Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 5 2024Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netMon, 25 Nov 2024 01:54:04 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnĐừng xát muối vào vết thương của người kháchttp://gxthohoang.net/ky-nang-song/item/18207-dung-xat-muoi-vao-vet-thuong-cua-nguoi-khachttp://gxthohoang.net/ky-nang-song/item/18207-dung-xat-muoi-vao-vet-thuong-cua-nguoi-khacĐừng xát muối vào vết thương của người khác
  ĐỪNG XÁT MUỐI VÀO VẾT THƯƠNG CỦA NGƯỜI KHÁC

Những ngày qua, lan tràn trên mạng xã hội về sự ra đi của một diễn viên – MC ở cái tuổi đời còn khá trẻ cũng như ra đi quá đột ngột. Sự ra đi đấy đã để lại bao nỗi đau cho khán giả, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là vợ và đứa con thơ của Anh.

Anh ra đi là nỗi đau không thể nào bù đặp được cho vợ, con và cả mẹ của Anh nữa. Thế nhưng rồi, dựa vào những dữ kiện nào đó người ta lại viết về gia cảnh của Anh để cho cái đắng và cái đau đó nó lại cay và đắng cũng như đau nhiều hơn nữa.

Thật thế, khi nhìn lại cuộc đời của mỗi chúng ta. Có ai trong chúng ta không có vết thương lòng hay những nỗi đau nào đó. Có khi vết thương lòng ấy người ngoài thấy được nhưng cũng có những vết thương nó nằm ở trong ruột gan và trong lòng của người đó. Chính vì thế, trước những nỗi đau đó, nên chăng người ngoài khi không biết hay chỉ nghe ở một góc cạnh nào đó cũng nên chăng im lặng. Với người Công Giáo thì thêm lời cầu nguyện cho nhau để đủ sức ôm cái nổi đau đó trong cuộc đời.

Mang trong thân phận con người, tôi cũng có nỗi đau của tôi nhưng đâu ai hiểu được và có khi nói ra để làm chi. Cùng với nỗi đau của cuộc đời, nhiều anh chị em tìm đến tôi như một ông lái đò để đưa người đó qua khúc sông nào đó của đời họ.

Với nỗi đau của mình, có người gọi điện và nước mắt ràn rụa. Có người không nói được bằng giọng nói thì họ trải dài những dòng chữ viết đầy đớn đau của phận người.

Chưa già và không còn trẻ, tôi hiểu và cảm được nỗi đau của cuộc đời, của phận người. Ai nào đó tìm được chỗ để họ trải lòng thì họ sẽ bớt được chút nào đó. Cùng với niềm tin vào Thánh Lễ, lời cầu nguyện của linh mục, anh chị em hàng ngày đến với tôi và tôi cùng anh chị em dâng lên nỗi cay đắng của kiếp người.

Mỗi Thánh Lễ, những dòng tâm sự, những nỗi đau của kiếp người mà anh chị em gửi tới, cùng với nỗi đau của cá nhân, tôi chậm rãi và sốt sắng dâng lên Chúa lời nguyện xin tha thiết để xin Chúa giúp sức cho chúng ta vác nỗi đau của đời. Chẳng ai giống ai, mỗi người đều mang nỗi đau riêng mình có khi là thể xác, có khi là tinh thần.

Đời là bể khổ hay bể khổ là đời ! Có người nói vui là qua khỏi bể khổ là qua đời ! Đúng như thế ! Chỉ khi nào nhắm mắt xuôi tay thì con người mới thanh thoát được “nợ trần gian”.

Thật dễ thương khi nghe anh chị em bạn hữu nói về người nghệ sĩ vừa quá cố. Ý thức mình có gia đình và với trách nhiệm, Anh không nề hà bất cứ một công việc gì miễn sao có tiền để lo cho vợ con (công việc tốt lành). Anh không dành riêng cho mình điều gì cả, tất cả dành cho vợ cho con.

Với mẫu gương sống như thế, với tấm lòng như thế, tôi cũng dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Anh và những ước mong Anh mau hưởng Nhan Thánh Chúa, Tình Yêu Chúa, Tình Yêu mà cả đời Anh dâng hiến cho gia đình, cho vợ và con của Anh.

Anh dù sao cũng mãn phần. Anh đã xuôi tay giã từ cuộc đời. Còn lại là vợ Anh cũng đứa con thơ chưa đủ lớn.

Nhìn đứa trẻ khi dự tang lễ của Ba mình mà thấy chua xót quá ! Bé cứ nghĩ rằng Ba mình ngủ một giấc ngủ thật lâu và thật sâu.

Anh ra đi, gia đình còn lại bao nỗi đau. Chả ai có thể giúp được cái nỗi đau của các thành viên trong gia đình của Anh. Vật chất dù sao cũng chỉ là một khoản nào đó để trám vào những khoản chi cho đám tang của Anh. Còn một tương lai rất dài của đứa bé.

Như thế, họ đã quá đau và dư nỗi đau rồi. Nên chăng đừng ai nhắc đến hay nói đến bất cứ điều gì nữa để cho gia đình Anh được thanh thản.

Nhìn lại mình đi. Có ai là không có nỗi đau sao lại cứ khơi lên nỗi đau của người khác và xát thêm muối vào nỗi đau của họ. Nhiều người không ngần ngại nói, cào phím để khơi lên nỗi đau của anh chị em đồng loại.

Thay vì nói những lời cay đắng, thay vì nói những lời thêm mắm dặm muối, thay vì đồn đoán thì hãy lặng và lắng để cầu nguyện cho linh hồn của Anh cũng như nhìn lại đời mình.

Đàng sau cái hào nhoáng của con người là cả nỗi đau. Đời nghệ sĩ có lẽ đau gấp bội đàng sau ánh đèn sân khấu. Người nghệ sĩ mang niềm vui, mang nụ cười cho khán giả nhưng đàng sau sàn diễn là cả một đời lo lắng nặng gánh vai mang.

Đời nghệ sĩ xem chừng ra cũng bạc lắm ! Sau ánh đèn màu là một cuộc đời lam lũ.

Hôm qua, mới nhìn thấy hình ảnh Chú Mạc Can trong căn phòng nhỏ đầy hiu quạnh. Nghĩ tới đời của Chú thật là hay. Cả đời cống hiến cho khán giả nay lui lại hậu trường chờ ngày về với Chúa. Chú là người Công Giáo (trong cái phòng nhỏ của Chú vẫn có đó Tượng Chịu Nạn cùng với Mẹ Maria).

Cuộc đời, ai cũng già nua tuổi tác và ai ai cũng có nỗi đau. Thôi thì thông cảm cho nhau và đừng sát muối vào những vết thương của nhau nữa.

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Kỹ năng sốngFri, 31 May 2024 20:54:38 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 8 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/van/item/18206-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-8-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/van/item/18206-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-8-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 8 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 8 Mùa Thường Niên

01/06/2024

Thứ Bảy Đầu Tháng Tuần 8 Tn
Th. Giút-ti-nô
Mc 11,27-33

Sống theo sự thật

Đức Giê-su nói: “Phép rửa của Gio-an là do Trời hay do người ta? Các ông trả lời tôi đi!”… Họ trả lời: “Chúng tôi không biết.” (Mc 11,30.33)

Suy niệm: Nhìn nhận mình ‘không biết’ có thể là một thái độ khôn ngoan, biết rõ giới hạn của mình và khao khát được hiểu biết nhiều hơn. Nhưng khi các thượng tế và kinh sư trả lời Chúa Giê-su rằng “chúng tôi không biết” họ bộc lộ một toan tính nhằm né tránh những đòi buộc của lương tâm mà câu trả lời đó đặt ra, vì nếu họ trả lời phép Rửa của Gio-an là bởi trời thì lời chất vấn tiếp theo sẽ là “tại sao lại không tin ông ấy”. Họ không tin vào Đức Giê-su vì họ không chấp nhận một Đấng Ki-tô chịu đóng đinh, cũng không muốn đáp lại đòi hỏi của Chúa là vác thập giá của mình đi theo làm môn đệ của Ngài (x. Mc 8,34).

Mời Bạn: Chân lý luôn kéo theo đòi buộc phải sống theo chân lý. Lắm khi người ta chối bỏ chân lý chỉ vì không muốn sống theo những đòi buộc của nó. Chúa Giê-su nói về điều đó khi đối thoại với ông Ni-cô-đê-mô: “Ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng… Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa” (Ga 3,20-21). Để “đến cùng ánh sáng, sống theo sự thật” bạn nói không với sự gian dối, tham lam, chạy theo đam mê dục vọng. Đối lại, bạn chọn sống trung thực, khiêm tốn, và quên mình phục vụ. Trong bậc sống gia đình bạn sống tình yêu trong sáng, chung thuỷ; trong bậc sống thánh hiến, bạn trung thành với lời cam kết và luôn tận hiến hết mình cho sứ mạng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa là ánh sáng chân lý, xin giúp con “sống theo sự thật và trong tình bác ái” để xây dựng Hội Thánh là thân thể Chúa Ki-tô. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyFri, 31 May 2024 08:12:33 +0700
Tranh luận về quyền của Đức Giêsuhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18205-tranh-luan-ve-quyen-cua-duc-gie-suhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18205-tranh-luan-ve-quyen-cua-duc-gie-suTranh luận về quyền của Đức Giêsu
  TRANH LUẬN VỀ QUYỀN CỦA ĐỨC GIÊ-SU

 

 

Thứ Bảy tuần 8 Thường niên năm I - Chất vấn về quyền (Mc 11,27-33)
“Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy,
hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy?” (Mc 11,28)
TRANH LUẬN VỀ QUYỀN CỦA ĐỨC GIÊ-SU

(Mc 11,27-33)

1. Việc Đức Giê-su đánh đuổi những người buôn bán trong Đền thờ đã khiến các trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão nổi giận. Họ đến chất vấn Ngài: ”Ông lấy quyền nào mà làm sự đó”?

Đức Giê-su không tự đưa ra câu trả lời, nhưng hỏi ngược lại họ về nguồn gốc của phép rửa của Gio-an Tẩy Giả. Không phải ngài tránh né vấn đề, nhưng là cách Ngài khuyến khích họ suy nghĩ: nếu họ đừng có thành kiến nhưng biết sáng suốt nhận định thì họ sẽ thấy rõ sứ mạng của Gio-an là bởi trời, và sứ mạng cùng quyền năng của Đức Giêsu cũng bởi trời.

Nhưng vì họ muốn bám chặt vào thành kiến nên họ đã không chịu suy nghĩ. Họ hỏi Đức Giê-su không phải để tìm biết sự thật mà tin, nhưng để lập mưu tìm kế giết Chúa. Họ là hạng lòng khác miệng khác, hay đúng hơn là “khẩu phật tâm xà”.

2. Sau việc Đức Giê-su đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền thờ, những người cầm đầu Do thái căm giận Đức Giê-su. Họ đã ra lệnh bắt Ngài. Nhưng họ chưa dám cương quyết thi hành, vì sợ dân chúng. Trong lúc chờ cơ hội, họ tìm đến mở cuộc tranh luận với Ngài.

Qua sự kiện đó, các thượng tế và kỳ lão trong đền thờ hội họp nhau lại để chất vấn Chúa. Họ hỏi Chúa hai câu: ”Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy”, “Ai đã ban quyền ấy cho ông”? Cả hai câu hỏi đó đều minh chứng họ không tin gì vào sứ mệnh thần linh của Đức Giê-su. Họ không hỏi để biết nhưng là để gài bẫy Chúa và muốn đưa Ngài vào ngõ bí.

3. Tinh thần chân thành và đối thoại là tinh thần của Phúc âm. Là con người hiếu hòa, Đức Giê-su cũng tỏ ra chân thành và thích đối thoại. Tuy nhiên, khi những người đối thoại với Ngài tỏ ra gian manh, thì Đức Giêsu lại giữ thái độ yên lặng, như khi Ngài đứng trước Cai-pha, Hê-rô-đê, hay Phi-la-tô. Nhưng trường hợp những kẻ đối thoại bắt bẻ điều gì, thì Chúa lại chứng tỏ sự trổi vượt của Ngài. Ngài cũng đáp lại bằng một phương thế khác, khi những người đối thoại muốn gây áp lực để buộc Chúa phải trả lời, như khi họ hỏi Chúa có nên nộp thuế cho hoàng đế Cê-ra không, hoặc có nên ném đá người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình không?

4. Nhưng hôm nay, đúng là “vỏ quít dầy có móng tay nhọn”, thay vì trả lời, Đức Giê-su đảo ngược thế cờ bằng cách đưa ra một câu hỏi ngược lại :”Các ông trả lời cho tôi biết :”Phép rửa của Gioan bởi đâu ? Bởi trời hay bởi người ta”?

Bây giờ đến lượt họ lúng túng. Nếu trả lời bởi trời, thì tại sao lại không tin Chúa, vì Gio-an Tiền Hô đến trước để loan báo về Đấng Cứu Thế, do Thiên Chúa sai đến và có uy quyền Thiên Chúa. Ngược lại, nếu trả lởi bởi người ta thì sẽ gặp phản ứng của dân chúng, vì họ tin Gio-an là tiên tri bởi trời đến loan báo về Đấng Cứu Thế.

Trả lời đằng nào cũng không được, nên họ cũng khôn khéo trả lời: ”Chúng tôi không biết”, đây là một lần nói dối công khai trước Chúa và mọi người. Nhưng Chúa biết và Chúa trả lời: ”Vậy thì tôi cũng không nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy”.

5. Các nhà lãnh đạo Do thái luôn có thành kiến với Đức Giê-su nên họ không chịu nhận ra sứ mạng cao quí của Ngài. Thành kiến là ngục tù giam hãm con người. Thành kiến làm cho người ta phán đoán sai lệch vì “Đã thương quả ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”.

Có một nhà thiên văn nọ sáng chế được một viễn vọng kính. Đêm nọ ông bỗng phát hiện một con rồng trên mặt trăng. Ông chạy khắp thành phố mời bạn bè đến xem khám phá của ông. Mọi người đến xem tấm tắc khen ngợi tài năng của ông. Nhưng trong đám đông hiếu kỳ, có một nhà thiên văn học kỳ cựu cũng đến để tìm hiểu thực hư. Vừa đưa mắt vào viễn vọng kính, ông mỉm cười một cách bí ẩn rồi mở ống kính ra, cho mọi người thấy một con ruồi đã chết cứng trong đó. Thì ra con rồng trên mặt trăng không là gì khác hơn là con ruồi nằm trong ống kính.

Chúng ta dễ có khuynh hướng nhìn người khác qua lăng kính những thành kiến có sẵn.

6. Truyện: Gậy ông đập lưng ông.

Hẳn chúng ta đã nghe câu chuyện “Cò với Cáo”. Chuyện kể thế này: Có một dạo cáo và cò rất hay thăm viếng nhau, có vẻ như hai người bạn thân. Rồi cáo mời cò đến ăn cơm, và để chơi xỏ bạn, cáo chỉ đặt trước mặt cò một chiếc đĩa bằng.

Món này thì cáo liếm sạch dễ dàng, nhưng cò chỉ nhúng ướt đầu cái mỏ của mình trong đĩa xúp và ăn xong vẫn thấy đói. “Xin lỗi”, cáo nói: ”Món xúp này không hợp với bạn”.

“Thôi mà, đừng xin lỗi”, cò nói: ”Hy vọng rằng mình đã đến chơi với bạn thì bạn cũng ghé chơi với mình, mai kia mời bạn đến chơi ăn cơm với mình nhé”. Và đôi bạn xếp ngày cho cáo đến thăm cò. Lúc cáo đến, cả hai ngồi vào bàn ăn.

Mâm cơm hôm đó chỉ có một cái bình, cổ dài, miệng hẹp, cáo không thể nào cho mồm vào được, chỉ ngồi đó mà liếm bên ngoài bình. Cò liền nói :”Ăn như thế này mình chẳng có gì phải xin lỗi, ác giả ác báo mà”.

Lm. Giu-se Đinh Lập Liễm

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 31 May 2024 08:07:51 +0700
Một lễ Hiện Xuống mớihttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/18204-mot-le-hien-xuong-moihttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/18204-mot-le-hien-xuong-moiMột lễ Hiện Xuống mới
  MỘT LỄ HIỆN XUỐNG MỚI


Lễ ĐỨC MARIA THĂM VIẾNG BÀ ELISABETH,

Thứ Sáu Tuần VIII Thường Niên, Năm Chẵn: https://s.net.vn/MYQc


“Bà Elisabeth được đầy Thánh Thần”.

“Điều Giáo Hội cần ngày nay không phải là máy móc tốt, những tổ chức mới lập hay các phương pháp mới mẻ; điều Giáo Hội cần là những con người mà Chúa Thánh Thần có thể sử dụng - những con người cầu nguyện! Chúa Thánh Thần không tuôn tràn ân sủng qua các phương pháp, mà qua con người; không đến bằng máy móc, mà bằng con người; không xức dầu cho các kế hoạch, mà xức dầu những con người - những con người cầu nguyện. Ở đâu có họ, ở đó có ‘một lễ Hiện Xuống mới!’” - E. M. Bounds.

Kính thưa Anh Chị em,

“Ở đâu có họ, ở đó có ‘một Lễ Hiện Xuống mới!’”. Tin Mừng ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng ba Elisabeth cho thấy Đức Maria là một trong những con người đó.

Vậy thì điều gì đã thôi thúc Maria mạo hiểm thực hiện một cuộc du hành đầy rủi ro và vội vã đến thế? Thưa đó là sức mạnh không thể cưỡng lại đang tác động bên trong! Chính sự hiện diện của Chúa Thánh Thần từ ngày Truyền Tin đã làm lu mờ người thôn nữ và đã lấp đầy ‘thiếu nữ Sion’ này. Chính Chúa Thánh Thần giục giã Mẹ cất bước cùng lúc với sự thôi thúc bên trong của hài nhi Giêsu Mẹ đang cưu mang. Để rồi, Mẹ cùng Con, Con cùng Mẹ, đồng hành với Thánh Thần trong niềm vui. Và như thế, sấm ngôn của Xôphônia được ứng nghiệm, “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi!” - bài đọc một. Cũng chính Thánh Thần đó đã ngập tràn Elizabeth khi bà vừa nghe lời chào của người em họ, đến đỗi, Gioan trong dạ mẹ cũng nhảy lên vui sướng.

Có thể nói, cuộc viếng thăm của Đức Maria là ‘một Lễ Hiện Xuống mới’ mà Elizabeth tự coi mình bất xứng để hưởng nhận, “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?”. Câu hỏi bồi hồi của Elizabeth phản ánh một đức tính cần thiết nơi một con người cầu nguyện, đó là sự khiêm nhường! Elizabeth ý thức sâu sắc sự thấp hèn của mình trước cuộc viếng thăm của Mẹ Chúa; và Maria đã lặp lại tâm tình này trong Magnificat. Vậy đâu là lý do mà Đấng Toàn Năng đã làm cho Mẹ bao điều cao cả, đến mức muôn thế hệ sẽ gọi Mẹ là người có phúc? Điều đó không do một tài năng hay một phẩm chất nào; cũng không do sự hùng vĩ tráng lệ nào mà thiếu nữ này đã quyến rũ được Đấng Chí Thánh… nhưng đơn giản, vì “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới!”.

Anh Chị em,

“Bà Elisabeth được đầy Thánh Thần”. Nhờ cuộc thăm viếng của Maria, Elisabeth ngập tràn niềm vui và Thánh Thần. Đức Bênêđictô viết, “Đây là niềm vui mà trái tim cảm nhận khi chúng ta quỳ gối để tôn thờ Chúa Giêsu trong đức tin. Niềm vui mang Chúa Kitô, đầy Thánh Thần với lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vốn thúc đẩy chúng ta mang Chúa đến cho người khác”. Vì thế, khi cất lên Magnificat, Mẹ không còn dè giữ niềm vui cho mình, nhưng nghĩ tưởng về những gì Chúa làm cho dân tộc mình; một dân tộc, rồi đây, sẽ nhận biết ơn cứu độ. Kìa! “Đấng Thánh cao cả của Israel ở giữa ngươi!”, Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc! Ước gì, niềm vui cầu nguyện, niềm vui sống trong Thánh Thần cũng mang đến ‘một Lễ Hiện Xuống mới’ cho gia đình, cho những người thân yêu, cho những anh chị em chung quanh từ cuộc sống của bạn và tôi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con trở nên một cỗ máy vô hồn, nhưng là một con người cầu nguyện đầy Thánh Thần; để ở đâu có con, ở đó có ‘một Lễ Hiện Xuống mới!’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưFri, 31 May 2024 08:01:13 +0700
Lời nguyện con xinhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/18203-loi-nguyen-con-xinhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/18203-loi-nguyen-con-xinLời nguyện con xin
      Xin mỗi viêc cỏn con Thành lời tuyên xưng Chúa Xin cử chỉ nghĩ suy Tình yêu Chúa thể hiện 

 

 

Lời nguyện con xin

Bình minh về rực rỡ
Tia nắng ấm ngập tràn
Chim cất tiếng miên man
Hòa vang lời chúc tụng.

Ôi Chúa cả muôn trùng
Đã tỏ hiện tình yêu
Dâng trao và tận hiến
Làm quà tặng trao ban.

Quà tặng cho nhân gian
Bằng chính Mình Máu Thánh
Ôi ân huệ chứa chan
Chúa trao hiến nuôi hồn.

Kìa bóng ngã hoàng hôn
Vũ trụ hết một ngày
Tròn trách nhiệm hiến dâng
Cho vũ hoàn vui sống.

Nhìn hạt sương tròn mọng
Tô thắm đẹp hoa đời
Tan chảy tưới mát người
Nguồn hy vọng phơi phới

Hạnh phúc thắm môi cười
Trao đời lời yêu dấu
Chia sẻ mối tình sâu
Tinh Giê su tự hiến.


Xin cho con một niềm
Dám tan chảy sẻ chia
Để yêu người yêu Chúa
Toàn thân nầy hiến trọn.

Xin mỗi viêc cỏn con
Thành lời tuyên xưng Chúa
Xin cử chỉ nghĩ suy
Tình yêu Chúa thể hiện

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơThu, 30 May 2024 20:10:02 +0700
Sống Trao Ban Như Chúa Đã Sốnghttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18202-song-trao-ban-nhu-chua-da-songhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18202-song-trao-ban-nhu-chua-da-songSống Trao Ban Như Chúa Đã Sống
  Sống Trao Ban Như Chúa Đã Sống- Suy niêm Tin Mừng Lễ Mình Máu Thánh

Sống là cho đi. Không ai sống cho riêng mình. Eva được tạo dựng vì Adam. Con người chúng ta được tạo dựng vì tha nhân. Người sống vì tha nhân mà hy sinh, mà phục vụ thì họ mới trở nên cao cả và có giá trị với gia đình và xã hội.

Cuộc đời Chúa Giê-su không chỉ trao ban cho nhân loại khi Ngài nhập thế làm người và nhập thế cứu đời. Trước khi về Trời Ngài còn lập bí tích Thánh Thể để trao ban chính mình trở nên của ăn, của uống cho nhân loại. Trong Bí tích Thánh Thể, sự trao ban của Chúa Giê-su được mô tả một cách rõ ràng khi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, và trao cho các môn đệ. Sau đó, Ngài lấy chén rượu, cũng tạ ơn và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước đổ ra cho muôn người được tha tội”.

Qua việc trao ban Mình và Máu Thánh của Ngài, như một hiện thân tình yêu vô bờ và lòng từ bi dành cho nhân loại. Chúa Giê-su còn mời gọi tất cả những ai tham dự vào bí tích này cũng noi gương Ngài biết sống trao ban tình yêu, sức khoẻ, thời giờ để phục vụ anh em. Ngài muốn chúng ta mỗi khi ăn tấm bánh ấy phải loan truyền tình yêu tự hiến của Ngài đến muôn đời. Một tình yêu cho đi mà không mong đền đáp. Một tình yêu hiến dâng quên đi cả tính mạng của mình. Một tình yêu chịu nghiền nát thành của ăn cho người mình yêu.

Ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa giúp chúng ta nhìn lại sự trao ban của chúng ta để sám hối và canh tân. Bởi lẽ, đâu đó khi chúng ta cho đi vẫn có chọn lọc, có toan tính thiệt hơn.

Có đôi lần ta bắt gặp hình ảnh khách bộ hành dừng lại, tần ngần mở ví, tìm đồng tiền nhỏ nhất trao cho người ăn xin ven đường.

Có đôi lần chúng ta cũng từng thu dọn những quần áo cũ kỹ, không hợp thời để cho đi những nơi đang gặp thiên tai bão tố.

Có những khi ta thấy những công nhân giải lao chia sẻ với nhau một cái bánh thành ba thành bốn cũng rất hạnh phúc ấm áp.

Có những khi ta cũng thấy người có đôi mắt sáng sẵn sàng hiến một con mắt của mình cho người bị nạn hỏng cả hai mắt; người có hai quả thận hoạt động tốt, hiến cho người bị hư thận hoàn toàn một quả; người có hai lá phổi lành lặn, hiến cho người bị ung thư hai buồng phổi một lá; người có hai cánh tay khoẻ mạnh tình nguyện hiến nguyên cả một cánh tay của mình cho người bị tai nạn nghề nghiệp đứt lìa hai chi trên.

Tình yêu con người có chọn lọc, thế nên, chỉ khi nào người ta yêu mến ta mới dám cho đi, dám cho đi cả chính mình cho người mình yêu.

Chúa Giê-su trao ban hết tất cả những gì Người có và ban chính bản thân Người vì yêu thương chúng ta.

“Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Gioan 15,13)

Khi tham dự Thánh Lễ và rước lễ, chúng ta được mời gọi sống và làm chứng cho tình yêu thương và hy sinh đó trong cuộc sống hằng ngày, yêu thương và phục vụ tha nhân, như Chúa Giê-su đã dạy và làm gương cho chúng ta. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 30 May 2024 08:35:57 +0700
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúahttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18201-suy-niem-tin-mung-le-minh-mau-thanh-chuahttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18201-suy-niem-tin-mung-le-minh-mau-thanh-chuaSuy Niệm Tin Mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa
  Suy Niệm Tin Mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. (Mc 14, 12-16. 22-26)

Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?" Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: "Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: 'Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?' Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó". Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.

Ðang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa". Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu.

Suy niệm

Mỗi ngày, khi bình minh ló dạng, là lúc mặt trời đem niềm vui và sức sống mới cho trái đất, cho mỗi sinh vật trên mặt đất, trong đó có con người, Thánh lễ khởi đầu một ngày cũng thế, đem sức sống, niềm vui và ơn cứu độ cho mỗi tín hữu Kito. Nơi bàn tiệc thánh lễ đó, người tín hữu được đón nhận một nguồn năng lượng của tình yêu, nguồn năng lượng đó giúp cho họ có thêm nguồn sống thiêng liêng, có thêm những hạt máu đỏ tươi giúp cho phẩm giá người Kito hữu trở nên năng động hơn, uyển chuyển hơn trong một thế giới đang lạnh cóng tình huynh đệ cộng đoàn. Phụng vụ Lời Chúa ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa giúp cho các tín hữu nhìn ra được phần nào chiều sâu của bí tích tình yêu đó, để thôi thúc họ đến với bàn tiệc Thánh lễ, từ bàn tiệc đó, họ đón nhận sức nóng của tình yêu, sức mạnh của tình và sức sống của tình yêu.

Trong hành trình trở về đất hứa, dân Do thái đã trải qua những thăng trầm trong đời sống tôn giáo, bởi họ là một dân ô hợp, bấy lâu nay sống kiếp nô lệ, nay được tự do, được sống đúng với chính mình. Thế nhưng, họ bị tác động bởi những thần ngoại bang, nên không thiếu những lúc từ bỏ Thiên Chúa, đi ra khỏi quỹ đạo tình yêu của Ngài. Môi sen, vị đại diện Thiên Chúa, đã cầu xin cho họ, ông còn cử hành các nghi lễ xá tội như một dấu chỉ sám hối, ông lấy máu chiên bò rảy trên họ để nhắc họ luôn biết sống cho phải đạo: “sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con bò tơ làm hy lễ giao hoà. Môsê lấy phân nửa máu đổ vào các chậu và rưới phân nửa kia lên bàn thờ. Ông mở quyển giao ước ra đọc cho dân nghe và họ thưa: "Chúng tôi xin thi hành và tuân theo tất cả những điều Chúa đã phán". Vậy ông lấy máu rẩy lên dân chúng và nói: "Ðây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó". Máu chiên bò còn được dùng thanh tẩy và giao hòa với Thiên Chúa, Máu Ngôi Hai chắc còn có giá trị gấp bội phần để xóa tội con người, đem sự sống tới cho họ và giúp họ có thêm năng lượng sống mỗi ngày từ bàn tiệc Thánh lễ.

Hình ảnh của lễ giao hòa, của lễ đền tội thời Cựu ước đều hướng về một của lễ cao quý và ý nghĩa nhất, đó là của lễ hy tế trên đồi Can vê, Con Thiên Chúa hiến tế chính mình để cứu độ nhân loại, hơn nữa, Ngài còn trao chính mình làm của ăn thiêng liêng cho con người. Của ăn thiêng liêng đó giúp con người có thêm nguồn sống và nguồn năng lượng tinh túy nhất cho đời sống Kito hữu của mình: “Ðang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa". Nguồn sống của con người là do Chúa Cha trao tặng, nhưng con người vẫn còn vương vấn với tội lỗi, không thiếu những lúc họ đã sa ngã, vì thế, nguồn sống thiêng liêng từ Chúa Con giúp họ đứng vững trước những khó khăn, đau khổ của phận người, giúp họ vượt thắng những yếu đuối lầm lỡ trong ơn gọi của mình.

Kinh nghiệm đức tin của các cộng đoàn Giáo hội sơ khai, là một lời chứng hùng hồn và xác tín khi nói về của ăn thiêng liêng là Mình và Máu Con Thiên Chúa, tác giả thư Do thái đã kết nối hình ảnh máu chiên bò của thưở ban đầu với của lễ hy tế trên đồi xưa nhưng ý nghĩa và giá trị sao sánh bằng được. Máu và Thịt của Đức Kito không những là nguồn sống nhưng là nguồn ơn cứu độ cho người tín hữu nữa: “Vì nếu máu dê và tro bò mà người ta rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Ðức Kitô, Ðấng đã nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính mình làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống. Vì vậy Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ”. Thức ăn cần cho thân xác, giọt máu đỏ cần cho thân xác vì đó là sự sống, vậy linh hồn và niềm tin con người được nuôi dưỡng bằng thức ăn nào nếu không phải là Thịt và Máu châu báu của Con Thiên Chúa. Đó là một thứ lương thực đến từ tình yêu, đến từ sự tự hủy vì người mình yêu.

Sau khi truyền phép trong mỗi Thánh lễ, chất liệu để làm nên tấm bánh và chén rượu không mất đi, nhưng ý nghĩa của nó không còn là bánh và rượu thuần túy, tất cả là Thịt và Máu Con Thiên Chúa. Đây là một cuộc biến đối kỳ diệu được gọi là mầu nhiệm, nếu dùng đôi mắt đức tin, người tín hữu cảm nhận được sự hiện diện biến đổi đó, còn nếu dùng lý trí và tính thực dụng của thế gian, ắt sẽ không thể nào chấp nhận một sự hiện diện cúi xuống của Thiên Chúa tình yêu. Tất cả đến từ tình yêu, Thiên Chúa yêu con người, cúi xuống vì con người, hy sinh vì con người, chấp nhận biến đổi vì con người. Nếu không có một tình yêu tự hiến cao cả như thế, làm sao con người có được một nguồn sống thiêng liêng cho đời sống đức tin và tinh thần. Nguồn sống đó còn là nơi nghỉ ngơi của một Thiên Chúa làm người, để con người và Thiên Chúa gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ với nhau trong ơn gọi làm người.

Sống trong một xã hội thức ăn thể lý luôn được quan tâm và đề cao, ngược lại, lương thực thiêng liêng luôn phải xếp vào hàng thứ yếu của con người. Tham dự một Thánh lễ sốt sắng trang nghiêm, người ta thấy khó khăn và phiền hà vì mất nhiều giờ, nhưng người ta sẵn sàng bỏ cả ngày để ngồi bên ly cà phê hay bàn cờ suốt ngày, suốt buổi, hoặc chén tạc chén thù với bạn bè thâu đêm suốt ngày, quên luôn cả gia đình, công việc. Khi thiếu đi sự quan tâm đến đời sống thiêng liêng như thế, bao nhiêu câu chuyện tang thương, bao nhiêu vết nứt tình yêu và đổ vỡ hạnh phúc xảy ra trong các gia đình, các cộng đoàn, cũng không thiếu những cuộc chiến tương tàn, những dịch bệnh nặng nề, chỉ vì cái tôi và sự ích kỷ của con người. Nếu như con người luôn ý thức rằng Thiên Chúa đang ở đó, trông coi thế giới, đồng hành với con người, chắc họ không mượn cớ tự do để giết hại lẫn nhau, để phá hoại thiên nhiên, để tàn phá môi trường. Họ đã bịt mắt, bưng tai để khỏi nghe lời nhắc của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giesu Thánh Thể, biết bao lần chúng con đến trước Thánh Thể nhưng trái tim chúng con chai cứng, tinh thần nặng nề và tâm hồn trĩu nặng vì những toan tính thực dụng, chúng con quên rằng Ngài mới là chủ tể mọi loài, xin giúp chúng con luôn tin rằng Thiên Chúa luôn ở với con người cho đến tận thế, để cố gắng mở đôi tai, đôi mắt của mình, hầu nghe được tiếng Ngài, thấy việc Ngài làm giữa thế giới. Giáo hội luôn mong được Ngài hướng dẫn để đoàn con được nên thánh, xin Chúa Thánh Thể quy tụ mọi dân tộc về cùng một mái nhà, cùng một niềm tin, cùng một phép rửa và cùng có chung một người Cha nhân lành trên trời. Xin Chúa Thánh Thể lay động trái tim chai cứng của con người, để họ biết yêu, biết chia sẻ và biết đồng cảm với tha nhân trước những khó khăn của phận người mong manh. Amen.

Lm. Phêrô Trần Bảo Ninh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 30 May 2024 08:31:17 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 8 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/van/item/18200-suy-niem-tuan-8-thu-sau-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/van/item/18200-suy-niem-tuan-8-thu-sau-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 8 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 8 Mùa Thường Niên

31/05/2024

THỨ SÁU TUẦN 8 TN
ĐỨC MA-RI-A THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BÉT
LC 1,39-56

SỐNG TÂM TÌNH TRI ÂN

“Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.” (Lc 1,46)

Suy niệm: Động lực nào thúc đẩy Đức Ma-ri-a vội vã đi trên quãng đường dài 144 km từ Na-da-rét đến Ein Karem để thăm bà Ê-li-sa-bét? Ta tìm thấy động lực ấy nơi lời kinh Magnificat. Ngài ngợi khen Đức Chúa không chỉ bằng lời kinh, nhưng còn qua nghĩa cử yêu thương cụ thể: thăm viếng, phục vụ người chị họ ba tháng ròng rã. Thần trí hớn hở vui mừng vì dù chỉ là phận nữ tỳ hèn mọn, Đấng Toàn năng đã thực hiện cho Mẹ bao điều cao cả vượt quá suy tưởng con người, thì nay Mẹ cũng muốn chia sẻ niềm hớn hở vui mừng ấy cho người thân, cũng trong tư thế nữ tỳ: vất vả đi lại, ân cần thăm hỏi, tận tụy đỡ nâng. Đức Chúa không chỉ thương xót Mẹ, nhưng cũng bày tỏ lòng thương xót với những ai kính sợ Ngài như ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét; do đó, Mẹ cũng phải đến tận nhà để chia sẻ niềm vui ấy của ông bà.

Mời Bạn: Khi có tâm tình tri ân Thiên Chúa, lòng trí vui tươi hân hoan vì cảm nhận bao điều kỳ diệu Chúa thực hiện trong lịch sử đời mình, bạn sẽ dễ dàng thực thi tình yêu thương: thăm viếng, phục vụ, ủi an, giúp đỡ, quan tâm, ân cần… với người lân cận, nhất là với các người bé nhỏ của Chúa Giê-su.

Sống Lời Chúa: Để đào tạo một tâm hồn biết ơn Chúa, thỉnh thoảng tôi tập cầu nguyện hồi tưởng: ghi nhớ những điều tốt đẹp Chúa thực hiện cho mình qua các giai đoạn của lịch sử cuộc đời, những người Chúa gởi đến nâng đỡ mình trong các hoàn cảnh khác nhau, để rồi dâng lời cảm tạ Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa luôn ở bên con trong mọi tình huống của đời con. Xin ban cho con một tâm hồn luôn biết tri ân cảm tạ. Amen

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 30 May 2024 08:14:00 +0700
Dụ ngôn cây vả chết khôhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18199-du-ngon-cay-va-chet-khohttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18199-du-ngon-cay-va-chet-khoDụ ngôn cây vả chết khô
  Dụ ngôn cây vả chết khô


Thứ Sáu tuần 8 Thường niên năm I - Phải sinh hoa trái việc lành (Mc 11,11-26)
“Anh em hãy tin vào Thiên Chúa”. (Mc 11, 22)

Dụ ngôn cây vả chết khô (Mc 11, 11-26)

1. Bài Tin mừng hôm nay, thánh Marcô ghi lại cách tóm tắt nhiều sự kiện và lời dạy của Đức Giêsu: Ngài nguyền rủa cây vả không sinh trái, xua đuổi quân buôn bán ra khỏi đền thờ giáo huấn về sức mạnh của niềm tin, giá trị của lời cầu nguyện và lời mời gọi sống tha thứ để được tha thứ. Chúng ta chú trọng tới hai vấn đề là dụ ngôn cây vả và việc thanh tẩy đền thờ.
2. Bài Tin mừng kể lại hai câu chuyện có liên hệ với nhau và giải thích cho nhau. Đó là câu chuyện cây vả bị chúc dữ chết khô và câu chuyện xua đuổi những người buôn bán ở Đền thờ./Tại sao Đức Giêsu lại chúc dữ cây vả làm nó chết khô như vậy? Một lời chúc dữ thật kỳ lạ. Đối với Đức Giêsu, nếu chỉ nhằm thỏa mãn cơn đói, thì việc làm trên xem ra là cách phản ứng của một kẻ mất trí bất bình thường: nổi giận với một cây vào không thể sinh hoa trái./Đức Giêsu muốn làm một việc bí ẩn, được giải thích bởi câu chuyện xua đuổi những người buôn bán ở đền thờ liền sau đó. Nghĩa là Đức Giêsu không nhắm tới cây vả, nhưng là Đền thờ. Bởi vì Đền thờ đã không đáp lại sự trông chờ của Thiên Chúa, nó biến thành cái chợ, thành hang trộm cướp, nó khơi dậy sự phẫn nộ của Thiên Chúa và nó sẽ bị tàn phá. Như vậy, cây vả bị chúc dữ và chết khô là hình ảnh của đền thờ Giêrusalem sẽ bị tàn phá bình địa sau này (Lm. Phạm Văn Phượng, OP, Chia sẻ TM hằng ngày, tập 1, tr 81).
3. Để hiểu rõ hơn, cây vả và đền thờ là hai biểu tượng có liên hệ mật thiết với nhau. Chúng nói lên thực trạng đạo đức lúc bấy giờ của một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn.
Dân Do thái là dân được Thiên Chúa tuyển chọn để đón chờ Lời hứa Cứu Thế, nhưng sau bao nhiêu phép lạ Chúa làm, bao nhiêu những hồng ân Chúa trao, tới lúc này lòng dạ của họ vẫn chẳng có gì thay đổi. Họ chẳng khác gì một cây vả bên ngoài rất xanh tươi, nhưng bên trong nó không còn khả năng sinh hoa kết trái. Cây vả không hoàn thành được nhiệm vụ của nó. Nó đáng nhận hình phạt bị chết khô./Đền thờ cũng vậy. Chức năng của Đền thờ là giúp người ta được gần gũi Chúa qua lời cầu nguyện, qua việc tạ ơn, qua việc tiếp xúc với Chúa. Nhưng Đền thờ đã không còn giữ được chức năng đó nữa. Đức Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ với ước mong để trả lại cho Đền thờ những chức năng phải có. Nhưng rồi công việc của Chúa cũng chẳng thành công. Và cuối cùng Đền thờ đã bị tàn phá vào năm 70./Các nhà chú giải Kinh thánh coi đây là những hình ảnh Chúa muốn dùng để “thức tỉnh” chúng ta. Người Kitô hữu chúng ta cũng vậy, nếu không cộng tác với ơn Chúa, để làm trổ sinh những hoa trái của đức tin và nếu cứ sống mãi trong cảnh tội lỗi như Đền thờ bị tục hóa, thì rồi cũng sẽ phải chung số phận như vậy.

4. Chính vì không muốn để con người biến Đền thờ Thiên Chúa thành hang trộm cướp mà Đức Giêsu đã tẩy uế Đền thờ. Ngài đuổi những kẻ buôn bán, lật bàn của những kẻ đổi tiền và xô ghế của những người bán bồ câu. Ngài bảo: “Nhà Ta được gọi là nhà cầu nguyện của các dân tộc, thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp”./Thật thế, nhờ Bí tích Rửa tội, tâm hồn người tín hữu đã trở thành Đền thờ nơi Thiên Chúa ngự trị. Nhưng thay vì ý thức sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong tâm hồn để sống thân tình với Ngài, chúng ta lại đưa vào đó biết bao chuyện gian tham, lừa lọc, trộm cắp, mưu mô, hận thù, ghen ghét. Đức Giêsu có lý để khiển trách chúng ta, như Ngài đã phẫn nộ với những kẻ buôn bán trong Đền thờ ngày xưa.
5. Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng lưu ý chúng ta phải tôn trọng Nhà thờ là nơi tôn nghiêm, quy tụ các tín hữu, cử hành Phụng vụ Lời chúa và phụng vụ Thánh Thể, mọi người có chung một niềm tin, một lời cầu tôn vinh Thiên Chúa. Nhà thờ chính là Hội thánh thu nhỏ, không phải là ngôi nhà kín luỹ cao, trái lại phải mở rộng để đón tiếp mọi người, không phân biệt màu da sắc tộc, ngôn ngữ, tốt xấu, miễn là có thành tâm đến để gặp gỡ Thiên Chúa.
6. Truyện: Tâm sự của ông Mahatma Gandhi
Mahatma Gandhi, vị thánh của dân tộc Ấn độ, trong nhật ký tự thuật của mình, ông kể lại rằng: khi còn theo học ở Nam Phi, ông rất thích và say mê đọc Kinh thánh, đặc biệt là “Bài giảng trên núi”.

Ông xác tín rằng Kitô giáo chính là đạo để giải đáp cho hệ thống đẳng cấp đã gây thương tổn cho đất nước Ấn độ của ông từ bao thế kỷ. Ông thực sự nuôi ý định trở thành Kitô hữu.

Ngày kia, ông vào Nhà thờ để dự lễ và nghe giảng. Người ta chặn ông lại ở cửa Nhà thờ và nhẹ nhàng cho ông hay rằng: nếu ông muốn dự lễ, xin mời ông đến một Nhà thờ dành riêng cho người da đen.

Ông đã ra đi và không bao giờ trở lại Nhà thờ nữa.

(Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 30 May 2024 08:11:03 +0700
Như một chứng nhânhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/18198-nhu-mot-chung-nhanhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/18198-nhu-mot-chung-nhanNhư một chứng nhân
  NHƯ MỘT CHỨNG NHÂN


Thứ Năm Tuần VIII Thường Niên, Năm Chẵn: https://s.net.vn/AMWm

“Lạy ông Giêsu con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”.

“Điều chính yếu không thể thấy bằng mắt. Để thấy nó, phải nhìn bằng tim!” - Saint Exupéry.

Kính thưa Anh Chị em,

Nhân vật mù loà trong Tin Mừng hôm nay không thấy Chúa Giêsu bằng mắt, anh thấy Ngài bằng tim. Anh không hề nhận ra rằng, hành động đức tin và sự kiên trì của anh sẽ được ghi lại trong Thánh Kinh ‘như một chứng nhân’ ngàn đời cho vô số người được soi dẫn qua mọi thời đại.

Anh mù Bartimê chỉ làm phần việc của mình và Chúa Giêsu lấy đức tin của anh, chữa lành anh, dùng anh làm nhân chứng cho vinh quang Ngài. Diễn tiến của câu chuyện này rất sâu sắc đối với đời sống đức tin và cách thức cầu nguyện của bạn và tôi.

Trước hết, hãy bắt đầu với hoàn cảnh của anh, một người mù, nghèo khó và sống nhờ người khác. Anh ấy đang ở trong tình trạng rất thiếu thốn. Trong tình trạng này, anh nghe Chúa Giêsu đi ngang qua và nhân cơ hội đó, anh kêu lên Ngài, “Lạy ông Giêsu con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”. Điều đáng chú ý là Bartimê bị những người chung quanh khiển trách vì lời cầu khá ồn ào của anh; và với điều này, họ như thể muốn nói với anh rằng, anh không xứng đáng với thời gian và sự quan tâm của Ngài.

Bài học quan trọng có thể rút ra từ đoạn văn này là sự kiên trì. Bartimê phớt lờ những lời quở trách của người khác và anh lớn tiếng hơn. Anh không cho phép sự tiêu cực và những đánh giá sai lầm của người khác cản trở tầm nhìn và lòng tin của anh vào Chúa Giêsu. Thực tế, khi sự phản đối càng gia tăng, anh càng lớn tiếng hơn. Bài học này dạy chúng ta cách đối phó với những khó khăn trong cuộc sống. Thông thường, chúng ta bị cám dỗ thu mình lại và nản lòng khi phải đối mặt với một số bất trắc. Điều chúng ta nên làm những lúc ấy là tin cậy vào Chúa nhiều hơn. Chúng ta cần hướng về Ngài và tin chắc rằng, Ngài sẽ nghe chúng ta và muốn can thiệp bất cứ giá nào để giải thoát chúng ta.

Và đó chính xác là những gì Chúa Giêsu đã làm. Ngài lắng nghe Batimê, đáp lại và chữa lành anh. Thật thú vị! Khi thấy khi Ngài để mắt đến Batimê và nhất là khi Ngài gọi anh, tất cả những người vừa quở trách anh lại bất ngờ động viên anh! Đây là kết quả của việc Chúa Giêsu chấp nhận, nhưng cũng là kết quả đức tin và sự kiên trì của anh ‘như một chứng nhân’ cho hiệu quả sức mạnh của việc cầu nguyện.

Anh Chị em,

“Lạy ông Giêsu con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”. Hôm nay, hãy suy gẫm về lời cầu nguyện khiêm nhường của người ăn xin mù loà này và biến nó thành lời cầu nguyện của chính bạn. Hãy lặp đi lặp lại lời cầu này và cố gắng khám phá đức tin mà anh ấy đã có. Anh không thấy Chúa Giêsu bằng mắt, nhưng thấy Ngài bằng tim để tuyệt đối tin tưởng vào Ngài, Đấng cũng sẽ nghe lời cầu của bạn, gọi bạn đến và ban cho bạn sự chữa lành mà bạn cần. Và đến lượt bạn, ‘như một chứng nhân’, bạn sẽ làm chứng cho sự kiên trì và niềm tin vào Chúa của một con người cầu nguyện.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy con vua Đavít, xin dủ lòng thương con. Lạy con vua Đavít, xin dủ lòng thương con. Lạy con vua Đavít, xin dủ lòng thương con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 30 May 2024 08:04:33 +0700