Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 12 Tháng 1 2022 07:49

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người bị giam giữ

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người bị giam giữ

 

 

 

LẮNG NGHE
NGƯỜI BỊ GIAM GIỮ

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Câu chuyện: Cổ nhân: “Con hư tại mẹ”. Trước khi hành quyết một thanh niên: “Giết người, cướp của”, tội nhân xin gặp Mẹ. Đó là một việc làm hiếu thảo và chính đáng. Ban lãnh đạo nhà tù cho phép. Khi mẹ tới, tội nhân liền tát vào mặt mẹ, nói: “Tại Bà”. Vì “khi còn nhỏ, tôi đã ăn cắp một chiếc bật lửa, bà đã không cản ngăn mà còn khen tôi là thông minh”. Theo truyền thống Do Thái, mỗi khi truyền hình truyền thông về một tội phạm. Người Mẹ Do Thái thường nói với con: “Cầu nguyện cho họ, vì có phần lỗi của chúng ta”.

 

Dẫn nhập

Xác định. Trước hết, họ là những can phạm bị giam, điều tra, xét xử, kết án. Người bị giam giữ hiểu theo nghĩa toàn diện: Thể lý, kể cả người bệnh hoạn, tật nguyền; băng hoại tinh thần; tâm linh suy sụp, mất niềm tin và hy vọng. Nghĩa toàn thể: cá nhân, gia đình và cộng đoàn. Nhiều người không được độc lập, tự do về tài chánh, nhà cửa, mang tâm trạng: “ăn chực ở đợ”. Và tính liên đới-trách nhiệm, nên có liên quan tới mọi người. Không ai nên thánh một mình thì cũng không ai phạm tội một mình. Tội phạm tới Chúa và tới anh chị em. Như thế, người bị giam giữ không chỉ là hạng người bị tù trong bốn bức tường, nhưng cũng ám chỉ bản thân: không tự tin, mặc cảm, lo sợ; trong gia đình: vợ chồng, con cái cầm giữ nhau; và xã hội chỉ trích lên án, không tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Mục đích

1. Đừng bao giờ để bản thân, gia đình, cộng đoàn, dân tộc mình mất tự do. Kinh nghiệm lịch sử nhân loại: Bị cầm giữ, mất tự do là mất hết. Không còn gì để sáng tạo, phát triển.

2. Gương Phêrô, Phaolô: “Bị giam giữ”, nhưng được Thiên Chúa đào luyện, và mọi người chăm sóc, trở nên người tự do. Các Ngài hiên ngang, mang Tin mừng Phục sinh, chuyển lửa, sinh khí cho con người tiến về phía trước.

Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều mục vụ về: “Lắng nghe người bị giam giữ”.

 

Họ là ai?

Theo Kinh thánh, trước hết, họ là Dân Chúa bị nô lệ: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật. Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập. Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập[1]”. Thứ đến, Chúa Giêsu: “Công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha”[2]; “trả tự do cho người bị áp bức và viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc”[3]. Tiếp theo, “Gioan Tẩy giả bị chặt đầu trong ngục”[4]. Hai tông đồ Phêrô, Phaolô cũng bị giam trong ngục tối, ở Rôma. Kinh nghiệm Á Đông về cầm tù: “Nhất nhật tại ngoại, thiên thu tại ngục”. Tóm lại, người bị giam giữ có thể là một cộng đồng, cá nhân, tất cả đều là những người mất tự do, bị áp bức, mất phẩm giá, cơ cực toàn diện. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Chúa vẫn có mặt, hướng dẫn, gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi, chia sẻ. Chúng ta, xác tín: “Được Thiên Chúa yêu thương và giải thoát”.

Họ nói gì?

 

Được đối xử toàn diện, cả thể xác cả tinh thần và tâm linh, như một con người, theo luật pháp quốc tế và quốc  gia; theo lương tâm, đạo đức, công bằng. Khiến bản thân và mọi người tâm phục khẩu phục. Gương xử án của Bao Thanh Thiên, không dùng nhục hình, nhưng căn cứ vào nhân chứng và vật chứng. Chứng minh có tội cũng như vô tội. Tránh tình trạng: “Ma cũ bắt nạt ma mới”; “án oan sai”; “giết người diệt khẩu”, nhất là dày đạp nhân phẩm của nữ tù nhân. Gần đây, Đức giáo hoàng Phanxicô: “Xúc phạm phụ nữ là đụng tới Thiên Chúa”. Tự do là điều cần thiết, quí giá như không khí. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho biết: “Khổ nhục kế” giúp làm mới lại cuộc đời. Theo phương pháp Pavlov: “Phản xạ có điều kiện”. Làm mất những yếu tố cấu thành tội, tội nhân có thể quên hết quá khứ và được những nhà giáo dục đào luyện lại từ đầu. Ví dụ, ông cho một con vật tranh giành và hung dữ, vào trong một chiếc cũi, ngâm xuống nước. Khi con vật ngấp ngoái, ông đưa lên. Và sau đó, con vật run sợ, mất đi tính ích kỷ, tham lam và hung ác trước đây, ngoan ngoãn nghe theo lệnh của người hướng dẫn, tập luyện những điều mới, tốt hơn.

Lắng nghe.

Khâm phục và hy vọng: “Có gan ăn cắp có gan chịu đòn”. Ở góc độ nào đó, họ cũng có thể có tính chất thuộc loại máu anh hùng. Thánh có quá khứ, tội nhân có tương lai. Trong những hành động xấu, vẫn còn tia sáng. Đó là “Tình yêu và Lương tâm”. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa làm chủ trái tim. Ngài hướng dẫn từng người. Không có gì mà Thiên Chúa không làm được. Tất cả các biến cố, không ngẫu nhiên, Chúa can thiệp vào khắp mọi nơi. Ngài thương từng người hơn cả Mẹ thương con. Và chỉ muốn con được hạnh phúc, nên tôn trọng tự do của con. Tựu trung, tất cả dẫn ta tới khiêm nhường, như cát bụi, như đất, để cảm nhận tình thương và quyền năng Thiên Chúa. Đó là minh triết khai phóng khôn ngoan, chân thật và dẫn tới hạnh phúc nhất. Có nhiều người tự ti mặc cảm, nghĩ: “Thiên Chúa không ở cùng tội nhân”. Thực ra, kinh nghiệm trong Kinh thánh: “Dù phạm tội, Thiên Chúa vẫn giao lưu đàm đạo, như với Adam-Eva, với vua David”. Gương Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bị Ali Agca ám sát, 13.5.1981. Sau khi hồi sức, 27.12.1983, Ngài vào tù thăm, ôm hôn, và tha thứ cho anh. Đức giáo hoàng Phanxico sau khi nhận chức, 2013, đã vào nhà tù dâng lễ và rửa chân cho tù nhân, cả nam cả nữ. Ngài vẫn tiếp tục rửa chân cho người tù, cứ vào thứ Năm tuần thánh hàng năm.

Kết luận.

Chúa Giêsu đồng hóa mình với tù nhân: “Khi Ta bị cầm tù, các các ngươi đã viếng thăm Ta”[5]. “Cầu nguyện cho tội nhân”, như Đức Mẹ Fatima xin. Gương thánh Têrêsa Hài đồng cầu nguyện cho một tội nhân được ơn trở lại. Phương thức: “ Cầu nguyện-Cảm nghiệm”; “Thiền định”giúp đào luyện tâm linh cho tội phạm. Tâm linh là thăng tiến niềm tin, trở thành chứng nhân của niềm hy vọng. Kinh nghiệm tâm linh của Đức hồng y đáng kính Phanxico Nguyễn Văn Thuận, bắt nguồn từ Thánh Thể: “Còn Thánh Thề là còn tất cả”. Và văn hóa Việt Nam: “Lưỡng long chầu nguyệt”. Tiếp đến, mục vụ là có mặt. Nếu có thể, gần gũi và phục vụ các gia đình của họ . Động viên gia đình: Cầu nguyện. Lời cầu nguyện được chuyển tới, tạo sức mạnh sám hối, an vui cho tội nhân. Tạo nên sự kiên nhẫn, trung thành, kiềm chế, hy sinh cho người thân. Gia tăng công việc bác ái từ thiện. Biết bao người bị cầm giữ nơi nhà họ và chờ đợi một sự viếng thăm! Thừa tác vụ an ủi là một bổn phận của mọi người chịu phép rửa, khi nhớ lại lời của Chúa Giêsu: “Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đã viếng thăm Ta”[6];“nỗi đau đớn cô lập tuyệt đối này, nảy sinh lời cầu khấn đến người khác”[7]. Khi ra khỏi nơi giam giữ, cần đón tiếp, bảo vệ, phát triển và hội nhập. Rất thường: “Ngựa quen đường cũ”. Nhưng tội nhân có ý chí, tự do và tương lai. Thực tế, có người giác ngộ, xuất gia. Xin đi rao giảng Tin mừng “Cân bằng”; “Nhân Quả”. Có người xin trở lại trại tù để giúp phạm nhân. Có vị sáng lập những xí nghiệp dành cho anh chi em thoát khỏi giam giữ. Có người được ơn gọi giữ những chức vụ xã hội. Hầu đem kinh nghiệm ngăn ngừa tội phạm./.

Truyền thông TGP/SG, tháng Giêng 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nguoi-giao-dan-cua-thien-nien-ky-moi-lang-nghe-nguoi-bi-giam-giu-64794


[1] XH 3, 7-10

[2] Lc 2, 41;  4, 18.

[3] Kinh: Thương người có mười bốn mối

[4] Mc 6, 21-28

[5] Mt 25, 36

[6] Mt 25, 31-46

[7] Phanxico, Sứ điệp ngày thế giới bệnh nhân, lần 30, ngày 10 tháng 12 năm 2021, kính nhớ Đức Bà Lôrétta.

 

Read 551 times Last modified on Thứ năm, 13 Tháng 1 2022 07:27