luân lý, đó là cuộc khủng hoảng về mọi thứ. Và thuật ngữ chính xác nhất để định nghĩa nó sẽ là “cuộc khủng hoảng tâm hồn”.

Với ân sủng và giáo lý của Chúa Kitô, Kitô hữu thấy mình ở giữa bao cơ cấu tạm thời của con người, nơi mà họ phải thông truyền Thiên Chúa và hướng dẫn người khác đến với Ngài, “Qua giáo huấn của Giáo Hội, xin cho thế giới, bằng cách lắng nghe, nó có thể tin; bằng cách tin, nó có thể chờ đợi; và bằng cách chờ đợi, nó có thể yêu thương!” - Augustinô. Là Kitô hữu, không ai có thể trốn tránh thế giới. “Như nắm men đã bị ném vào giữa bột, chúng ta sẽ chinh phục một lần nữa - từng milimet một - vũ trụ mà tội lỗi đã cướp đi. Lạy Chúa, chúng con sẽ trả nó lại cho Chúa như chúng con đã nhận nó vào buổi bình minh của thế giới với tất cả sự trật tự và thánh thiện nguyên thuỷ!”- Bernanos.

Vậy đâu là bí quyết? Bí quyết nằm ở việc chúng ta yêu thương thế giới hết cả tâm hồn và sống niềm yêu mến chính sứ vụ Chúa Kitô trao. Với thánh Josemaria, bạn và tôi có thể khẳng định, “Hồn tông đồ là tình yêu dành cho Thiên Chúa vốn ngập tràn niềm vui cùng lúc với sự tận hiến nó cho người khác… Sự háo hức của chúng ta trong việc tông đồ là biểu hiện chính xác, đầy đủ và cần thiết cho đời sống nội tâm của chính mình”. Đây phải là chứng tá mỗi ngày của chúng ta giữa mọi người và mọi thời đại.

Anh Chị em,

“Các ông đi rao giảng”. “Chúng ta phải làm sống lại niềm xác tín cháy bỏng của Phaolô, “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!”. Niềm đam mê này sẽ không ngừng khơi dậy một ý thức truyền giáo mới vốn không thể giao phó cho một nhóm ‘chuyên gia’ nhưng bao hàm trách nhiệm của mọi thành viên cộng đồng Dân Chúa” - Gioan Phaolô II. Phần chúng ta, cách sống của chúng ta phải nhất định sẽ không khiến những người chung quanh nghĩ rằng, “Sự cứu rỗi không đủ quan trọng để nói đến?”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để giấc ngủ của con có một giấc mơ nào khác ngoài các linh hồn; và khi thức dậy, đừng để một điều gì xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của con ngoài các linh hồn!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 01 Feb 2024 06:45:58 +0700
AI TÍN: CỤ ÔNG GIUSE NGÔ THANH HUY ĐÃ AN NGHỉ TRONG CHÚAhttp://gxthohoang.net/hiep-thong/chia-buon/item/17627-ai-tin-ci-ong-giuse-ngo-thanh-huy-da-an-nghi-trong-chuahttp://gxthohoang.net/hiep-thong/chia-buon/item/17627-ai-tin-ci-ong-giuse-ngo-thanh-huy-da-an-nghi-trong-chuaAI TÍN: CỤ ÔNG GIUSE NGÔ THANH HUY ĐÃ AN NGHỉ TRONG CHÚA
  AI TÍN: CỤ ÔNG GIUSE NGÔ THANH HUY Đà AN NGHỉ TRONG CHÚA

PhucSinh 

“Chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời.”

CÁO PHÓ

Giuse Ng_Thanh_Huy

CỤ ÔNG GIUSE NGÔ THANH HUY

Sinh:19.03.1939

Tại Điền Mỹ-Hương Khê-Hà Tĩnh

Được Chúa gọi về lúc 15 giờ 30 Thứ Tư ngày 31.01.2024

Nhằm Ngày: 21.11. Quý Mão

Hưởng Thọ : 85 Tuổi

LỄ AN TÁNG: Lúc 04 Giờ 45 Thứ sáu.Ngày 02 Tháng 02 Năm 2024

Tại Nhà Thờ Giáo Xứ THỔ HOÀNG - Giáo phận Banmêthuột

NGHI THỨC TIỄN BIỆT VÀ AN TÁNG

Tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Thổ Hoàng

Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ

Xin cho linh hồn Giuse được lên chốn nghỉ ngơi

ĐỒNG KÍNH BÁO

Giáo xứ Thổ Hoàng cùng Tang Quyến

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Chia buồnWed, 31 Jan 2024 21:12:35 +0700
Chạnh lònghttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/17626-chanh-longhttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/17626-chanh-longChạnh lòng
  CHẠNH LÒNG

Nhiều khi cuộc sống của tôi đầy đủ quá để rồi tôi quên anh chị em xung quanh mình.

Liệu tôi có thể thanh thản được không khi quanh tôi còn bao người vất cả ngược xuôi với cuộc sống thăng trầm bao gian khổ.

Lời tự tình thật dễ thương của một người mẹ, một người vợ trong gia đình :

Tết tới nơi rồi mà con hông có cảm giác gì hết, có chăng chỉ là những giây phút chạnh lòng vì mấy năm rồi xa quê, không được về đoàn tụ bên gia đình ngày tết. Mấy ngày này đi chợ mua gì cũng đắt, hỏi thì người ta nói tết mà, cười rồi nghĩ người ta có tiền ăn tết chứ tui có ăn tết đâu mà cũng lên giá vậy chèn. Thấy quần áo của tụi nhỏ cũng cũ và trật hết rồi nên ra lựa cho mỗi đứa vài ba bộ, mỗi bộ có 50k là có đồ đẹp mặc đi lễ tết rồi. Ở nhà có bạn ấy to bự nhất, 80kg, mua đồ cũng khó. Dẫn bạn ấy vô cửa hàng Việt Tiến mua cho bạn mấy cái áo để tết đi lễ, tính tiền tầm 1 triệu mà bạn ấy thở dài, bạn nói tốn tiền quá. Ngộ quá he, mấy năm nay có cái áo nào ra hồn đâu, đi lễ ăn mặc sao cho lịch sự gọn gàng chút chứ. Mua một lần mặc được mấy năm thì cũng tạm gọi là ổn đi. Nghĩ tới ra tết nhiều thứ phải lo, lo nhất hè này bé lớn nó vô lớp một, mà giờ công việc bấp bênh quá, nhiều lúc con nghĩ tới con muốn đăng xuất khỏi thế giới này luôn vậy đó. Nhưng rồi con lại xin phó thác cho Chúa, xin Đức Mẹ dẫn đường cho con đi. Nhiều chuyện khó nghĩ quá thì không nghĩ nữa, còn cách lần hạt mân côi rồi xin Mẹ giúp con tìm ra cách giải quyết, như vậy mà lòng thấy bình an hơn. Ngày nào cũng có cái khổ của ngày đó, mỗi ngày chỉ xin phó dâng và xin Chúa giúp con vượt qua được những khó khăn của ngày đó. Ngày nào mở mắt ra thấy mình còn sống là ngày đó chỉ xin có Chúa luôn đồng hành cùng con.

Đâu đó gặp thêm lời tâm sự buồn : “Cha ơi ! Một người quen của con có con trai tuổi học đại học Đang trong tình trạng nghiện ma túy. Giờ tiến trình đưa vào nơi giáo dưỡng cùng chỗ bé trai nhà con”

Ai không muốn mình có một gia đình bình yên ? Ai không muốn mình có một gia đình bằng phẳng và không có phong ba bão táp. Thế nhưng rồi cuộc đời cứ đẩy đưa cuộc sống của con người gặp những cơn sóng dữ.

Con người dường như cứ phải đối đầu với những khó khăn của cuộc đời. Bên cạnh những mồ hôi lao nhọc của kiếm sống thì lại có những gia đình có những đứa con rơi vào cảnh đua đòi ăn chơi nghiện ngập hay bệnh tật.

Lời của một người cha dù không thân thiết làm tôi cũng xé lòng cùng với ông : “Cha ơi ! Cha cầu nguyện cho con của con. Ngày mai nó ra tù với bản án do buôn bán ma túy !”.

Thử hỏi ai nào đó có con mà nó như thế thì liệu rằng gia đình có vui không ? Sau khi mãn hạn tù thì làm gì để hội nhập lại cuộc sống ? Sẽ xin việc như thế nào với cái lý lịch đen tối như đêm 30.

Ngày nào cũng vậy, những lời nguyện xin tha thiết gửi đến : Xin Cha cầu nguyện cho con vượt qua khó khăn con đang gặp phải Con và một số bạn đầu tư vào dự án nhưng họ lợi dụng lòng tin và ôm tiền cao chạy xa bay 3 tuần nay con đang sốc nặng và cố gắng vượt qua từng ngày ... Xem như trắng tay giờ 3 cha con rất rất khó khăn.

Ngày nào mang nỗi đau tôi mới hiểu nỗi đau là gì ? Ngày nào trong khát khô tôi mới hiểu phận người ăn xin. Chỉ cần ly nước thôi, chỉ cần bát cơm vơi bàn tay ai đó đón đưa ...

Những ngày cuối năm, thời gian như cuốn người ta lại. Ngày thường vốn dĩ đã bận rộn nhưng rồi cái Tết đến nó cuốn thời gian trôi đi nhanh quá.

Rồi những ngày Tết dù muốn dù không cũng sẽ qua và một năm mới lành ít dữ nhiều đang mở ra để chờ đón mọi người. Giữa cơn sóng dữ của cuộc đời, giữa những áp lực của cuộc sống, con người cần lại nại vào ai đó mà mình tin tưởng.

Người Kitô hữu dĩ nhiên chả có chỗ nào bám ngoài Chúa. Ai nào đó bám vào Chúa thì cuộc đời sẽ cảm thấy bình an.

“Sau 1 năm con siêng năng đến với Chúa, giờ con nhận ra, có Chúa là con có tất cả, việc gì cũng sẽ thành công. Nên mọi việc con tín thác nơi Người.

Con hư, con cứ xin xỏ, đòi hỏi hoài, mà con không biết Chúa đang sắp xếp cho con 1 tương lai tươi đẹp hơn thứ mà con xin cầu..

Con nhận ra Chúa và Mẹ rất thương con, vì thương con quá nên con như đứa trẻ được chiều hư vậy. Đứa trẻ hư thì bị phạt, nhưng Chúa lại chưa từng phạt hay giận hờn gì con. Cha ơi, Chúa thương con lắm mà con hư quá, trong thời gian dài con không nhận ra. Con chỉ mới nhận ra tầm nữa năm nay. Khi con biết chia sẻ và gần Chúa hơn.

Con cảm ơn Cha đã cầu bầu cho gia đình con”. Chia sẻ của một đứa trẻ cứng đầu sau khi nhận ra ơn của Chúa.

Với những gia đình đang đau khổ, chắc chắn Chúa cùng đau với họ.

Phần tôi, tôi có cảm thấy đau hay không khi tôi thanh thản và bình an thì anh chị em đồng loại của tôi khổ đau ? Tôi có chạnh lòng để cảm thông, để chung chia với anh chị em đau khổ hay tôi đứng ở bên ngoài, bàn quan và vô cảm ?

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứWed, 31 Jan 2024 19:30:24 +0700
Hãy lên đường loan báo Tin Mừnghttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17625-hay-len-duong-loan-bao-tin-munghttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17625-hay-len-duong-loan-bao-tin-mungHãy lên đường loan báo Tin Mừng
    HÃY LÊN ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG

 

1.2 Thứ Năm trong tuần thứ Tư Mùa Quanh Năm

1 V 2:1-4,10-12; 1 Sb 29:10,11,11-12,12; Mc 6:7-13

HÃY LÊN ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG

Tin Mừng hôm nay chúng ta được nghe câu chuyện Chúa Giêsu sai các tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng. Chúng ta cùng tìm hiểu kinh nghiệm truyền giáo của Chúa Giêsu qua đoạn Tin Mừng hôm nay.

Trước hết, chúng ta thấy Chúa Giêsu không sai các tông đồ đi riêng lẻ, nhưng sai từng hai người một. Bởi vì Người biết khả năng con người yếu kém, vì thế cần phải có tập thể nâng đỡ thì mới hoàn thành sứ vụ. Bên cạnh đó, kinh nghiệm cho thấy lời chứng của một cá nhân chưa đủ sức thuyết phục người khác, mà cần phải có sự đồng tâm nhất trí của một tập thể thì lời chứng đó mới thực sự đáng tin.

Tiếp theo, Chúa Giêsu sai các tông đồ đi loan báo Tin Mừng với một sứ vụ cụ thể. Ngài trao cho các tông đồ quyền giảng dạy Lời Chúa, quyền đặt tay chữa lành bệnh nhân, quyền trừ quỷ. Những hoạt động này là một sự nối dài và mở rộng sứ vụ cứu độ của chính Chúa Giêsu.

Cuối cùng, khi lên đường truyền giáo, Chúa Giêsu dạy các tông đồ không được mang gì khi đi đường, cụ thể là: không mang lương thực, không bao bị, không tiền bạc, không mặc hai áo, ngoại trừ cây gậy để đi đường. Như thế, các ông lên đường với tất cả sự nhẹ nhàng thanh thoát. Càng nhẹ nhàng thanh thoát thì càng dễ dàng thi hành sứ vụ và càng được tự do hơn. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng sự nhẹ nhàng thanh thoát này thật sự là một thách đố. Khi người tông đồ phải lên đường với hai bàn tay trắng, không có lộ phí, không có lương thực dự trữ, lúc đó họ phải hoàn toàn lệ thuộc vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa và lòng tốt của tha nhân. Ra đi tay trắng như thế là chấp nhận đủ mọi bất trắc có thể xảy ra dọc đường, vì thế họ phải luôn đặt mình thường xuyên dưới sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu gọi nhóm Mười hai lại. Điều này diễn tả, Các Tông tồ trước khi được sai đi, phải ở với Chúa, chia sẻ nếp sống của Người, chia sẻ những thao thức cứu thế của Người, và nhất là để Người dạy dỗ, huấn luyện.

Nhóm Mười hai không gồm những người tài ba xuất chúng, hay những người có quyền cao chức trọng trong xã hội. Các ông thuộc lớp bình dân. Điều này khích lệ chúng ta, những Kitô hữu cũng được gọi làm tông đồ cho Chúa trong cánh đồng Hội Thánh ở trần gian.

Qua việc Chúa Giêsu gọi và sai mười hai Tông đồ đi truyền giáo, chúng ta nhận ra sự chia sẻ trách vụ cứu thế của Chúa Giêsu cho Các Tông tồ. Vậy người tông đồ cần cảm nghiệm vinh dự của mình được tham dự vào sứ vụ cứu thế của Chúa, và cũng được thi hành quyền của Chúa qua việc cử hành các bí tích, xức dầu thánh hay trừ quỷ… Muốn được vậy, người tông đồ trước khi đi thi hành sứ vụ, Hội Thánh vẫn có thói quen tách riêng ra để có thời gian và không gian ở với Chúa trong bầu khí tĩnh tâm, cầu nguyện và học tập.

Nội dung việc rao giảng và công việc của người tông đồ là giống công việc của Gioan Tẩy Giả: rao giảng về sự sám hối; nhưng Gioan chỉ tuyên bố là Nước Trời gần đến; còn Các Tông tồ phải thể hiện nước ấy cho người ta trông thấy qua cuộc sống và việc làm, trừ quỷ, chữa lành mọi thứ bệnh tật.

Đối với chúng ta ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang kêu gọi và sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Bởi vì mỗi người chúng ta khi đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta đều được kêu gọi và được sai đi loan báo Tin Mừng: có người bằng lời nói, thế nhưng tất cả đều bằng việc làm, nghĩa là bằng đời sống gương mẫu tốt lành của mình.

Quả thật, việc loan báo Tin Mừng bằng đời sống gương mẫu tốt lành tự nó có năng lực thuyết phục người ta chấp nhận chân lý mà không cần lời nói. Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Lời nói lung lay, gương lành lôi kéo”, nghĩa là lời nói mới chỉ làm lung lay lòng người, nhưng đời sống gương mẫu sẽ lôi kéo người ấy về hẳn phía mình.

Phương ngôn Ả Rập có câu: “Nếu anh không làm được ngôi sao trên trời, thì anh hãy làm cái đèn trong nhà anh”. Quả thật, đa số chúng ta ở đây không có điều kiện để đi đây đó làm tông đồ truyền giáo như những nhà truyền giáo nổi tiếng trên thế giới, thế nhưng chúng ta đều có thể làm tông đồ truyền giáo bằng gương sáng. Làm gương sáng là một nhiệm vụ mà chính Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Các con là đèn cháy sáng, sự sáng của các con phải chiếu tỏa trước người ta, để người ta thấy công việc của các con mà ngợi khen Cha trên trời”. Chúng ta làm tông đồ truyền giáo bằng gương sáng qua ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ tốt lành của mình v.v… Chắc chắn rằng đời sống gương mẫu tốt lành của chúng ta sẽ có sức lôi cuốn hơn những lời nói hoặc những bài giảng hay.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy đi loan báo Lời Chúa cho mọi người, nhất là những người đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Người đi theo Chúa phải là người luôn luôn xây dựng và cổ võ sự hiệp nhất, sống tình huynh đệ và yêu thương, trở nên chứng nhân cho Lời Chúa bằng hành động.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaWed, 31 Jan 2024 07:28:59 +0700
Suy Niệm Tin Mừng Thứ Năm Tuần 4 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/17624-suy-niemtin-mung-thu-nam-tuan-4-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/17624-suy-niemtin-mung-thu-nam-tuan-4-mua-thuong-nienSuy Niệm Tin Mừng Thứ Năm Tuần 4 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Tin Mừng Thứ Năm Tuần 4 Mùa Thường Niên

Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. (Mc 6, 7-13)
01/02/2024
THỨ NĂM TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN

Mc 6, 7-13

SỨ MẠNG RAO GIẢNG
Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. (Mc 6, 7-13)

Suy niệm: Qua Bí Tích Rửa tội, người Kitô hữu được lãnh nhận 3 chức vụ: Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ. Do đó sứ mệnh Rao Giảng hay Truyền giáo làm nên bản chất của Kitô hữu. Họ hành động với lòng nhiệt thành các đặc sủng: giải phóng tâm hồn bị ràng buộc bởi tội ác – chữa lành bệnh tật thân xác – khơi dậy lòng sám hối – làm tăng trưởng Đức Tin và cải thiện đời sống. Bạn có tin rằng nếu mỗi Kitô hữu trung thành với sứ vụ Ngôn sứ của mình thì chẳng bao lâu Giáo Hội sẽ được phát triển và lớn mạnh không?

Mời Bạn: Bạn nghĩ sao về sứ mệnh mà bạn đã lãnh nhận ngày Bạn chịu ơn Bí tích Rửa Tội? Rao giảng Tin Mừng là gì, nếu chẳng phải là loan báo và làm chứng cho mọi biết người Chúa yêu thương họ ? Nhưng để cho lời chứng của chúng ta trở nên “khả tín” chính chúng ta phải sống và cảm nghiệm tình yêu đó trước đã! Miệng chỉ nói ra điều gì tràn đầy trong lòng.

Chia sẻ: Bạn muốn trở nên Tông đồ của Chúa không? Tông đồ không phải là một công chức chỉ làm việc theo giờ hành chánh mà là người tự nguyện lo cho việc Nước Trời vì Chúa đã nói: ”Điều gì anh em đã nhận lãnh cách nhưng không thì phải trao ban lại cách nhưng không” (Mt 10, 8).

Sống Lời Chúa: Cầu nguyện cho một người bạn lương dân được ơn nhận biết Chúa và xin cho mình sẵn sàng làm chứng về Chúa cho người ấy.

Cầu nguyện: Chúa ơi, xin Ngài hãy mở tâm lòng khép kín của con ra! Ước chi tiếng kêu thảm thiết của Thánh Tông Đồ Phaolô vang vọng mãi trong tâm hồn con: ”Khốn cho tôi, nếu tôi không Rao giảng Tin Mừng”!

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyWed, 31 Jan 2024 07:17:18 +0700
Mỗi Tuần Một Từ Ngữ - Bài 36: Nữ Nhà Báo Và Nữ Ký Giảhttp://gxthohoang.net/quà-tặng/item/17623-moi-tuan-mot-tu-ngu-bai-36-nu-nha-bao-hay-nu-ky-giahttp://gxthohoang.net/quà-tặng/item/17623-moi-tuan-mot-tu-ngu-bai-36-nu-nha-bao-hay-nu-ky-giaMỗi Tuần Một Từ Ngữ - Bài 36: Nữ Nhà Báo Và Nữ Ký Giả
  Mỗi Tuần Một Từ Ngữ - Bài 36: Nữ Nhà Báo Và Nữ Ký Giả

Nữ nhà báo: “nhà báo” là tiếng thuần Việt nên phải dùng văn phạm xuôi. Vì thế, khi một người nữ làm nhà báo thì gọi là “nhà báo nữ”. Không thể nói: “nữ nhà báo”. Nữ ký giả: “ký giả” là tiếng Hán Việt nên phải dùng văn phạm ngược. Vì thế, khi một người nữ làm ký giả thì gọi là “nữ ký giả”, cũng có thể nói: “nữ phóng viên”.

MỖI TUẦN MỘT TỪ NGỮ

NỮ NHÀ BÁO HAY NỮ KÝ GIẢ


1. Nữ nhà báo

“nhà báo” là tiếng thuần Việt nên phải dùng văn phạm xuôi. Vì thế, khi một người nữ làm nhà báo thì gọi là “nhà báo nữ”. Không thể nói: “nữ nhà báo”.
Thí dụ:

- Có một nhà báo nữ người Ý vừa bị sát hại.

- Ngày nay, nhiều nhà báo nữ rất năng nổ.

2. Nữ ký giả

“ký giả” là tiếng Hán Việt nên phải dùng văn phạm ngược. Vì thế, khi một người nữ làm ký giả thì gọi là “nữ ký giả”, cũng có thể nói: “nữ phóng viên”.
Thí dụ:

- Nữ ký giả nổi tiếng người Ý đã từ trần.

- Báo Tuổi Trẻ có nhiều nữ phóng viên xuất sắc.

 

https://giaophanphucuong.org/tieng-viet-online/moi-tuan-mot-tu-ngu---bai-36-nu-nha-bao-va-nu-ky-gia-23664.html

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Quà tặngWed, 31 Jan 2024 07:09:10 +0700
Thôi hững hờhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17622-thoi-hung-hohttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17622-thoi-hung-hoThôi hững hờ
    THÔI HỮNG HỜ

 

Thứ Tư Tuần IV Thường Niên Năm Chẵn

THÔI HỮNG HỜ

“Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao?”.

Nói về cái chết của Gioan Tẩy Giả, một nhà tu đức viết, “Ai cố giữ sự sống cho mình, bảo vệ nó như ông vua tham tàn hay người đàn bà đầy cừu hận, hoặc người con gái hững hờ, hơi giống trẻ vị thành niên… thì vô tình, sự sống chết héo, trở nên vô dụng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu trở lại quê nhà và những người đồng hương vô thừa nhận Ngài. Lời Chúa mời gọi bạn và tôi ‘thôi hững hờ’ trước quà tặng của Chúa!

“Bởi đâu ông ta được như thế? Trước những dấu chỉ cho thấy nguồn gốc và sứ mệnh thực sự của Chúa Giêsu, đồng hương của Ngài sửng sốt và kinh ngạc. Ngài tỏ cho thấy quyền năng siêu việt của Thiên Chúa, giờ đây, thể hiện nơi những gì thuần tuý tự nhiên qua con người biệt danh “Bác thợ, con bà Maria”. Những phép lạ, những lời nói và việc làm mạnh mẽ của Ngài chỉ ra nguồn gốc thần linh của mình; đồng thời, mời gọi họ tin. Đó là một lời mời bỏ lại phía sau phạm trù hững hờ về một Giêsu như chỉ là một hàng xóm tốt bụng mà họ có thể có với Ngài trước đây; để từ đó, đón nhận món quà Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ. Điều này có nghĩa là họ cần thay đổi, hoán cải và ‘thôi hững hờ’.

Ai từ chối yêu thương sẽ đối nghịch với tình yêu. Ghen ghét - cụ thể là căm ghét những điều siêu nhiên. Đó là một thảm kịch đang diễn ra trong nền văn hoá đương đại, nó làm nảy sinh các lực lượng phản Phúc Âm hoá. Về phần mình, chúng ta coi đó là một hy sinh hầu dành cho Thiên Chúa vị trí ưu tiên trong dòng chảy bình thường của cuộc sống mình. Để làm được điều này, bạn cần hy sinh ý thức tự lập, hy sinh tính phù phiếm; bởi lẽ, nó cản trở nỗ lực tôn thờ Thiên Chúa vì chúng mang lại rất ít hoặc không nhận được sự tán thưởng nào từ những người chung quanh. Cần hy sinh sự thoải mái của chủ nghĩa tự nhiên ‘theo chiều ngang’ về mọi thứ. Sự hy sinh này là một công việc yêu thương, ‘thôi hững hờ’, hầu đáp lại lời mời gọi của Chúa để chia sẻ sự sống của Ngài.

Bài đọc Samuel hôm nay cho thấy điều tương tự nơi một vị vua phạm tội, Đavít. Vậy mà Đavít không nỡ vô tình khi Thiên Chúa đánh phạt ông trên dân, “Ngài coi, chính con đã phạm tội, chính con có lỗi; nhưng đàn chiên đó đã làm gì? Xin tay Ngài cứ đè trên con và nhà cha con!”. Ông nài xin Thiên Chúa, “Lạy Chúa, xin tha thứ tội vạ cho con!” - Thánh Vịnh đáp ca; và Thiên Chúa cũng đã ‘thôi hững hờ’, Ngài thương tha thứ!

Anh Chị em,

“Bởi đâu ông ta được như thế?”. Có dấu hiệu nào trong cuộc sống cho thấy Chúa Giêsu đang tìm cách thay đổi tôi, thay đổi các hành vi của tôi để tôi có thể sống đức tin và bác ái nhiều hơn? Tôi còn kháng cự được bao lâu trước khi bị lòng tốt của Ngài chinh phục? Đừng để nó trở thành thảm kịch của chính mình! Chúa Giêsu đến chỉ để mưu cầu hạnh phúc và nâng cao cuộc sống của chúng ta cho đẹp đẽ hơn, sâu sắc hơn về ý nghĩa; phong phú hơn về hoa trái. Điều duy nhất Ngài cần là đức tin tích cực và vô điều kiện của chúng ta. Không có nó chúng ta sẽ làm tê liệt khả năng hành động của Ngài. Buồn biết bao khi chúng ta dễ dàng từ chối một món quà đẹp đẽ và vị tha đến như vậy!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con ‘chết héo’ hoặc trở nên vô dụng khi con hững hờ và hời hợt trước những quà tặng xác hồn của Chúa!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưWed, 31 Jan 2024 06:53:46 +0700
Lòng nhânhttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/17621-long-nhanhttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/17621-long-nhanLòng nhân
  LÒNG NHÂN ...

Ở đời, có những kẻ tán tận lương tâm, hút máu đồng loại như những câu chuyện chúng ta thấy xảy ra trong cơn đại dịch cũng như đâu đó trong cuộc đời. Thế nhưng rồi giữa cái chợ đời có những kẻ bất nhân như thế lại có ...

Chuyện thứ nhất :

Câu chuyện xảy ra là trên đường đi hái tiêu thuê về, vì tránh chiếc xe càng, anh chàng người Eđê va vào chiếc xe bán tải đậu bên vệ đường. Hậu quả là chiếc xe bán tải bị trầy xước và bể đèn xi nhan.

Biết lỗi mình đã gây ra. Không thấy chủ xe đâu hết. Người gây ra hậu quả bể đèn xi nhan đã ngồi ở vệ đường chờ gặp cho bằng được chủ xe.

1 giờ và thêm 30 phút nữa. Chủ xe xuất hiện.

Chàng thanh niên Eđê thú lỗi với anh chủ xe rằng anh đã gây ra chuyện với xe của anh. Chủ xe hỏi thăm thì chàng thanh niên nói đi hái tiêu về. Chủ xe hỏi nhiêu ngày. Chàng thanh niên nói được 250 ngàn. Giờ đây anh xin bồi thường 200 và xin giữ lại 50 để mua sữa cho con.

Đứng trước tình thế đó. Chủ xe cầm 200 và đưa lại cho chàng thanh niên và nói : Cầm lấy số tiền này về mà lo cho gia đình. Mai quay lại tính. Xe tôi có bảo hiểm. Tôi sẽ báo bảo hiểm.

Như đã hẹn. Ngày hôm sau chàng thanh niên người Êđê đến và mang theo một túi cà phê gọi là tặng cho anh chủ xe bán tải. Chủ xe bán tải thì chuẩn bị 1 bao quần áo cũ trên xe. Gặp chàng thanh niên và anh chủ xe bán tải đưa cho anh bao quần áo cùng với 500 ngàn. Chàng thanh niên Êđê xin nhận bao quần áo và không nhận tiền. Chủ xe nhận của chàng thanh niên túi cà phê gọi là quà.

Câu chuyện nghe chừng ảo tưởng nhưng có thật. Có hình ảnh của 2 nhân vật trong câu chuyện có thật 100% này.

Giữa cái chợ đời này sao lại có những con người như thế ? Va quẹt xe không thấy chủ thì vội vàng đi đi chứ ! Sao lại ở lại chờ chủ xe như thế ? Và sao chủ xe lại nhân hậu như thế ? Không đòi tiền đền bù mà còn cho quà cho người gây tai nạn nữa.

Chuyện thứ hai :

Cùng gia đình, Chị xa quê hương để lập nghiệp. Chả cao sang quý phái. Hàng ngày vẫn buôn bán ở cái quầy hàng nhỏ của gia đình. Cứ chắt chiu được đồng nào hay đồng đó và có cái máu ... từ thiện.

Chả giàu sang phú quý nhưng cái lòng được cái cứ hướng về người nghèo.

Thông qua người em họ còn lại ở quê nhà, Chị vẫn cứ chia sẻ cho những mảnh đời bất hạnh.

Cái Tết này, xem chừng ra tốn cũng bộn bộn chứ không vừa.

Với danh sách 113 người lọc thận trong tay. Chị cho biết chị gửi cho mỗi người 500 ngàn gọi là chút gì đó. 500 ngàn nhưng với 113 người thì thầm tính hơn 55 triệu chứ đâu phải là ít.

Âm thầm qua người anh họ, Chị chia sẻ với họ. Chị không cần lên mạng, không cần khoe cho ai cả.

Người em nhắn lại : Đến nhìn 113 người như 113 bóng ma. Da mặt kiểu thiếu hồng cầu nên cứ thâm. Nhìn họi có người không cấy được cầu thận ở tay phải phải cây lên cạnh tai Cuộc sống chui rúc. Khi tuyên bố biếu mỗi người 500 ngàn em không tưởng được khuôn mặt họ rạng rỡ cỡ nào đâu !

Nhìn hình và đọc tin nhắn đó sao mà xót quá !

Đời ! Có kẻ ăn không hết có người lần không ra.

Giữa cái chợ đời mà người ta vẫn có tâm lý là vun vén đó thì lại có người lại cứ tha thiết để cho đi. Cứ như cái chuyện cho đi là cái chuyện mà họ phải làm vậy. Và điều lạ là họ làm trong âm thầm và kín đáo.

Cũng cái chị này. Chị vẫn cứ âm thầm trao cho tôi để tôi chia sẻ cho người khác bất cứ khi nào ai cần trong khả năng của Chị.

Hôm nọ, mới nghe tôi kể câu chuyện 4 đứa con nhỏ bơ vơ của 2 vợ chồng phạm tội bán con phải lãnh án tù thì Chị nhắn ngay : “Cha tìm cách liên lạc để con bảo trợ bọn nhỏ nhé !”

Thương chưa ! Một tấm lòng quá quãng đại. Một lòng nhân giữa chợ đời.

Chuyện thứ ba : Biết nhau qua mạng. Em nhắn : “Cha ! Con không có đi làm. Con tiết kiệm. Cha cho con gửi chút xíu chia sẻ bác ái nha Cha”.

Chia sẻ thì nhận. Lát sau tin nhắn vào 200 ngàn

Lại một người nữa : “Con có chút xíu biếu Cha. Cha đừng chê nhé !”.

Chê cái gì mà chê ! Lòng mà lấy gì chê ! Lát sau nhận 500.

Khi nhận bài viết kể về người không có phương tiện đi làm. Thế là Chúa lại gửi đến cho vài lòng nhân. Vài lòng nhân ấy đủ để gói ghém phương tiện giúp người nghèo.

Một chị việt kiều Úc đang về thăm quê hương. Qua người thân. Chị chuyển đúng số tiền mà tôi cần chuyển đến cho người nghèo. Món quà thật bất ngờ đến từ người chưa bao giờ gặp mặt như thế này.

Nhận chuyển khoản mà con mắt mình phải banh ra để đọc vì không ngờ là số tiền nó vừa đủ để cho chuyện mình cần chia sẻ.

Lòng nhân của những người thân quen là như vậy

Chuyện thứ tư : Khi nào rảnh kể tiếp

Đời ! Cũng vui và cũng đáng sống. Sống để nhận và để cho hay để cho và để nhận.

Bớt bớt đi những chuyện tham sân hận của con người để dành thời gian nghĩ đến những chuyện tốt cũng như những tấm lòng nhân hậu. Giờ để lo cho người nghèo, chia sẻ cho người nghèo và nhận từ những tấm lòng nhân hậu nó bít kín thời gian để không còn giờ để nghĩ tới ba cái chuyện lu sơ bu nữa.

Tạ ơn Chúa ! Cảm ơn những tấm lòng nhân hậu vẫn còn đó và có đó ở cuộc đời để chung chia chút gì đó cho những mảnh đời đau khổ.

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứTue, 30 Jan 2024 19:11:26 +0700