Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 07 Tháng 7 2024 09:33

Những tật xấu và các nhân đức. Bài 14: Đức công bình

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Những tật xấu và các nhân đức. Bài 14: Đức công bình


Bài giáo lý về những tật xấu và các nhân đức của ĐGH Phanxicô
Bài 14: Đức công bình

Anh chị em thân mến

Chúng ta đến với nhân đức thứ hai trong số các nhân đức cột trụ: Hôm nay chúng ta nói về đức công bình, là nhân đức có tính xã hội tuyệt vời. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo định nghĩa nó là : “nhân đức luân lý cốt tại một ý chí liên lỉ và vững chắc, quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận” (số 1807). Đây là công bình. Khi nói đến công bình người ta thường trích dẫn phương châm tiêu biểu: "unicuique suum” tức là “trả lại những gì là của họ”. Đó là nhân đức của lề luật, tìm cách điều chỉnh mối tương quan với người khác bằng sự công bằng.

Sự công bằng được thể hiện một cách phúng dụ bằng cáng cân, bởi vì nó nhằm mục đích "cân bằng thu chi " giữa con người, đặc biệt là khi có nguy cơ bị bị bóp méo bởi sự thiếu cân đối. Mục tiêu của nó là để mọi người trong một xã hội được đối xử theo phẩm giá của mình. Nhưng các nhà hiền triết cổ xưa đã dạy để đạt được điều này cũng cần có những thái độ đạo đức khác khác nữa, chẳng hạn như lòng nhân từ, tôn trọng, lòng biết ơn, sự ân cần, trung thực: những đức tính này góp phần vào sự hòa hợp tốt đẹp của con người. Công bình là một đức tính cho sự chung sống tốt đẹp của con người.

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng công bình là điều cơ bản cho việc sống hòa bình trong xã hội như thế nào: một thế giới không có luật tôn trọng quyền lợi sẽ là một thế giới không thể sống được, nó giống như một khu rừng hoang dã. Không có công lý, không có hòa bình. Thực ra, nếu công lý không được tôn trọng, sẽ phát sinh các xung đột. Thiếu công lý, đồng nghĩa với việc chấp nhận luật lệ áp đặt của kẻ mạnh trên kẻ yếu, và điều này không đúng.
Nhưng công lý là một đức tính hoạt động cả ở quy mô lớn lẫn nhỏ: nó không chỉ áp dụng trong các phòng xử án, mà còn liên quan đến đạo đức làm nổi bật cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó thiết lập các mối quan hệ chân thành với người khác: thực thi giới luật của Tin mừng, theo đó, lời nói của một người Kitô hữu phải là: "Có thì nói có", "Không thì nói không"; thêm lời bịa đặt là của Ma quỷ" (Mt 5,37). Một nửa sự thật, những luận chứng tinh vi muốn lừa dối người khác, sự dè dặt giấu giếm những ý định thực sự, không phải là thái độ phù hợp với công lý. Người công bình là người trung thực, đơn giản và ngay thẳng, không đeo mặt nạ, anh ta thể hiện những gì mình có, ăn nói chân thành. Trên môi miệng người đó thường có từ "cảm ơn": anh biết rằng, dù chúng ta cố gắng để tỏ ra quảng đại đến đâu, chúng ta vẫn luôn mắc nợ người khác. Nếu chúng ta yêu, cũng là vì chúng ta đã được yêu trước.

Trong truyền thống, có thể tìm thấy rất nhiều mô tả về người công bình. Chúng ta hãy xem xét một số người. Người công bình có sự tôn trọng luật pháp và tuân thủ chúng, họ hiểu rằng chúng tạo thành một hàng rào bảo vệ những yếu đuối khỏi sự kiêu căng của quyền lực. Người công bình không chỉ quan tâm đến hạnh phúc cá nhân của mình, mà muốn điều đó cho toàn bộ xã hội. Vì vậy, anh ta không bị cám dỗ về việc chỉ nghĩ đến bản thân mình và chăm lo cho công việc cá nhân của mình, dù có hợp lý, như thể chúng là điều duy nhất tồn tại trên thế giới. Đức công bình cho thấy rõ ràng - và đặt sự cần thiết trong lòng - rằng hạnh phúc thực sự không thể có cho tôi nếu không có cả hạnh phúc của tất cả mọi người.

Do đó, người công bình luôn theo sát hành vi của mình, để không gây thiệt hại cho người khác: nếu anh ấy sai, anh ấy xin lỗi. Người công bình luôn xin lỗi. Trong một số trường hợp, anh ấy thậm chí hy sinh cả lợi ích cá nhân để cộng đoàn tùy nghi sử dụng nó. Người ấy mong muốn một xã hội trật tự, nơi mà những người đứng đầu mang lại uy tín cho chức vụ, chứ không phải các chức vụ đem lại uy tín cho con người. Người ấy ghét sự gửi gắm và không thương mại ưu đãi. Người ấy yêu thích trách nhiệm và là một ví dụ trong việc sống và thúc đẩy tính hợp pháp. Thực ra, đó là con đường của công bình, thuốc chống giải độc đối với tham nhũng: cho thấy việc giáo dục con người, đặc biệt là giới trẻ, trong nền văn hóa hợp pháp là quan trọng như thế nào! Đó là cách để ngăn chặn căn bệnh ung thư tham nhũng và tiêu diệt tội phạm, bứng từ gốc rễ.

Ngoài ra, người công bình tránh xa những hành vi có hại như vu khống, làm chứng dối, gian lận, cho vay nặng lãi, sỉ nhục, và không trung thực. Người công bình giữ lời hứa, trả lại những gì đã vay mượn, thừa nhận mức lương đúng đắn cho mọi lao công - một người không thừa nhận mức lương xứng hợp cho các lao công, không phải là người công bằng, mà là người bất công - cẩn thận tránh nói những lời phê phán vô căn cứ đối với người khác, bảo vệ danh thơm tiếng tốt của người khác.

Không ai trong chúng ta biết liệu thế giới của chúng ta, những người công bình còn nhiều hay hiếm như những viên ngọc quý. Tuy nhiên họ là những người lôi kéo ơn sủng và phúc lành cho bản thân cũng như cho thế giới mà họ đang sống. Họ không phải là những kẻ thua cuộc so với những người "tài giỏi và mưu trí", vì như Kinh Thánh nói: "Người theo đuổi công chính và nhân nghĩa,
sẽ được sống lâu và vinh dự" (Châm ngôn 21,21). Những người ngay chính không phải là những nhà luân lý mặc bộ áo của người giám thị, mà là người ngay thẳng "đói khát sự công chính" (Mt 5,6), những người ấp ủ trong lòng mong muốn về một tình huynh đệ phổ quát. Và tất cả chúng ta đều có nhu cầu rất lớn cho giấc mơ này, đặc biệt là ngày nay. Chúng ta cần phải là những con người ngay chính, và điều đó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.

G. Võ Tá Hoàng
https://www.vatican.va

Read 76 times Last modified on Thứ hai, 08 Tháng 7 2024 08:24