Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Displaying items by tag: Đức Thánh ChaGiáo xứ thổ hoànghttps://www.gxthohoang.netTue, 15 Apr 2025 12:36:51 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnCác sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha:https://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/17691-cac-su-diep-mua-chay-cua-duc-thanh-chahttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/17691-cac-su-diep-mua-chay-cua-duc-thanh-chaCác sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha:
  CÁC SỨ ĐIỆP MÙA CHAY CỦA ĐỨC THÁNH CHA

 

Năm 2024: Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do

Năm 2023: Khổ chế trong Mùa Chay - một con đường hiệp hành

Năm 2022: “Làm lành, ta đừng quản ngại từ nan; đến thời đến buổi, ta sẽ gặt, miễn là đã không bỏ buông trôi. Vậy bao lâu còn dịp, ta hãy làm lành đối với mọi người” (Gl 6, 9-10)

Năm 2021: “Này chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20,18) - Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu

Năm 2020: “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa” (2 Cr 5,20)

Năm 2019: “Muôn loài thụ tạo những trông ngóng nhìn thấy con cái Thiên Chúa được vinh hiển” (Rm 8,19)

Năm 2018: “Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi.” (Mt 24, 12)

Năm 2017: “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”

Năm 2016: “Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải lễ tế” (Mt 9,13)

Năm 2015: “Anh em hãy vững lòng” (Gc 5,8)

Năm 2014: “Người đã trở nên nghèo để làm cho anh em được giàu có nhờ cái nghèo của Người” (x. 2 Cr 8,9)

Năm 2013: Tin trong đức Ái khơi lên tình bác ái - “Chúng ta đã biết và đã tin vào tình Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (1 Ga 4, 16)

Năm 2012: “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 10,24)

Năm 2011: “Anh em đã được mai táng với Chúa Kitô trong Phép Rửa, anh em cũng sẽ được cùng sống lại với Người” (x. Cl 2, 12)

Năm 2010: “Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô” (x. Rm 3, 21-22)

Năm 2009: Tái khám phá lại ý nghĩa kitô giáo của việc thực hành chay tịnh

Năm 2008: “Chúa Kitô đã trở nên nghèo vì anh chị em” (2 Cr 8,9)

Năm 2007: “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19,37)

Năm 2006: “Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương” (Mt 9, 36)


 


WHĐ (15.02.2024)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuThu, 15 Feb 2024 16:12:59 +0700
Đức Thánh Cha: Truyền thông Công giáo không tuyên truyền hay tiếp thịhttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/17550-dtc-tt-cg-khong-tuyen-truyen-hay-tiep-thihttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/17550-dtc-tt-cg-khong-tuyen-truyen-hay-tiep-thiĐức Thánh Cha: Truyền thông Công giáo không tuyên truyền hay tiếp thị
  ĐỨC THÁNH CHA: TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO KHÔNG TUYÊN TRUYỀN HAY TIẾP THỊ

 

Vatican News (13.01.2024) – Ngày 12/01, do bị viêm phổi nhẹ, Đức Thánh Cha đã trao bài nói chuyện cho các nhà truyền thông của Giáo hội Pháp. Trong diễn văn này ngài nhận xét rằng hiện nay thách đố của một truyền thông tốt ngày càng phức tạp, phải đối diện với tinh thần thế tục: ám ảnh về kiểm soát, quyền lực, thành công; với ý tưởng là những vấn đề trước hết là vật chất, công nghệ, tổ chức và kinh tế.

Đức Thánh Cha nói trước khó khăn này điều quan trọng là phải truyền thông bằng trái tim, lắng nghe bằng con tim, nhìn bằng trái tim những gì mà người khác không thấy được, để chia sẻ và kể lại, đảo ngược cái nhìn và phạm trù của thế giới.

Ngài nhấn mạnh đối với những nhà truyền thông Công giáo, thì truyền thông không phải là lấn át tiếng nói của người khác, không phải là sự tuyên truyền, nhưng đôi khi cũng cần phải im lặng. Truyền thông không phải là tập trung mọi thứ vào tổ chức, không phải là hoạt động tiếp thị, hay áp dụng kỹ thuật.

Đức Thánh Cha đề cập đến ba điều quan trọng cho hành trình của truyền thông Công giáo:

Trước hết là chứng tá. Ngài lưu ý rằng lời nói, hình ảnh là cách thức để chia sẻ chứng tá. Mặc dù Giáo hội Pháp đang trải qua hành trình thanh luyện nhưng sau những khoảng khắc đen tối thường là ánh sáng. Vì thế Đức Thánh Cha mời gọi mọi người không ngần ngại chia sẻ qua truyền thông tất cả những điều tốt đẹp diễn ra trong các Giáo phận, hội dòng, các phong trào. Với truyền thông, không ngại xây dựng sự hiệp thông trong Giáo hội và tình huynh đệ trong thế giới.

Thứ hai là can đảm. Đức Thánh Cha khẳng định lòng can đảm đến từ sự khiêm tốn và nghiêm túc trong nghề nghiệp, điều này làm cho truyền thông trở thành một mạng lưới gắn kết đồng thời mở ra, hướng ngoại. Ngài nói: “Tôi biết điều này không dễ. Nhưng đây là sứ vụ của anh chị em. Và ngay cả khi người nhận dường như thờ ơ, hoài nghi, chỉ trích, anh chị em đừng nản lòng. Hãy chia sẻ niềm vui Tin Mừng, tình yêu làm cho chúng ta nhận biết Chúa và hiểu thế giới. Những người nam nữ của thời đại chúng ta khao khát Chúa, tìm kiếm một cuộc gặp gỡ với Người và tìm kiếm Người qua anh chị em”.

Và thứ ba là cái cái nhìn mở rộng. Điều này sẽ giúp chúng ta nhìn được toàn thế giới trong vẻ đẹp và sự phức tạp của nó. Giữa những tin tức không đúng của thời đại, việc không thể nhìn thấy được điều chính yếu, khám phá ra rằng những gì hiệp nhất chúng ta thì luôn lớn hơn những gì chia rẽ chúng ta, và điều đó phải được truyền đạt bằng sự sáng tạo phát xuất từ tình yêu.

Ở điểm này, Đức Thánh Cha khẳng định: “Sự thật bị bỏ qua, nhưng chính bác ái giải thích tất cả. Tất cả trở nên rõ ràng - ngay cả việc giao tiếp của chúng ta - khởi từ một con tim nhìn bằng tình yêu thương”.


Nguồn: vaticannews.va/vi

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuSun, 14 Jan 2024 07:31:14 +0700
Chung quanh dự án Đức Thánh Cha viếng thăm Ucrainahttps://www.gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/14709-chung-quanh-du-an-duc-thanh-cha-vieng-tham-ucrainahttps://www.gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/14709-chung-quanh-du-an-duc-thanh-cha-vieng-tham-ucrainaChung quanh dự án Đức Thánh Cha viếng thăm Ucraina
  Chung quanh dự án Đức Thánh Cha viếng thăm Ucraina  

ĐTC tiếp tổng thống Ucraina, Volodymyr Zelenski, ngày 08/02/2020  (Vatican Media)

“Tôi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể, và Tòa Thánh, đặc biệt ngành ngoại giao, ĐHY Parolin, Đức TGM ngoại trưởng Gallagher đang làm mọi sự... Một cuộc viếng thăm Ucraina là một trong những khả thể...”, Đức Thánh Cha đã trả lời như trên cho giới báo chí trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Malta về Roma chiều tối Chúa Nhật 3/4/2022. Dự án này như thế nào?

 

Trong cuộc phỏng vấn, ĐTC nói rằng: “Cuộc viếng thăm mà nhiều người hỏi tôi, đó là: tôi có đến thăm Kiev, thủ đô Ucraina hay không. Tôi thành thực nói, nếu có thể tôi sẵn sàng. Vấn đề đang được cứu xét nhưng tôi không biết có thể thực hiện được không.”

Bối cảnh dự án viếng thăm Ucraina

Chúa nhật 10/4 này, chiến tranh tại Ucraina bước sang ngày thứ 46, nhưng chưa có dấu hiệu gì báo trước sẽ chấm dứt. Nhân dân và đất nước Ucraina tiếp tục chịu đau khổ và tàn phá. Tính đến thứ Tư 6/4 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng 21 lần lên án chiến tranh tại Ucraina và đặc biệt ngài hôn lá cờ Ucraina ngài nhận được từ thị trấn Bucha gần thủ đô Kiev, sau khi quân Nga rút khỏi, người ta khám phá thấy hơn 300 thường dân bị thảm sát tại đây.

Từ những ngày trước đó, nhiều nhân vật đạo đời từ Ucraina đã thỉnh cầu Đức Thánh Cha đến viếng thăm nước này càng sớm càng tốt và chính ngài đã hơn một lần bày tỏ sự sẵn sàng. Nhưng dự án này có thể tiến hành không trong hoàn cảnh hiện nay?

Lời mời từ phía Ucraina

Thực vậy, từ lâu tổng thống Zelensky của Ucraina cũng như thị trưởng thành Kiev đã mời Đức Thánh Cha đến viếng thăm nước này. Và tân đại sứ Ucraina cạnh Tòa Thánh, sau buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha và cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh dành cho ông sáng ngày 7/4 vừa qua, khi ông đến trình thư ủy nhiệm, ông cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận về nhiều vấn đề thời sự, đặc biệt là việc Đức Thánh Cha có thể viếng thăm Ucraina. Tôi đã trình bày những lý lẽ bổ túc, giải thích tại sau một cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng cần phải được thực hiện sớm bao nhiêu có thể và trong hoàn cảnh hiện nay”.

Về phần Đức TGM trưởng Sviatoslav Shevchuk, Thủ lãnh của Giáo Hội Công Giáo Ucraina nghi lễ đông phương, ngài nhiều lần bày tỏ xác tín rằng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chiến tranh hiện nay có thể là một dấu chỉ hòa bình mạnh mẽ. Đức TGM cho biết: “Chúng tôi, chính quyền và giáo quyền, đang làm việc để cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha có thể diễn ra... Chúng tôi muốn rằng ngài đến Ucraina sớm bao nhiêu có thể... Hoàn cảnh chiến tranh hiện nay không phải là chướng ngại chính cản trở cuộc viếng thăm này... Tôi đã nói chuyện gần đây với Đức Thánh Cha và ngài xác quyết với tôi rằng ngài sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt chiến tranh tại Ucraina. Chúng tôi chân thành chờ đợi ngài ở Ucraina”.

ĐHY Parolin

Về phần Đức Thánh Cha Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican hôm 7/4 vừa qua, đã trả lời câu hỏi về việc Đức Thánh Cha đến thăm thủ đô Kiev, và nói: “Cần phải có các điều kiện. Và dường như có, vì từ phía Ucraina chính quyền luôn xác quyết và bảo đảm sẽ không có nguy hiểm. Họ trưng dẫn các cuộc viếng thăm mà các vị lãnh đạo khác đã và còn sẽ thực hiện tại Ucraina. Dường như bà Chủ tịch nghị viện Âu Châu đã đến đó và bà Chủ tịch Ủy ban hành pháp Âu Châu cũng sẽ đi. Tôi nghĩ sau cùng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Kiev là điều không bị cấm đoán, và có thể thực hiện được. Nhưng hiện nay đang có sự thẩm định các hậu quả của cuộc viếng thăm, trong số này có tương quan với Giáo Hội Chính Thống Nga, một tình trạng tế nhị. Điều chắc chắn là Đức Thánh Cha không đi để đưa ra một lập trường bênh vực bên nay hay bên kia, như ngài vẫn luôn làm trong tình trạng hiện nay. Nhưng cũng cần để ý đến khía cạnh này trong sự cứu xét chung có thể hay không có thể thực hiện cuộc viếng thăm tại Ucraina”.

Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina

Trước đó trong cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo “Il Messaggero” (Người sứ giả) ở Roma, Đức TGM Visvaldas Kulbodas, người Lituania, Sứ thần Tòa Thánh tại thủ đô Kiev, cho biết một số điều thực tế:

“Một chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Ucraina qua ngả Ba Lan là điều có thể, nhưng đi đường bộ như thế chắc chắn là mệt. Khi đến từ Roma, bạn cần nửa ngày để đi tới Ba Lan, và từ đó đi tới thành Lvov. Nếu đến thủ đô Kiev chắc chắn là mất cả ngày để nghỉ ngơi. Vì thế hành trình mất một ngày đi và một ngày về!”.

“Tại Kiev, mọi sự đều tùy thuộc tình trạng quân sự hôm đó. Ví dụ thứ Bảy là một ngày tương đối yên hàn, người ta không nghe thấy đạn rocket hay máy bay oanh tạc. Chúng tôi không phải xuống hầm trú ẩn.

“Về việc Đức Thánh Cha muốn đến Kiev, có vấn đề chính cần được giải quyết. Chắn chắn sự hiện diện của ngài tại đây là một biểu tượng rất quan trọng, nhưng cũng có khía cạnh an ninh: tôi muốn nói đến an ninh cho những người thường đến gặp Đức Thánh Cha. Vì thế không thể tránh né các câu hỏi ai có thể gặp Đức Thánh Cha và ngài có thể làm gì? Có những điều kiện tối thiểu để di chuyển hay không? Dĩ nhiên có thể nghĩ tới một cuộc di chuyển rất ngắn, không có sự tháp tùng của nhiều người và không có những cuộc gặp gỡ đông người. Tuy nhiên trong lúc này vẫn còn là điều không thực tế và rất rủi ro khi tổ chức một cuộc viếng thăm với rất ít những biến cố công cộng hoặc thực hiện chuyến đi bình thường với các ký giả đi kèm.”

Quan hệ với Nga

Ngoài vấn đề hậu cần và an ninh trên đây, Đức Sứ Thần Tòa Thánh cho biết cũng có những vấn đề khác cần cứu xét trong quan hệ với Nga: “tôi nghĩ là Nga không ủng hộ dự án viếng thăm của Đức Thánh Cha, nhưng tôi không có thẩm quyền và nó tùy thuộc các vị tại Tòa Thánh thẩm định chung. Tôi chỉ có một số hình ảnh lẻ tẻ trước mắt tôi. Chắc chắn là với những hoàn cảnh như vậy, một cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là điều ngoại thường, và đó không phải là một cuộc tông du thực sự với các cuộc gặp gỡ dân chúng. Dầu vậy tôi có thể tưởng tượng có những lúc đặc biệt với một dân tộc đang chịu đau khổ, như thánh lễ tại nhà thờ chính tòa, và có thể một cuộc gặp gỡ với Hội đồng các Giáo Hội Kitô, một tổ chức rất đoàn kết trong lúc này. Nhưng đây chỉ là những phân tích mà thôi”.

Tân Đại sứ Ucraina cạnh Tòa Thánh

Về phần đại sứ Ucraina cạnh Tòa Thánh, Ông Andrij Jurash cho biết thêm rằng Nga đang tìm mọi cách để cản trở, chính thức hoặc không chính thức, dự án của Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Ucraina vì đây là dấu chỉ rõ ràng ngài ủng hộ Ucraina.

Tuyên bố hôm 5/4 vừa qua với trang mạng “Crux” ở Mỹ, Đại sứ Ucraina tin chắc rằng mọi nước khác đều ủng hộ ý tưởng của Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Kiev.

Trả lời câu hỏi về vấn đề an ninh trong cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha, Đại sứ Jurash nói rằng Ucraina sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của mình để bảo vệ an ninh cho Đức Thánh Cha và ông cũng tin rằng Nga cũng làm như vậy, vì chắc chắn Nga không muốn để cho Đức Thánh Cha bị giết trong cuộc viếng thăm như vậy: “Tôi nghĩ Nga hiểu rằng nếu làm như vậy thì có nghĩa là Nga sẽ chấm dứt sự hiện hữu của mình trong thế giới văn minh. Cả khi Nga muốn cản trở cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Ucraina, thì chính người Nga vẫn phải quan tâm đến diễn tiến an toàn của cuộc viếng thăm như vậy.”

Đại sứ Jurash cho biết dự án viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Ucraina đã được cứu xét từ nhiều ngày. Theo ông, cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha, một trong những vị lãnh đạo tôn giáo ảnh hưởng nhất trên thế giới, đến Ucraina tại Nhà thờ Chính tòa thánh Sophia ở thủ đô Kiev hơn 1 ngàn năm này, không những đó là một kinh nguyện cho hòa bình, nhưng còn là một lời kêu gọi mọi nước trên thế giới, giúp đỡ Ucraina trong việc tái thiết đất nước” (Crux 5-4-2022)

G. Trần Đức Anh O.P

(Vatican News 09.04.2022)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tin đó đâyTue, 12 Apr 2022 07:15:21 +0700
Phỏng vấn Đức Thánh cha về các vấn đề tại Vaticanhttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/12089-phong-van-duc-thanh-cha-ve-cac-van-de-tai-vaticanhttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/12089-phong-van-duc-thanh-cha-ve-cac-van-de-tai-vaticanPhỏng vấn Đức Thánh cha về các vấn đề tại Vatican
  Phỏng vấn Đức Thánh cha về các vấn đề tại Vatican


Đức Thánh cha Phanxicô thông báo sắp ban hành các biện pháp mới tại Vatican để chống nạn tham nhũng, đồng thời ngài cũng nhìn nhận rằng đây là một vấn đề đã có từ lâu.


Nạn tham nhũng


Đức Thánh cha cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Adnkronos ở Italia, truyền đi ngày 30/10/2020 vừa qua. Nhắc đến những xì căng đan tài chánh gần đây tại Vatican, Đức Thánh cha nhìn nhận vấn đề tham nhũng là vấn đề cổ xưa được truyền lại và biến đổi qua các thế kỷ; các vị tiền nhiệm của ngài đều tìm cách loại bỏ. Ngài nói: “Rất tiếc là nạn tham nhũng là điều cứ lập đi lập lại. Có người đến dọn dẹp, tái lập trật tự, rồi sau đó lại tái xuất hiện. Dầu sao Giáo hội vẫn vững mạnh, nhưng tham nhũng là một vấn đề sâu đậm. Đầu triều đại của tôi, tôi đã đến gặp Đức Biển Đức XVI. Người chuyển cho tôi một hộp hồ sơ lớn và nói: “Trong này có tất cả những tài liệu về những tình trạng khó khăn nhất. Tôi đã đi tới được mức này, tôi đã can thiệp, đã đẩy đi xa những người ấy… nay đến lượt Đức Giáo hoàng”.


Đức Thánh cha Phanxicô nói tiếp: “Tôi đã không làm gì khác hơn là đón nhận ‘bánh lái’ từ Đức Giáo hoàng Biển Đức, và tôi tiếp tục công việc của người”.


Đức Thánh cha cho biết ngài được kêu gọi để chống lại tham nhũng, cải tổ tại Giáo triều. “Một ngày nào đó, Chúa sẽ phán xét tôi xem tôi đã làm tốt hay xấu. Thành thực mà nói tôi không lạc quan lắm, nhưng tôi tin tưởng nơi Chúa, tín nhiệm nơi những người trung thành với Chúa”.


Đức Thánh cha xác nhận là ngài có chiến lược cụ thể nào để giải quyết nạn tham nhũng tại Vatican. “Kế hoạch là thông thường, đơn giản, và tiếp tục tiến bước, đừng dừng lại… Điều quan trọng là có những tiến bộ nho nhỏ, cụ thể”. Đức Thánh cha cũng nhắc đến những cải tổ ngành tư pháp tại Vatican trong những năm gần đây.


Tương quan với vị tiền nhiệm Biển Đức XVI


Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh cha Phanxicô bác bỏ những tin đồn cho rằng luôn có sự đối nghịch giữa ngài và Đức Giáo hoàng tiền nhiệm, thậm chí người ta đi tới chỗ kể rằng giữa tôi và Đức Biển Đức XVI, chúng tôi đã tranh luận với nhau ngôi mộ nào dành cho tôi, mộ nào dành cho ngài!” Đức Thánh cha nói: “Thật ra, Đức Biển Đức đối với tôi là người cha và là một người anh, trong thư tôi vẫn ghi thêm “với tình con thảo và huynh đệ”. Tôi thường đến gặp ngài, nhưng thời gian gần đây thì ít hơn, chỉ vì tôi không muốn làm mệt cho ngài. Tương quan thật là tốt, chúng tôi thỏa thuận về những gì phải làm. Đức Biển Đức là người rất tốt, là hiện thân của sự thánh thiện. Không có vấn đề giữa chúng tôi, mỗi người có thể nói và nghĩ điều mình muốn.”


Những lời phê bình


Đức Thánh cha Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng đối với ngài, “những lời phê bình là dịp để tự kiểm thảo, nhưng ngài nhìn nhận rằng đó không phải là dễ dàng. Không ai thích những nhận xét chỉ trích, nhất là khi những lời chỉ trích ấy như những cái tát vào mặt hoặc khi những lời chỉ trích ấy được đưa ra với ác ý”.


Sau cùng, Đức Thánh cha nhắc lại rằng ngài vẫn thường xuyên khám sức khỏe và có thể ngài sẽ từ chức, khi sức lực thể lý của ngài không còn nữa. (Adnkronos 30-10-2020)


G. Trần Đức Anh, O.P.

Nguồn: vietnamese.rvasia.org

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuWed, 04 Nov 2020 05:58:18 +0700
Cảnh giác di chúc mạo danh Đức Thánh Cha Gioan Phaolo IIhttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/10936-canh-giac-di-chuc-mao-danh-duc-thanh-cha-gioan-phao-lo-2https://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/10936-canh-giac-di-chuc-mao-danh-duc-thanh-cha-gioan-phao-lo-2Cảnh giác di chúc mạo danh Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II
  CẢNH GIÁC DI CHÚC MẠO DANH ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II

1. Gần đây lại xuất hiện thông tin mạo danh di chúc của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II

(Nói 'lại xuất hiện', bởi cách đây vài năm chúng đã xuất hiện và đã bị... vạch mặt).

Không hiểu sao chúng tái xuất giang hồ, lần này xem ra vẫn còn nhiều người tin, chia sẻ, ở mức độ nhiều.

Để nặng ký, ‘di chúc’ chú thích: Trích dịch “Di chúc của ÐTC-GP II”, theo bản tiếng Anh của cha Lorenso thuộc Bộ Giáo Lý Ðức tin, Rôma.

Nói mạo danh, bởi rất đơn giản, vì văn phong mang tính ‘dọa dẫm’ hoàn toàn không có trong tính cách và con người cũng như hành văn của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II;

Nếu người có Đức tin trưởng thành, có vốn giáo lý căn bản cũng dễ nhận ra giọng văn ít nhiều có tính ‘chiêu dụ’… rẻ tiền, kiểu: ‘phổ biến một bản kinh này cho một người thì các con được hưởng một ơn tiểu xá, cứ 100 người thì được một ơn đại xá. Và khi các con rời thế gian này, sẽ được các Thiên Thần đưa về Trời, hưởng hạnh phúc muôn đời’- càng không phải văn phong của ĐTC Gioan Phaolo II.

Điều đáng nói bản di chúc này thấy xuất hiện trên trang Facebook của nhiều người nghiêm túc, trong đó có Nhà văn Công giáo đáng kính với nguồn dẫn từ trang Giáo phận X có uy tín.

Tớ kiểm chứng đường link dẫn bài thì không mở được; mở trang Giáo phận X kiểm tra thì không thấy bài đăng.

Dẫu vậy tớ cũng liên hệ trực tiếp Tòa Giám mục Giáo phận đang kính này, xin kiểm chứng, Người phụ trách đón nhận, cảm ơn và nói sẽ chuyển ngay cha phụ trách trang Giáo phận…

Tớ còn… liều dài hơi gởi thêm mail trình bày riêng đến TGM giáo phận X, kể cả Đức cha Giáo phận đáng kính.

2. Để Bạn tự kiểm chứng, xin gởi Bạn:

i . Đoạn trích 'di chúc’ mạo danh mang tính hăm dọa

ii. Bản Di chúc của ĐTC Gioan Phaolo II (bản dịch nguyên bản)

2.i. Di chúc được cho mạo danh ĐTC Gioan Phaolo II:

Trích Di chúc của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

(Qua đời ngày 02.04.2005 áp lễ kính Lòng Chúa Thương Xót)

"Các con thân mến!

Hiện nay các con đang sống trong thời đại đầy gian nguy và thử thách. Các con hãy cố gắng kiên tâm vững tin vào Lời Chúa.

Chính Chúa Giêsu đã hiện ra nói với cha, nhờ cha thông báo lại cho các con những sứ điệp này: “Các con hãy cầu khẩn Thiên Chúa các con, giải trừ nguy nan trong thế giới sắp sụp đổ này”.

Các con thân mến, khi cha ra đi cũng chính là lúc những biến cố thảm họa sẽ đổ xuống thế giới này: chiến tranh ngày càng lan rộng, động đất khắp nơi, các cuộc đại nạn lớn lao sẽ xảy ra, tại các nước lớn như Nhật bản, Trung quốc, Philippin.

Các con là những người cha tin yêu nhất, là những người con thuộc dòng dõi Ðavít [1], các con hãy kêu xin cùng Thiên Chúa, bằng cách các con đọc kinh cầu nguyện:

Với những lời kinh tha thiết sau đây:

Xướng: Xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót chúng con!

Ðáp: Vì Chúa đã sinh ra chúng con, và đặt chúng con trên trái đất này.

Xướng: Xin an ủi nâng đỡ chúng con trong lúc gian nguy.

Ðáp: Vì Chúa là nguồn an ủi của chúng con.

Xướng: Xin xua đuổi những giặc thù xa chân chúng con.

Ðáp: Vì Chúa là Ðấng đã bảo vệ chúng con.

Kết : Xin phù hộ chúng con trên đường dương thế, tránh xa kẻ thù tội lỗi, để chúng con một ngày kia, sẽ được hưởng phúc vinh quang muôn đời, cùng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.

Sau những lời nguyện trên, các con hãy đọc:

- Một Kinh Chúa Thánh Thần, - Một kinh Tin kính, - Một Kinh ăn năn tội

- Và lời nguyện tắt: “Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn con và muôn dân muôn nước”.

Khi các con phổ biến một bản kinh này cho một người thì các con được hưởng một ơn tiểu xá, cứ 100 người thì được một ơn đại xá. Và khi các con rời thế gian này, sẽ được các Thiên Thần đưa về Trời, hưởng hạnh phúc muôn đời.

Cha ban phép lành và chúc phúc cho những ai phổ biến bản kinh này".

(Trích dịch “Di chúc của ÐT C-GP II”, theo bản tiếng Anh của cha Lorenso thuộc Bộ Giáo Lý Ðức tin, Rôma.)

II. NGUYÊN BẢN DI CHÚC CỦA ĐỨC THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLO II ĐƯỢC TÒA THÁNH CÔNG BỐ

Vaticanô, thứ Năm ngày 07 tháng 04 năm 2005 (Zenit.org) - Dưới đây là bài dịch nguyên bản từ tiếng Ý, của Tờ Di Chúc tinh thần của ĐGH Gioan-Phaolô II, ấn hành bởi Tòa Thánh Vaticanô ngày 07 tháng 04 năm 2005.

DI CHÚC

Di chúc ngày 06.03.1979 (và những lần thêm kế tiếp)

Con tùy thuộc tất cả về Mẹ. (Totus Tuus ego sum)

Nhân danh Chúa Ba Ngôi cực Thánh. Amen.

« Hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào Chủ các con đến » (Coi Mt 24, 42) - Những lời này gợi trong tôi lời gọi cuối cùng sẽ đến vào lúc mà Chúa sẽ muốn. Tôi ao ước theo Ngài và tôi ao ước rằng tất cả những gì thuộc về đời sống trần gian của tôi chuẩn bị tôi cho lúc này. Tôi không biết khi nào Ngài đến, nhưng như với mọi sự, tôi cũng đặt cả giây phút này trong tay Người Mẹ của Chúa tôi : Tất cả dâng cho Mẹ (Totus Tuus). Trong những bàn tay mẫu tử này, tôi đặt hết mọi sự và tất cả Những Người mà đời sống cũng như ơn gọi của tôi đã được gây mối giây liên lạc. Trong những Bàn Tay này, tôi xin trao cách đặc biệt Giáo Hội cũng như Quê Hương tôi và tất cả nhân loại. Tôi cảm tạ tất cả. Tôi xin tất cả thứ lỗi cho tôi. Tôi cũng xin một lời nguyện để cho Lòng Nhân Từ của Chúa tỏa hiện lớn hơn là sự yếu đuối và sự bất xứng của tôi.

Trong những dịp Linh-Thao, tôi đã đọc lại lời di chúc của Đức Thánh Cha Phao-lô VI. Bài đọc này đã thúc đẩy tôi viết bản di chúc này.

Tôi không để lại sau tôi một của cải gì mà cần thiết phải giữ cả. Về những đồ vật mà tôi dùng thường ngày và hữu ích cho tôi, tôi xin sao chúng được phân phối tất cả một cách thuận tiện nhất. Những điều ghi chép bằng tay xin được đốt đi. Về điểm này, tôi yêu cầu Cha Stanislao lo liệu, người mà tôi cám ơn cho sự cộng tác và giúp đỡ trong suốt bao năm trường với đầy cảm thông. Tất cả những lời cảm tạ khác, ngược lại, tôi xin giữ trong tim tôi trước Chính Thiên Chúa, bởi vì rất khó để diễn tả những lời đó.

Về phần mai táng, tôi lập lại những điều khoản mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đã đặt ra. (ở đây có một lời ghi chú bên lề : quan tài trong đất, chứ không trong hòm đá, 13.03.1992).

« Vì ở nơi Chúa là lòng nhân từ : và nơi Người là ơn cứu độ chan hòa » (trong kinh « Từ Vực Sâu » (De Profundis).

«Qui apud Dominum misericordia : et copiosa apud Eum redemptio »

Gioan-Phaolô II.

La Mã mùng 06.03.1979

Sau khi tôi chết, tôi xin những thánh lễ và lời cầu nguyện.

Ngày 05.03.1990

Giấy không đề ngày :

Tôi diễn tả với lòng trông cậy sâu xa nhất, mặc dù với tất cả sự yếu đuối của tôi, rằng Chúa sẽ cho tôi tất cả ân sũng cần thiết để đối chọi, theo thánh ý Ngài, bất cứ công việc, thử thách và khổ đau nào mà Ngài muốn cho đầy tớ của Ngài trong cuộc sống. Tôi cũng tin tưởng rằng, qua thái độ của tôi : những lời nói, những công việc và những sơ sót, Ngài sẽ không bao giờ để tôi có thể phản bội những bổn phận của tôi trên Ngai thánh giáo hoàng này.

24 tháng 02 – 01 tháng 03 năm 1980

Cũng trong dịp linh-thao này, tôi đã suy ngẫm về chân lý của Chức Vụ Linh Mục của Đức Kitô trong viễn tượng của chuyến hành trình, đối với mỗi người trong chúng ta, là chính lúc mình chết. Sự Phục Sinh của Đức Kitô, đối với chúng ta, là một dấu chỉ hùng hồn (được viết thêm phía trên : « quan trọng ») của lúc từ giã cõi đời này - để được sinh ra trong thế giới bên kia, thế giới tương lai.

Như thế tôi cũng đã đọc lại bản di chúc của tôi viết hồi năm ngoái, cũng vào dịp cấm phòng – tôi đã so sánh bản ấy với bản di chúc của vị đi trước tôi vĩ-đại và là Cha Phaolô VI, với chứng tá tuyệt vời về sự chết của một kitô hữu và một Giáo Hoàng – và tôi đã cải tân trong tôi ý thức về những câu hỏi mà bản di chúc ngày 06.03.1979 đề cập tới mà tôi đã chuẩn bị (một cách đúng hơn là tạm thời).

Ngày hôm nay, tôi chỉ mong thêm vào bản di chúc đó điều này : chớ gì mỗi người phải giữ trong tâm trí viễn tượng của sự chết và phải biết sẵn sàng trình diện trước Thiên Chúa và Đấng Thẩm Phán – và cùng là Đấng Cứu Độ và Người Cha. Tôi cũng thế, tôi ý thức sự nối tiếp này, giao phó giờ quan trọng này vào Mẹ của Đức Kitô và của Giáo Hội – vào Người Mẹ của niềm hy vọng của tôi.

Thời gian mà chúng ta đang sống, một cách rất khó diễn tả, thật là khó khăn và đáng lo ngại. Con đường của Giáo Hội cũng thật khó khăn và khô cằn, bằng chứng tiêu biểu của thời đại này, vừa đối với các tín hữu cũng như các vị chủ chăn. Trong một vài quốc gia (như chẳng hạn quốc gia mà tôi đã đọc một vài điều liên quan đến trong những dịp cấm phòng), Giáo Hội lâm vào một giai đoạn của bách hại đến độ cũng chẳng kém gì những thế kỷ đầu tiên, và còn hơn thế nữa, nó còn vượt quá bởi mức độ của sự khinh bỉ và oán ghét. « Máu các Thánh Tử Đạo, mầm giống của các Tín Hữu » (Sanguis martyrum – semen christianorum). Và thêm vào điều đó - biết bao nhiêu người vô tội mất tích, kể cả trong quốc gia này mà chúng ta đang sống …

Tôi ao ước một lần nữa trao phó trọn vẹn bản thân tôi vào ân sủng của Thiên Chúa. Chỉ mình Ngài sẽ quyết định khi nào và như thế nào đời sống trần gian và chức phận mục vụ của tôi phải kết thúc. Trong cuộc sống và trong sự chết « Tất cả dâng cho Mẹ » (Totus Tuus) qua Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bằng cách chấp nhận ngay từ bây giờ sự chết này, tôi hy vọng rằng Đức Kitô sẽ ban ơn cho tôi cho đoạn đường cuối cùng, nghĩa là sự Phục Sinh (của tôi). Tôi cũng hy vọng là Ngài sẽ biến sự chết này thành hữu ích cho cả mục tiêu này quan trọng hơn mà tôi hằng kiếm cách phục vụ : sự cứu rỗi con người, sự bảo trì gia đình nhân loại, và qua nhân loại tất cả các quốc gia và các dân tộc (trong các quốc gia này, tôi cũng xin một cách đặc biệt cho Quê Hương trần gian của tôi) ; hữu ích cho những người mà Ngài đã giao phó cho tôi một cách đặc biệt, cho vấn đề của Giáo Hội, cho sự vinh danh của chính Chúa nữa.

Tôi không muốn thêm gì nữa vào điều đã được viết cách đây một năm - chỉ nhắc lại sự bộc phát tự nhiên và cùng lúc sự tin tưởng mà tuần linh thao này đã lần nữa khơi dậy trong tôi.

Gioan-Phaolô II.

« Totus Tuus ego sum »

Ngày 05.03.1982

Qua dịp linh thao của năm nay, tôi đã đọc (nhiều lần) bản di chúc ngày 06.03.1979. Mặc dù tôi cho là bản đó còn là tạm thời (chưa nhất định), tôi để lại nó dưới hình thức như thế. Tôi không thay đổi gì cả (trong lúc này), và tôi cũng chẳng thêm thắt gì cả liên quan đến những dự định được viết trong bản di chúc.

Vụ ám sát tính mạng tôi vào ngày 13.05.1981, một hình thức nào đó, đã xác định sự chính xác của những lời đã được ghi chép trong dịp linh thao của năm 1980 (từ 24.02 đến 01.03).

Tôi cảm thấy lại càng sâu xa hơn khi tôi thấy mình hoàn toàn trong bàn tay của Thiên Chúa – và tôi luôn sẵn sàng theo ý Chúa Tôi, tự bỏ mình cho Ngài qua Mẹ Vô Nhiễm của Ngài (Totus Tuus).

Gioan-phaolô II.

05.03.1982

Liên quan đến câu cuối cùng của bản di chúc của tôi viết ngày 06.03.1979 (« về điều liên quan đến nơi chốn, nghĩa là nơi chôn cất, xin Hội Đồng các Hồng Y và các đồng bào của tôi quyết định »), - tôi muốn nói là : Đức Tổng Giám Mục thành Cracovie hay Hội Đồng Giám Mục nước Ba Lan – như thế tôi xin Hội Đồng các Hồng Y thỏa mãn, nếu có thể, những yêu cầu của những người đã được kể trên.

******

Ngày 01.03.1985 (trong dịp cấm phòng)

Lần nữa - về điều liên quan đến câu “Hồng Y Đoàn và các đồng hương” : “Hồng Y Đoàn” không có một sự bắt buộc nào phải kêu gọi các “người đồng hương” về điều liên quan đến vấn đề này ; tuy nhiên Hồng Y đoàn có thể làm điều đó, nếu vì một lý do nào đó Hồng Y đoàn cảm thấy điều đó phải làm.

Gioan-Phaolô II.

******

Dịp linh thao của năm Thánh 2000 (từ ngày 12 đến 18-03-2000)

(cho bản di chúc)

1. Khi, ngày 16 tháng 10 năm 1978, Hội Đồng mật các Hồng Y chọn Gioan-phaolô II, Vị Giáo Trưởng Giáo Hội Ba Lan, Đức Hồng Y Stefan Wyszynski nói với tôi : “bổn phận của Đức Tân Giáo Hoàng sẽ là phải đưa Giáo Hội vào đệ tam thiên niên kỷ”. Tôi không nhớ chính xác những lời nói của Ngài, nhưng đại để ý nghĩa của lời của Nhân Vật đã đi vào lịch sử như Vị Giáo Trưởng của thiên niên kỷ. Một vị Giáo Trưởng vĩ đại. Tôi đã là nhân chứng của sứ vụ Ngài, của sự phó thác hoàn toàn của Ngài, của những cuộc phấn đấu của Ngài, của sự chiến thắng của Ngài. “Sự chiến thắng, khi nó đến, sẽ là một sự chiến thắng qua Mẹ Maria”. Đức Hồng Y lập lại thường xuyên những lời này của vị đi trước Ngài, Đức Hồng Y August Hlond.

Tôi như thế đã được, một hình thức nào đó, chuẩn bị cho phận vụ mà ngày 16 tháng 10 năm 1978 đã được trao phó cho tôi. Vào lúc mà tôi viết những lời này, Năm Thánh 2000 đã là một thực thể tác động. Đêm 24 tháng 12 năm 1999 chúng tôi đã mở Cánh Cửa biểu tượng của Năm Thánh trong Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô, sau đó là cửa của nhà thờ Thánh Gioan đệ La Trăng (Saint Jean du Latran), rồi đến cửa của nhà thờ Đức Maria Trưởng (Sainte Marie Majeure) – vào Năm Mới, và ngày 19 tháng 01, cánh cửa của Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành (Saint Paul-hors-les-murs). Biến cố cuối cùng này, vì tính cách hoàn vũ của nó, được ghi ấn trong ký ức một cách đặc biệt.

2. Lần lượt theo sự tiến triển của Năm Thánh 2000, thế kỷ thứ 20 tự đóng dần, ngày này tiếp ngày nọ, sau chúng ta và thế kỷ thứ 21 đang mở trước chúng ta. Theo những dự án của Đấng Quan Phòng, tôi đã được sống trong một thế kỷ khó khăn đang đi vào lịch sử, và bây giờ, năm mà tôi trở thành Bát Tuần (“octogesima adveniens” (lời chú giải : đây là Tông Thư của ĐGH Phaolô VI viết ngày 14.05.1971 về kỷ niệm 80 năm Thông Điệp Rerum Novum của ĐGH Lêô XIII), phải tự hỏi nếu không phải đã đến giờ phải lập lại với Siméon trong Kinh-Thánh “Bây giờ xin hãy cho tôi ra đi” (Nunc dimittis).

Ngày 13 tháng 05 năm 1981, ngày ám sát ĐGH trong buổi yết kiến chung tại công trường thánh Phêrô, Chúa Quan Phòng đã cứu tôi khỏi sự chết một cách nhiệm mầu. Đấng chính là Thiên Chúa duy nhất của sự sống và sự chết đã kéo dài đời sống tôi, một cách nào đó, Ngài đã cho lại tôi đời sống. Từ giây phút đó, đời sống tôi tùy thuộc vào Ngài nhiều hơn nữa. Tôi hy vọng Ngài sẽ giúp tôi nhìn nhận đến lúc nào tôi phải tiếp tục phận sự này mà Ngài đã gọi tôi ngày 16 tháng 10 năm 1978. Tôi xin Chúa vui lòng gọi tôi về với Ngài khi Ngài muốn (coi Rm 14, 8). Tôi cũng hy vọng rằng Lòng Nhân Từ của Chúa vui lòng cho tôi những sức mạnh cần thiết để làm phận vụ này chừng nào tôi còn phải chu toàn phận vụ Giáo Hoàng trong Giáo Hội.

3. Như mỗi năm vào dịp linh thao, tôi đã đọc bản di chúc của tôi viết ngày 06.03.1979. Tôi tiếp tục giữ những điều khoản được lưu tác trong đó. Điều mà, qua những lần cấm phòng kế tiếp, đã được thêm vào, phản ảnh tình thế chung khó khăn và căng thẳng đã in hằn những năm 80. Tình huống này đã thay đổi kể từ mùa thu năm 1989. Thập niên cuối cùng của thế kỷ đã qua, đã không có những căng thẳng của những thập niên trước ; điều này không có nghĩa là thập niên cuối đã không có những vấn đề mới, những khó khăn. Xin ca tụng lòng Chúa Quan Phòng một cách đặc biệt cho sự kiện là giai đoạn của “chiến tranh lạnh” đã được chấm dứt không có tranh chấp bạo lực hạt nhân mà sự đe dọa của nó lơ lửng trên thế giới trong suốt giai đoạn trước.

4. Đứng thẳng trước ngưỡng cửa của đệ tam thiên-niên-kỷ, “giữa lòng Giáo Hội”, tôi ước mong lần nữa diễn tả sự biết ơn của tôi với Chúa Thánh Linh đã ban đặc ân cho Công Đồng Vaticanô II; mà đối với Công Đồng, với toàn thể Giáo Hội – và nhất là với cộng đoàn giám mục hoàn cầu – tôi mang một món nợ. Tôi tự tin rằng những thế hệ tương lai còn có thể múc, trong thời gian lâu dài, những sự phong phú mà Công Đồng này của thế kỷ thứ XX đã ban cho chúng ta. Dưới cương vị của một giám mục đã tham dự vào biến cố công đồng này từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng, tôi ước mong trao phó di sản vĩ đại này lại cho tất cả những vị đang và trong tương lai sẽ được gọi để thực hiện những quyết định của Công Đồng. Về phần tôi, tôi cảm tạ Vị Chủ Chăn đời đời đã cho phép tôi phục vụ sự-nghiệp lớn lao này trong suốt những năm tháng của ngôi vị giáo hoàng của tôi.

“Giữa lòng Giáo Hội” (In medio Ecclesiae) ... kể từ ngay những năm đầu của sứ mệnh như Giám Mục – chính xác hơn là nhờ vào Công Đồng – tôi đã thu thập được kinh nghiệm của sự thông công huynh đệ của hàng Giám Mục. Như linh mục của tổng giáo phận Cracovie, tôi đã thực nghiệm sự thông hiệp huynh đệ trong linh-mục đoàn – Công Đồng đã đem lại một kích thước mới cho kinh nghiệm này.

5. Có biết bao nhiêu người mà tôi phải viết ra đây ! Có lẽ Chúa đã gọi về với Ngài một số lớn trong nhóm. Về phần những người còn tại thế, ước gì những lời của bản di chúc này nhắc nhớ đến họ, tất cả và mọi nơi, dù họ ở bất cứ nơi nào.

Từ lúc mà tôi chu toàn bổn phận giáo hoàng – nghĩa là hơn 20 năm – “Trong lòng Giáo Hội”, tôi đã thực nghiệm sự cộng tác khoan dung và cũng rất là phong phú của rất nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, rất nhiều linh mục, những tu sĩ – nam và nữ - cuối cùng là rất nhiều giáo dân, trong lòng Giáo Triều La Mã, tại giáo phận La Mã cũng như ngoài những nơi này.

Làm sao không thể ôm vào lòng với một sự biết ơn đáng nhớ tất cả các hàng giáo phẩm trên thế giới mà tôi đã gặp trong những lần thăm viếng “mộ các tông đồ” (Ad limina apostolorum). Cũng Làm sao mà không nhớ đến biết bao nhiêu anh em đông đúc kitô hữu – không công giáo ! Vị Giáo Trưởng Do-Thái-Giáo thành La Mã và rất nhiều những vị đại diện các tôn giáo ngoài kitô giáo ! Và biết bao nhiêu những vị đại diện thế giới của lãnh vực văn hoá, của khoa học, của chính trị và của những phương tiện truyền thông xã hội.

6. Dần dà mức giới hạn của đời sống trần gian của tôi tăng trưởng, bằng tư tưởng tôi trở về thuở ban đầu, về cha mẹ tôi, về anh và chị tôi (người mà tôi đã không được biết vì đã chết trước khi tôi sinh ra), về giáo xứ Wadowice, nơi mà tôi lãnh nhận bí tích rửa tội, đến « thành phố này mà tôi đã từng yêu mến biết bao » , đến các đồng hương của tôi, các bạn bè của tôi, bạn trai và gái, đến trường tiểu học, trường trung học, đại học, đến giai đoạn quê hương bị chiếm đóng, lúc tôi làm việc như một thợ thuyền, và sau đó đến giáo xứ Niegowic, đến giáo xứ S. Floriano ở Cracovie, đến mục vụ các đại học, trong nơi chốn ... trong tất cả mọi nơi ... ở Cracovie và tại La Mã ... đến những người đã được trao phó cho tôi một cách đặc biệt bởi Thiên Chúa.

Với tất cả, tôi muốn nói một điều duy nhất : “Chớ gì Thiên Chúa ban thưởng cho quý vị”

“Trong tay Ngài, lạy Chúa, con xin trao phó hồn con”

« In manus Tuas, Domine, commendo spiritum meum »

17.3.2000

(Trần Văn-Toàn, chuyển dịch)

Nguồn: Giáo phận Đà Lạt:

http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/ThoiSu/04DiChucDGHJP2.htm?fbclid=IwA...

Bạn có thể tham khảo bản dịch của Đặng Thế Dũng trên Đài Chân Lý Á Châu:

https://vntaiwan.catholic.org.tw/05news/popedied18.htm

Lm.Đaminh Hương Quất

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuMon, 10 Feb 2020 08:13:03 +0700
Bắc Hàn: “Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là một phép lạ”https://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/9623-bac-han-chuyen-vieng-tham-cua-duc-thanh-cha-la-mot-phep-lahttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/9623-bac-han-chuyen-vieng-tham-cua-duc-thanh-cha-la-mot-phep-laBắc Hàn: “Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là một phép lạ”
  Bắc Hàn: “Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là một phép lạ”

Theo Đức Cha Lazarus You Heung-sik, Giám Mục Giáo phận Daejeon của Nam Hàn, thì chuyến công du của Đức Thánh Cha tới Bình Nhưỡng sẽ là “một phép lạ”. Nhưng đối với Thiên Chúa, “tất cả đều có thể”. Vị Giám Mục người Nam Hàn nêu trên đã nói với hãng thông tấn của Tòa Thánh Vatican như thế tại Rô-ma vào sáng thứ Tư vừa qua.

Hiện tại, Đức Cha Lazarus You Heung-sik đang tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Giới Trẻ tại Vatican. Ngài đưa ra lời phát biểu trên trong mối liên hệ đến thông tin mà theo đó, vào ngày 18 tháng 10 tới đây, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô sẽ đón tiếp tổng thống Moon Jae-In của Nam Hàn. Phát ngôn viên của phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết, trong cuộc viếng thăm này, tổng thống Moon, người đang dấn thân cho nền hòa bình cũng như cho sự hòa giải tại hai miền xứ Hàn, sẽ xin Đức Thánh Cha “chúc lành và hỗ trợ cho nền hòa bình và cho sự ổn định tại bán đảo Triều Tiên”.

Cũng liên quan đến cuộc viếng thăm Vatican của tổng thống Moon, trong những ngày vừa qua, giới truyền thông Nam Hàn đã loan tin rằng, tổng thống Moon sẽ chuyển cho Đức Thánh Cha thư của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, mời Đức Thánh Cha đến thăm quốc gia này.

Theo chương trình, trước khi triều yết Đức Thánh Cha, tổng thống Moon sẽ tham dự một “Thánh Lễ cầu cho hòa bình tại bán đảo Triều Tiên”. Thánh Lễ vừa nêu sẽ do Đức Hồng Y Pietro Parolin chủ sự vào sáng thứ Tư tuần tới tại Đền Thờ Thánh Phê-rô.

“Kỷ nguyên mới” của các mối tương quan

Nam và Bắc Hàn đã bước vào một “kỷ nguyên mới” của các mối tương quan – vị lãnh đạo của Giáo phận Daejeon phát biểu. Sự hòa giải đang tiến về phía trước với các bước tiến lớn. Trong suốt năm ngoái, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói về Hàn Quốc tới 9 lần. Điều này chứng tỏ cho thấy sự gần gũi của Ngài đối với dân tộc Triều Tiên, cũng như mối quan tâm của Ngài đến nền hòa bình tại đó – Đức Cha Lazarus You Heung-sik nói tiếp.

Hiện tại, Bắc Hàn đang rất nỗ lực để được quốc tế công nhận. Và sự nỗ lực này cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ Nam Hàn. Trong những tháng vừa qua, tổng thống Moon Jae-in của Nam Hàn đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Bắc Hàn ít nhất hai lần. Bắc Hàn là một trong những quốc gia bị cho là đang có rất nhiều những mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân quyền và sự tự do tôn giáo. Cách nay chưa lâu, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã công bố, sang năm tới, Ngài sẽ đến thăm Nhật Bản.

(Theo Fides/kap – 10 Oktober 2018, 14:43)

Minh Trần

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuSat, 13 Oct 2018 07:39:39 +0700
Đức Thánh Cha khuyên chúng ta dành hai phút mỗi ngày để đọc Tin Mừnghttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/9140-duc-thanh-cha-khuyen-chung-ta-danh-hai-phut-moi-ngay-de-doc-tin-munghttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/9140-duc-thanh-cha-khuyen-chung-ta-danh-hai-phut-moi-ngay-de-doc-tin-mung Đức Thánh Cha khuyên chúng ta dành hai phút mỗi ngày để đọc Tin Mừng
 Đức Thánh Cha khuyên chúng ta dành hai phút mỗi ngày để đọc Tin Mừng

Đức Thánh Cha Phanxicô muốn những người trẻ ở Argentina dành ít nhất hai phút mỗi ngày để đọc Tin Mừng. Lời đề nghị mạnh mẽ của ngài xuất hiện trong một tin nhắn video ngày 26 tháng 5 năm 2018 cho các bạn trẻ tham gia Đại Hội Thanh Thiếu Niên Quốc gia lần thứ hai tại Rosario, Argentina, diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 5.

Xem video từ đây:

"Pope Francis speaks to young Argentinians in a video message"


Các bạn trẻ thân mến,

Cha rất vui khi được giới xuất hiện thông qua tin nhắn video này tại Hội nghị Thanh niên Quốc gia này diễn ra tại Rosario. Cha được các giám mục yêu cầu làm điều này, và cha rất vui.

Cha biết rằng các con đã nỗ lực chuẩn bị và bằng nhiều cách thế để có mặt ở đó. Cám ơn tất cả các con vì tất cả, vì đã đem lại niềm vui, đức tin và hy vọng, với những niềm hy vọng của hết thảy mọi người. Khi các con đi đến một cuộc họp của những người trẻ tuổi, sẽ luôn luôn có niềm tin, niềm hy vọng và những mong muốn được chia sẻ và lớn mạnh ở nơi đó. Cảm ơn các con vì sự nhiệt tình mà các con lan tỏa ra cho nơi các con đến, vì nơi nào có người trẻ nơi đó có sự náo nhiệt! Cám ơn các con vì tình yêu của các con dành cho Chúa Kitô và anh chị em mình. Chắc chắn sự nhiệt huyết và tình yêu đó sẽ được nhân lên trong những ngày này! Nhưng hãy đừng biến chúng thành “bong bóng” mà thôi. Để chúng nên xà phòng tạo bọt, hãy là xà phòng.

Khi cha nghĩ về các con, và những gì cha có thể chia sẻ với các con trong kỳ đại hội này, có ba từ đã đến với cha: sự hiện diện, hiệp thông và sứ mạng.

Từ đầu tiên là sự hiện diện. Chúa Giêsu ở với chúng ta, Ngài hiện diện trong lịch sử của chúng ta. Nếu chúng ta không ý thức về điều này, chúng ta không phải là Kitô hữu. Ngài đi với chúng ta! Mặc dù chúng ta không biết điều đó. Chúng ta hãy nghĩ về các môn đệ Emmaus. Chúa Giêsu đã trở thành người anh em của chúng ta, Ngài mời gọi chúng ta nhập thể, để cùng nhau xây dựng một thế giới xinh đẹp, một nền văn minh của tình yêu, như các môn đệ và các nhà truyền giáo của Ngài, ở đây và bây giờ: ở nhà, với bạn bè của các con, trong những biến cố hằng ngày của đời sống các con. Vì vậy, cần phải ở lại với Ngài, đi ra khỏi chính mình để gặp Ngài trong lời cầu nguyện, trong Lời, trong các Bí tích. Dành thời gian thinh lặng để nghe tiếng Ngài. Các con có biết cách thinh lặng nội tâm để lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu? Điều đó không phải dễ. Hãy thử xem.

Ngài ở với các con, có lẽ đôi khi các con có cảm giác như hai môn đệ Emmaus trước khi gặp Chúa Giêsu Phục Sinh: các con cảm thấy buồn rầu, thất vọng, lạc lõng, chán nản, không có nhiều hy vọng về một sự thay đổi. Vâng, các con thấy đấy, mọi thứ xảy ra trong cuộc sống đôi khi làm chúng ta thất vọng. Các con bị tổn thương trên đường đời, và có vẻ như các con không thể chịu đựng được nữa; những mâu thuẫn mạnh hơn cả những gì là tích cực, hơn tất cả mọi thứ mà các con có thể làm, khiến chúng ta không thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Tuy nhiên, khi các con gặp Chúa Giêsu – đó là một ơn – mọi sự dường như mới. Ngài hóa thân nơi người Samaritan tốt lành để cố gắng giúp bạn. Với Chúa Gêsu, các con được canh tân; và với Chúa Gêsus, các con có thể canh tân lịch sử. “Ôi, Cha ơi, đừng phóng đại, làm sao chúng ta có thể canh tân lịch sử”. Các con có thể canh tân lịch sử. Chính nhờ cô gái mười sáu tuổi ở Nazareth mà lịch sử được canh tân. Ngài nói: “Có”. Các con có thể canh tân lịch sử.

Người Samaritanô tốt lành là Chúa Kitô, Đấng gần gũi người nghèo, và những người thiếu thốn. Người Samaritanô tốt lành cũng là chính mỗi người các con. Cũng giống như Chúa Kitô, các con đến với những người lân cận, và có thể thấy được gương mặt của Chúa Kitô nơi họ. Đó là con đường của tình yêu và lòng thương xót: Chúa Giêsu tìm chúng ta, chữa lành chúng ta, và Ngài sai chúng ta ra đi để chữa lành người khác. Chỉ khi chúng ta cúi xuống và giúp họ đứng dậy, chúng ta mới được phép xem thường họ. Chúng ta không có quyền coi thường bất cứ ai. Không phải là theo kiểu hếch cái mũi lên thế này, phải không? Nếu tôi nhìn người khác theo kiểu từ trên nhìn xuống cũng chỉ là để cúi xuống và giúp họ đứng dậy.

Nhưng để đi con đường trợ giúp và nâng đỡ người khác, chúng ta đừng quên, chúng ta cần gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu, những giây phút cầu nguyện, tôn thờ và, trên hết là lắng nghe Lời Chúa, nơi Thánh Kinh. Ta hỏi các con: có bao nhiêu người đọc hai phút Phúc Âm mỗi ngày? Hai phút! Giữ một bản văn Tin Mừng mini trong túi của bạn, trong ví của bạn… Trong khi các con đang ở trên xe buýt, khi đang ở trên tàu điện ngầm, trên tàu hoặc đi lại ở trong nhà, hãy mở Tin Mừng ra và đọc nó trong hai phút. Hãy thử, và các con sẽ thấy cuộc sống của các con thay đổi như thế nào. Tại sao? Bởi vì các con sẽ gặp Chúa Giêsu. Các con sẽ gặp Ngài nơi Lời.

Từ thứ hai là sự hiệp thông. Chúng ta không viết văn bản một mình – một số người đã tin điều này, họ nghĩ một mình hoặc với kế hoạch của họ, họ sẽ làm nên lịch sử. Chúng ta là một dân tộc và lịch sử được xây dựng bởi các dân tộc, không phải là nhà bởi các nhà tư tưởng, các dân tộc là tác nhân chính của lịch sử. Chúng ta là một cộng đoàn, chúng ta là một Giáo Hội. Và nếu các con muốn trở nên một người Kitô hữu, thì bạn phải làm điều đó như là một phần của dân Chúa, trong Giáo Hội xét như một dân tộc. Không phải trong một nhóm nhỏ hay cách điệu, tách biệt khỏi cuộc sống của dân Chúa. Dân Chúa là Giáo hội, bao gồm tất cả những người thiện chí, cùng với con cái của họ, sự trưởng thành, bệnh tật, sức khỏe và tội lỗi của họ, có nghĩa là tất cả chúng ta! Còn có Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh đi cùng chúng ta. Bước đi như một dân tộc. Xây dựng lịch sử như một dân tộc. Chúa Giêsu các con, vào tất cả chúng ta, từng người một. Chúng ta biết rằng với tư cách là một Giáo Hội, chúng ta đang ở trong một thời điểm hết sức đặc biệt, trong năm mà Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ xem xét chủ đề về người trẻ. Các con, những người trẻ, sẽ là đối tượng của những suy tư của hội đồng này. Và chúng tôi cũng nhận được những đóng góp từ các con, từ hội nghị tiền Thượng Hội Đồng đã diễn ra tại Rome, với 350 bạn nam và nữ đến từ khắp nơi trên thế giới: Kitô hữu, những bạn không cùng niềm tin và những bạn không có đức tin, trong đó 15.000 tham gia dự viên tương tác với nhau qua mạng xã hội. Họ đã đưa ra một đề nghị sau một tuần họ nghiên cứu, chiến đấu, tranh luận, cười đùa. Và sự đóng góp đó đến với chúng tôi nơi Thượng Hội Đồng. Và có bạn đang có. Với sự đóng góp đó, chúng tôi bước đi.

Tôi mời các tham gia dự viên, các nhân vật trung tâm của sự kiện quan trọng này nơi giáo hội. Đừng đứng bên lề: hãy dấn thân, hãy nói những gì bạn nghĩ. Đừng quá phức tạp: “Theo quan điểm của tôi, điều đó đã làm tôi cảm động, nếu bạn nghĩ khác đi, tôi không đồng ý với những gì bạn nghĩ…” Bạn sống như thế nào? Tôi chia sẻ những gì bạn sống! Đức Thánh Cha muốn nghe điều này. Đức Thánh Cha muốn tham gia vào đối thoại và tìm kiếm những con đường mới để gặp gỡ để canh tân đức tin của chúng ta và làm sống lại sứ mệnh truyền giáo của chúng ta.

Các bạn biết rõ hơn tôi rằng máy tính và điện thoại di động cần cập nhật để hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, sứ vụ mục tử của chúng tôi cần phải được cập nhật, đổi mới, chúng tôi cần phải sửa đổi mối liên kết với Chúa Kitô dưới ánh sáng của Tin Mừng – cuốn sách mà bạn sẽ mang trong túi từ bây giờ và các bạn sẽ đọc hai phút mỗi ngày – bằng cách ngắm nhìn thế giới ngày hôm nay, phân định và đóng góp nguồn năng lượng mới cho sứ mệnh chung của chúng ta. Đó là công việc bạn sẽ phải làm trong những ngày này, và trên hết, tôi bước đi cùng các bạn trong sự gần gũi và trong lời cầu nguyện của tôi. Và cả sự cảm thông của tôi.

Và như thế, chúng ta đã nói về sự hiện diện và sự hiệp thông. Từ thứ ba là sứ mạng. Chúng ta được kêu gọi trở thành một Giáo hội vượt ra khỏi ngoại viên trong sứ mạng của mình. Một Giáo hội truyền giáo, không đi kèm với não trạng khô cứng và dễ chịu, nhưng đi ra để gặp gỡ tha nhân. Một người Samaritanô, một Giáo hội thương xót, tiếp cận qua đối thoại và lắng nghe. Chúa Giêsu gọi chúng ta, sai chúng ta ra đi và đi cùng với chúng ta để gần gũi hơn với hết thảy con người ngày hôm nay. Đây là điều chúng ta sẽ nghe trong Tin Mừng Chúa Nhật tiếp theo: “Hãy đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần… Và này ta ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ”(Mt 28, 19-20). Hãy đi, đừng sợ! Những người trẻ có sức mạnh của sự nỗ lực, của sự đa dạng – hãy là người năng động – gây phiền phức, đừng để lịch sử lại được viết ở đâu đó trong khi bạn nhìn ra ngoài cửa sổ; đừng là một khán giả trong cuộc đời, hãy xỏ đôi giày của bạn, đi ra ngoài, mặc áo của Chúa Kitô và phô diễn những lý tưởng của Ngài. Đi với Ngài để chữa lành vết thương của rất nhiều anh em chúng ta đang nằm bên lề đường, đi với Ngài để gieo hy vọng ở các thị trấn và thành phố của chúng ta, đi với Ngài để làm mới lại lịch sử.

Nhiều lần các bạn đã nghe nói rằng các bạn là tương lai, trong trường hợp này, các bạn là tương lai của đất nước. Tương lai nằm trong tay của các bạn, đó là sự thật, bởi vì chúng tôi ở lại và bạn tiếp tục đi. Nhưng hãy cẩn thận: hãy làm cho tương lai đó nên vững chắc, một tương lai sinh nhiều hoa trái, một tương lai bén rễ sâu. Một giấc mơ về một tương lai không tưởng: “Không, lịch sử đã sang trang, không phải những gì đã xảy ra trước đây, bây giờ nó sẽ bắt đầu”. Không có gì bắt đầu ngay bây giờ. Họ đã bán nó cho bạn. Bernárdez, nhà thơ của chúng ta, kết thúc bằng một câu: “Những bông hoa của cái cây đã sống nhờ những gì nó liên kết với lòng đất”. Quay trở lại với cội nguồn và xây dựng tương lai của bạn từ gốc rễ nơi chứa đầy nhựa sống: bạn không phủ nhận lịch sử của đất nước bạn, bạn không phủ nhận lịch sử của gia đình bạn, đừng phủ nhận ông bà của bạn. Hãy tìm kiếm nguồn gốc của bạn, tìm kiếm lịch sử. Và từ đó, xây dựng tương lai. Và những ai nói với bạn: “Vâng, các anh hùng dân tộc đã từng sống trong quá khứ hoặc họ không có ý nghĩa gì hết, bây giờ chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu” … Hãy cười vào mặt họ! Họ chỉ là những chú hề của lịch sử.

Và tôi cũng mời bạn trong những ngày này hãy nhìn vào Mẹ Maria, Nữ Trinh Mân Côi, người biết cách gần gũi với Con của mình, đi cùng Ngài trong những Mầu Nhiệm vui, thương, mừng. Nguyện xin Đức Mẹ Maria, Mẹ của sự gần gũi và dịu dàng, Nữ Vương của những tâm hồn cởi mở, luôn sẵn sàng đáp ứng những người cần Mẹ trợ giúp, xin người làm giảng sư của các bạn xét như là kiểu mẫu của đời sống đức tin. Nếu bạn nhìn ngắm Mẹ, người dạy bạn.

Nguyện xin Chúa Giêsu chúc lành cho các bạn, Đức Thánh Nữ Trinh có thể gìn giữ các bạn, gia đình các bạn, và cộng đoàn của các bạn. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi, vì nhờ đó, tôi sẽ có thể truyền lại những nền tảng cho các thế hệ mới, những người sẽ làm cho những nền tảng ấy phát triển mạnh mẽtrong tương lai. Và những người đó là chính các bạn. Cảm ơn bạn!

2 giờ 11 phút, ngày 28/5/2018

Phanxicô

Được dịch từ nguồn: https://zenit.org/articles/pope-asks-two-minutes-a-day-reading-the-gospel/

Đào Anh Tuấn, S.J.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuTue, 29 May 2018 12:22:20 +0700
Tông huấn mới của Đức Thánh Cha về việc nên thánhhttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/8959-tong-huan-moi-cua-duc-thanh-cha-ve-viec-nen-thanhhttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/8959-tong-huan-moi-cua-duc-thanh-cha-ve-viec-nen-thanhTông huấn mới của Đức Thánh Cha về việc nên thánh
  Tông huấn mới của Đức Thánh Cha về việc nên thánh


VATICAN. Sáng ngày 9-4-2018, Tông huấn mới của ĐTC về ơn gọi nên thánh của tất cả mọi người trong thế giới ngày nay đã được công bố tại Vatican.
Gaudete-et-Exsultate.jpg

Văn kiện dài 44 trang chữ nhỏ (hay 110 trang chữ lớn) mang tựa đề ”Gaudete et Exsultate”, (các con vui mừng và hân hoan), trích từ lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng theo thánh Mathêu (5,12) khi ngài nói về các Mối Phúc Thật: ”Hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng các con thật lớn lao trên trời! Chính như thế người ta đã bách hại các ngôn sứ đi trước các con”.

Văn kiện được viết trong một ngôn ngữ đơn sơ và trở thành như một cuốn cẩm nang nhỏ về đời sống thiêng liêng, có thể áp dụng cho tất cả mọi người.

Tông huấn chia làm 5 chương với 177 đoạn, mang chữ ký của ĐTC ngày 19-3-2018, lễ kính Thánh Giuse, trong phần nhập đề, ĐTC cảnh giác rằng ”Đây không phải là một cuốn khảo luận về sự thánh thiện”, nhưng là làm vang dội một lần nữa lời kêu gọi nên thánh nơi dân Chúa: đó là sự thánh thiện nơi những người sống cạnh chúng ta, sự thánh thiện ”của giai cấp trung lưu”.

Một đặc điểm của Tông Huấn là được soạn ra, như ĐTC đang nói với người đối diện, trong một cuộc đối thoại, và nhắm đến mọi bậc sống: người thánh hiến, người sống trong bậc vợ chồng, công nhân, các vị có trách nhiệm. ”Đừng hài lòng với cuộc sống tầm thường, tô màu, không có chất lượng cao”.

Theo nghĩa này, Văn kiện lấy hứng từ thánh Phanxicô đệ Salê sống vào thế kỷ 17 và được trích dẫn ngay trong trang đầu tiên, qua đó thánh nhân nói về ”cuộc sống hoàn hảo với những công việc thường nhật”.

ĐTC nhắc đến khoảng 30 ”vị thánh” trong Tông Huấn, nhưng không phải mọi người đều đã được tôn phong. Đặc biệt ĐHY Nguyễn Văn Thuận cũng được trích dẫn:

”Khi ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận ở trong tù, Ngừơi đã từ khước mòn mòn chờ đợi được trả tự do. Chọn lựa của Người là: ”Tôi sống giây phút hiện tại, tràn đầy tình thương”; và các thức cụ thể hóa điều này là: ”Tôi lợi dụng những cơ hội xảy ra mỗi ngày, để hoàn thành những công việc thông thường một cách ngoại thường” (n.17, trích từ ”Cinque pani e due pesci. Dalla sofferanza del carcere una gioiosa testimonianza di fede, Milano, 2014, 20 - 5 chiếc bánh và hai con cá).

Chống lại sự giả mạo sự thánh thiện

Trong Tông Huấn, ĐTC cảnh giác chống lại hai thứ giả mạo chân lý công giáo, hai kẻ thù tinh vi và rất thời sự chống lại sự thánh thiện, vì nó tạo nên một thứ duy ưu tú yêu mình và độc đoán (E.G). Trước hết đó là thuyết ngộ giáo (gnosticisme) làm băng hoại mầu nhiệm bằng cách khép kín nó trong kiến thức chủ quan. Tiếp đến là thuyết Pélage, quên rằng ơn thánh của Chúa chiếm vị trí thứ nhất, chứ không phải ý chí con người. Hai lạc giáo này xuất hiện trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo và tái xuất hiện ngày nay, và mới đây Bộ giáo lý đức tin đã vạch trần trong văn kiện tựa đề “Placuit Deo”.

Trong Tông Huấn, ĐTC khai triển 8 con đường nên thánh, dựa trên 8 mối phúc thật, và trong số này, ngài đặc biệt đề bao mối phúc: 'Phúc cho ai có lòng thương xót' như con đường tuyệt hảo để nên thánh. Phúc thật này chứa đựng qui luật lớn nhất về cách hành xử của các tín hữu Kitô, như được mô tả trong chương 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu về cuộc phán xét chung. Trang này chứng tỏ rằng ”nên thánh không có nghĩa là mở to đôi mắt trong một tình trạng gọi là xuất thần (n.96) nhưng là sống Thiên chúa qua tình thương đối với những người rốt cùng.

ĐTC nhận xét rằng rất tiếc là có những ý thức hệ cắt xén Tin Mừng. Một bên là những Kitô hữu không có tương quan với Thiên Chúa, họ biến Kitô giáo thành một thứ ONG, một tổ chức phi chính phủ (n.100). Đàng khác có những người nghi kỵ sự dấn thân xã hội của những người khác, như thể đó là điều hời hợt, tục hóa, cộng sản hoặc mỵ dân, hay là họ tương đối hóa sự dấn thân ấy nhân danh một thứ luân lý đạo đức. Tại đây, ĐTC tái khẳng định rằng đối với mỗi tầng lớp người yếu ớt hoặc vô phương thế tự vệ, cần phải có sự bảo vệ cương quyết và hăng say (n.101). Cũng vậy, sự đón tiếp người di dân mà một số người Công Giáo muốn coi điều này kém quan trọng hơn đạo đức sinh học - đó la một nghĩa vụ của mỗi Kitô hữu, vì nơi mỗi người ngoại quốc, có Chúa Kitô, và đây không phải chỉ là một phát minh của một Giáo Hoàng, hoặc là một sự điên sảng chóng qua (n.103).

G. Trần Đức Anh OP
(RadioVaticana 09.04.2018)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuTue, 10 Apr 2018 08:27:08 +0700
Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu chuẩn bị tâm hồn chờ Chúa đếnhttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/8458-duc-thanh-cha-nhac-nho-cac-tin-huu-chuan-bi-tam-hon-cho-chua-denhttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/8458-duc-thanh-cha-nhac-nho-cac-tin-huu-chuan-bi-tam-hon-cho-chua-denĐức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu chuẩn bị tâm hồn chờ Chúa đến
  Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu chuẩn bị tâm hồn chờ Chúa đến


Hôm Chúa Nhật 10/12/2017, Đức Thánh cha Phanxicô nói với tín hữu rằng Mùa Vọng là khoảng thời gian chờ Chúa Giêsu ngự đến trong đời sống chúng ta.

Trong huấn từ với các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô để đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy niệm về bài đọc của tiên tri Isaia nói rằng: "Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: ‘Hãy dọn đường của Chúa’".

Khi chúng ta nhìn vào chính mình và nhận ra tội lỗi của chúng ta, nhất là những sai lầm, Đức Thánh Cha nói rằng mùa Vọng là thời điểm tốt để cầu nguyện thường xuyên hơn và lấp đầy những khoảng trống mà chúng ta thấy.

Chẳng hạn, Đức Thánh cha nói thêm, chúng ta được mời gọi để chú ý đến nhu cầu của tha nhân, và bằng cách này, giống như Gioan Tiền Hô, chúng ta có thể mở ra con đường hy vọng trong trái tim khô cằn của rất nhiều người.

Đức Thánh Cha cũng mời gọi các tín hữu chuẩn bị cho việc Chúa đến như cách chúng ta chuẩn bị cho sự xuất hiện của một người thân yêu: "bằng sự chăm chú và niềm vui". Ngài nói: "Chúng ta phải chuẩn bị cho Chúa Giêsu: chờ đợi Ngài bằng sự chăm chú và trông mong để chúng ta có thể được tràn đầy ân sủng của Ngài khi Ngài đến".

Tiếng kêu trong hoang địa cũng là dấu hiệu cho thấy bầu khí hoán cải và sám hối đã đặt chúng ta vào tình trạng ngay lành để gặp Chúa.

3

Ngài nói: "Đấng Cứu Độ mà chúng ta đang mong chờ có khả năng biến đổi đời sống chúng ta bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, bằng sức mạnh của tình yêu".

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận rằng Đức Mẹ được hoàn toàn đắm chìm trong thực tại này, làm cho Mẹ được Chúa Thánh Thần " thanh tẩy" và ngự xuống trong quyền năng của Ngài: "Cầu xin Mẹ, người chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chúa Kitô với sự hiện diện hoàn toàn của Mẹ, giúp chúng ta noi theo gương của Người và có thể dẫn dắt chúng ta trong những bước đường gặp gỡ Chúa, Đấng đang ngự đến".

Tạ Ân Phúc

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuThu, 21 Dec 2017 14:30:04 +0700
150 ngàn tín hữu Myanmar tham dự thánh lễ với Đức Thánh Chahttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/8364-150ngai-tin-huu-muanmar-tham-du-thanh-le-voi-duc-thanh-chahttps://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/8364-150ngai-tin-huu-muanmar-tham-du-thanh-le-voi-duc-thanh-cha150 ngàn tín hữu Myanmar tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha
  150 ngàn tín hữu Myanmar tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha

 

YANGOON. Sáng ngày 29.11.2017, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Yangoon, cố đô của Myanmar, trước sự tham dự của 150 ngàn tín hữu. Đây là thánh lễ đông đảo tín hữu nhất trong lịch sử Giáo Hội tại Myanmar.

Lúc gần 7 giờ rưỡi sáng, ĐTC rời tòa TGM để tới sân vận động Kyaikksan, cách đó 6 cây số để cử hành thánh lễ cộng đồng đầu tiên trên đất Myanmar. Sân thể thao này rộng 60 hécta ở trung tâm thành phố, tại đây có tới 30 bộ môn thể thao được thực hành, từ bóng đá, tới bóng rổ, bóng chuyền, đua xe đạp, bắn tên và cả các bộ môn võ thuật. Sân Kyaikkasan được thành lập hồi đầu thế kỷ 20, dưới thời người Anh đô hộ đất nước này và được dùng làm trường đua ngựa.

Đến sân vận động vào lúc gần 8 giờ, ĐTC đã đi xe mui trần chào thăm các tín hữu dự lễ. Thánh lễ được cử hành sớm hơn nửa tiếng so với chương trình dự định ban đầu, để tránh trời nóng. Số người tham dự chiếm tới gần hơn phần 4 tổng số tín hữu Công giáo tại Myanmar. Nhiều người đi từ các bang xa xăm ở miền bắc, đông bắc và tây bắc về đây bằng mọi phương tiện có thể, kể cả đi bộ. Đặc biệt trong số các tín hữu dự lễ cũng có 50 LM và 1 ngàn giáo dân đến từ Việt Nam.

Thánh lễ được cử hành bằng tiếng La tinh, Anh và Miến. Đồng tế với ĐTC có hơn 30 HY và GM trong phẩm phục màu xanh lá cây của mùa thường niên, hàng trăm linh mục và đông đảo các phó tế.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng thánh lễ bằng tiếng Ý, và được dịch ra tiếng Miến, ĐTC đề cao sức mạnh chữa lành của sự khôn ngoan thần linh từ thập giá Chúa Kitô, và mời gọi các tín hữu vượt thắng cám dỗ báo thù vì những bất công phải chịu. Ngài cũng ca ngợi sức sinh động và lòng nhiệt thành, cũng như các hoạt động bác ái của Giáo hội tại Myanmar. ĐTC nói:

“Trước khi đến nước này, tôi đã chờ đợi từ lâu giờ phút này. Nhiều người trong anh chị em đến từ xa, và từ những vùng núi xa xăm, và cũng có một số người đi bộ. Tôi đến đây như một người lữ hành để nghe và học hỏi nơi anh chị em, và để cống hiến anh chị em vài lời hy vọng và an ủi.”

Tiếp đến, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa 2 bài đọc thánh lễ: bài thứ I trích từ sách Daniel cho thấy sự khôn ngoan hạn hẹp của vua Baldassar và các thầy bói của ông. Họ biết ca ngợi “các thần tượng bằng vàng bạc, bằng đồng, bằng sắt và gỗ đá” (Đnl 5,4), nhưng lại không có sự khôn ngoan để chúc tụng Thiên Chúa, Đấng nắm giữ mạng sống và hơi thở của chúng ta. Trái lại, Daniel được sự khôn ngoan của Chúa và có khả năng giải thích các mầu nhiệm cao cả của Ngài.

ĐTC giải thích rằng: “Vị giải thích chung kết các mầu nhiệm Thiên Chúa là Chúa Giêsu. Ngài chính là hiện thân sự khôn ngoan của Thiên Chúa (Xc. 1 Cr 1,24). Chúa Giêsu không dạy chúng ta sự khôn ngoan của Ngài bằng những diễn văn dài hoặc qua những biểu dương hùng mạnh quyền lực chính trị và trần thế, nhưng bằng cách hiến mạng sống của Ngài trên thập giá. Đôi khi chúng ta có thể rơi vào cạm bẫy cậy dựa vào sự khôn ngoan của mình, nhưng sự thực là chúng ta có thể dễ bị lạc hướng. Trong lúc ấy cần nhớ lại rằng chúng ta có một địa bàn chắc chắn trước mặt chúng ta, đó là Chúa Chịu Đóng Đanh. Trong thập giá chúng ta tìm được sự khôn ngoan có thể hướng dẫn cuộc sống chúng ta với ánh sáng đến từ Thiên Chúa”.

ĐTC đề cao quyền năng chữa lành từ thập giá của Chúa Giêsu và áp dụng vào hoàn cảnh của Myanmar. Ngài nói:

“Tôi biết rằng nhiều người ở Myanmar này đang mang những vết thương vì bạo lực, hữu hình cũng như vô hình. Cám dỗ là đáp trả những vết thương ấy bằng một sự khôn ngoan trần tục, một sự khôn ngoan bị hư hỏng sâu đậm, như thứ khôn ngoan của nhà vua trong bài đọc thứ I. Chúng ta nghĩ rằng phương dược trị liệu vết thương có thể đến từ sự giận giữ và báo thù. Nhưng con đường báo thù không phải là con đường của Chúa Giêsu.

“Con đường của Chúa hoàn toàn khác hẳn. Khi oán ghét và phủ nhận dẫn đưa Ngài đến cuộc khổ nạn và cái chết, Chúa Giêsu đáp lại bằng sự tha thứ và cảm thương. Với ơn của Chúa Thánh Linh, Chúa Giêsu làm cho mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sự khôn ngoan của Ngài, chiến thắng trên sự khôn ngoan của thế gian này, trở thành dấu chỉ lòng thương xót của Chúa, thoa dịu cả những vết thương đau đớn nhất”.

Ca ngợi Giáo hội tại Myanmar

Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói:

“Tôi biết rằng Giáo hội tại Myanmar đang làm rất nhiều để mang thuốc thơm lòng thương xót có năng lực chữa lành của Thiên Chúa cho tha nhân, nhất là những người túng thiếu. Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, dù với những phương tiện hạn hẹp, nhiều cộng đoàn công bố Tin Mừng cho các nhóm dân bộ lạc thiểu số khác, không bao giờ bó buộc hoặc cưỡng bách ai, nhưng luôn mời gọi và đón nhận. Giữa bao nhiêu nghèo túng và khó khăn, nhiều người trong anh chị em giúp đỡ cụ thể và liên đới với những người nghèo khổ. Qua sự chăm sóc hằng ngày của các GM, LM, tu sĩ và giáo lý viên của anh chị em, đặc biệt qua công việc của tổ chức bác ái Công Giáo Karuna Myanmar và sự trợ giúp quảng đại do các Hội Giáo Hoàng truyền giáo cung cấp, Giáo Hội tại đất nước Myanmar này đang giúp đỡ nhiều người nam nữ, trẻ em, không phân biệt tôn giáo hoặc chủng tộc. Tôi có thể làm chứng rằng Giáo hội tại đây sinh động, Chúa Kitô sinh động và ở đây cùng với anh chị em, cũng có các anh chị em thuộc các cộng đồng Kitô khác. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục chia sẻ với tha nhân sự khôn ngoan vô giá anh chị em đã nhận lãnh, đó là tình thương của Thiên Chúa trào dâng từ Trái Tim Chúa Giêsu.”

ĐTC nói thêm rằng: “Chúa Giêsu muốn trao tặng dồi dào sự khôn ngoan này. Chắc chắn Ngài sẽ thưởng công những cố gắng của anh chị em trong việc gieo vãi những hạt giống chữa lành và hòa giải trong gia đình, cộng đoàn và trong xã hội rộng lớn hơn của đất nước này... Sứ điệp tha thứ và thương xót của Chúa dùng đường lối và tiêu chuẩn mà không phải tất cả mọi người đều muốn hiểu và sứ điệp ấy sẽ gặp những chướng ngại, nhưng tình thương của Chúa Giêsu, được biểu lộ trên thập giá là điều chung kết, không thể chặn lại được”. Tình thương của Chúa Giêsu giống như “máy chỉ đường GPS thiêng liêng” hướng dẫn chúng ta tiến bước không sai lầm vào đời sống thân mật của Thiên Chúa và hướng về tâm hồn tha nhân của chúng ta”.


Phần lời nguyện giáo dân được xướng lên bằng 6 thứ tiếng bộ tộc có đông tín hữu Công giáo hơn cả, từ tiếng Shan, tới tiếng Chin, Tamil, Karen, Kachin và Kayan.

Cuối thánh lễ, trong lời cám ơn ĐTC, ĐHY Charles Bo, TGM Yangoon, đã gọi đây là một biến cố lịch sử. Cách đây một năm, không người nào ở Myanmar dám nghĩ tới sự kiện các tín hữu có thể tham dự thánh lễ với ĐTC như thế này. ĐHY nói: “Cuộc sống của chúng con sẽ không còn như trước. Chúng con trở về nhà với một nghị lực thiêng liêng đặc biệt”.

Sau thánh lễ, ĐTC đã về tòa TGM Yangoon lúc 11 giờ để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi, chuẩn bị hoạt động ban chiều là gặp gỡ Hội đồng tối cao của Phật giáo Miến.

G. Trần Đức Anh OP

(Nguồn: RV)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuThu, 30 Nov 2017 15:51:10 +0700