Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 19 Tháng 12 2017 15:15

"Con nói chuyện với Chúa. Sao mà con chẳng bao giờ nghe Chúa nói lại?"

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  "Con nói chuyện với Chúa. Sao mà con chẳng bao giờ nghe Chúa nói lại?"

Tôi cố gắng giải thích, nhưng vợ tôi đã có câu trả lời hoàn hảo.

Bây giờ con đã hoàn toàn trưởng thành, nhưng tôi vẫn nhớ lúc đứa con gái đầu tiên là một cô gái bé tí nằm trên một cái giường bé tí trong căn phòng nhỏ của ngôi nhà nhỏ ở Falls Church, Virginia.

Tôi đã kể cho bé và đứa em một câu chuyện trước khi hôn lên trán chúc chúng ngủ ngon, khi tôi quay về phòng thì nghe bé hỏi.

“Bố ơi, con nói chuyện với Chúa. Mà sao chẳng bao giờ nghe Chúa trả lời lại?”

Tôi cảm thấy thời gian trôi qua một cách nặng nề. Đó là giai đoạn khó khăn cho đời làm cha. Tôi đã gọi xin ý kiến người hướng dẫn tâm linh để có thể trả lời cho linh hồn bé bỏng này trước sự hỗn loạn của cuộc sống.

Câu hỏi của bé cũng là một trong những câu tôi đã hỏi, nhưng không có lời giải thích cho tôi ở tuổi lên 6. Bây giờ tôi bắt đầu tự củng cố mình.

Trước tiên, tôi đã giải thích như thế này: “Ba luôn ở bên con mà không nói gì. Chúa cũng vậy”.

Tôi muốn nói với con rằng, sự thân thiết không ở lời nói, nó là sự hiện diện. Chúng ta biết điều này, bởi vì chúng ta cảm thấy cô đơn không phải vì thiếu chuyện trò mà là vì thiếu sự hiện diện.

Tôi nhớ mình đã chết cứng vì sợ hãi khi gặp ác mộng lúc còn nhỏ, và thức giấc nằm nhìn chòng chọc vào bóng đêm. Rồi khi nghe tiếng ba tôi ho trong phòng, tôi mới hết sợ. Chỉ cần biết có ba – sự hiện diện của ba – đã thay đổi mọi thứ.

Ở trong một căn nhà vắng vẻ hoàn toàn khác với ở trong căn nhà có ai đó bên trong. Sự hiện diện của một ai đó có thể làm thay đổi mọi thứ.

Nếu lời nói có thể thay đổi mọi thứ, thì Facebook đã làm cho ta hạnh phúc; thực ra không phải như thế. Lời nói cho thấy sự tương tác của chúng ta, khi bạn nói với người khác bạn đã tham dự một buổi tiếp kiến Giáo Hoàng, thay vì hỏi “Ngài đã nói gì?” họ lại hỏi “Bạn có được gần ngài không?”

Cùng một nguyên tắc đó, chỉ đọc Lời Chúa thì không đủ; bạn cần có sự hiện hiện thật của Chúa trong các bí tích. Sự hiện diện thầm lặng của Chúa Giêsu luôn là điều tốt nhất nói về Ngài. Nếu chúng ta xếp loại các tranh ảnh nghệ thuật Kitô giáo lại, chúng ta sẽ thấy nhiều nhất là hình ảnh Chúa Hài Nhi trong vòng tay Mẹ và hình ảnh Chúa chết trên thập giá, những hình ảnh không lời: khi chưa biết nói và khi không còn nói được nữa.

Tôi chia sẻ điều này với con, nhưng dường như không thuyết phục được con bé.

Vì thế tôi nói tiếp: “Tuy nhiên, Chúa cũng nói với con nhiều lắm. Trong Kinh Thánh và trong Thánh lễ”.

Đôi khi chúng ta nghe Chúa nói với mình trong tâm hồn; nhưng thường thì chúng ta đọc được Lời Chúa qua Kinh Thánh; những lời đặc biệt Ngài linh hứng để chúng ta có thể hiểu ra.

Và không chỉ là những từ – những lời súc tích, hay đẹp. Những lời phù hợp cho mọi hoàn cảnh. Những lời có thể lấp đầy mọi nỗi khát khao. Những lời làm cho ta kinh ngạc và khích lệ chúng ta. Những lời được Thần Khí đánh động. Những lời cho mỗi chúng ta tự suy gẫm và những lời cho tất cả chúng ta cùng tìm hiểu.

Hầu hết những thông tin giá trị người khác gửi cho ta thường là những lời nói đặc biệt: một lá thư tình; một lời nhắn khích lệ của bố mẹ; những tư tưởng nhỏ của ông bà trăn trối lại khi qua đời. Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta nhiều hơn nữa trong Lời Chúa.

Biểu hiện của bé vẫn không thay đổi, vì vậy tôi phải đi xa hơn. Tôi nói: “Chúa vẫn nói với chúng ta đó thôi! Chúa nói trong hàng ngàn âm thanh khác.”

Có những lời nói bảo đảm của giáo lý Công giáo và những tiếng nói qua các công đồng và thông điệp. Có những bài đạo đức của những người đặc biệt, những vị thánh. Và nhiều tiếng nói khác nữa.

Hãy tưởng tượng nếu cả nhà chúng ta gặp trực tiếp Đức Giáo Hoàng và mỗi người nói những chuyện của mình, thì thật lànó buồn cười, không thể được. Hay tưởng tượng một công ty mà tất cả các thông tin đến từng người phải là do người lãnh đạo cao nhất trực tiếp nói ra, nó sẽ không hiệu quả và trở thành độc quyền, không nhân đạo. Thiên Chúa cũng vậy, Ngài không phải là người ngốc, chuyên quyền hay vô nhân đạo.

Ngài nói với chúng ta qua cộng đoàn, qua môi trường chung quanh ta, qua những thông tin có thể vượt qua những cản trở bằng những giai điệu yêu thương của Ngài, như biến cố Chúa Thánh Thần trong lễ Ngũ Tuần.

Nhưng con bé, trông còn lo lắng hơn so với sự nhiệt tình của tôi – điều này làm cho vợ tôi phải bước vào phòng.

Rất may là có mẹ nó ở đây. Trong khi tôi cố gắng đóng vai một người cha hiểu biết, mẹ nó với sự thông minh nhạy cảm của tình mẫu tử, thấy ngay sự đòi hỏi của con tim bé nhỏ, hiểu sâu xa nó muốn gì và cắt ngay vấn đề đó.

Vợ tôi nói: “Tom, chỉ là con muốn anh ở đây để nó thức thêm đấy thôi. Celia, đủ rồi. Đã tới giờ. Đi ngủ thôi.”

Khi tôi đóng cửa, tôi nghe con bé cười khúc khích.

(‘I talk to God. How come he never talks back?’/ Tom Hoopes )

Cành Dương chuyển ngữ

Read 1082 times Last modified on Thứ tư, 20 Tháng 12 2017 15:12