Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 28 Tháng 12 2012 16:19

Người Mẹ Với Việc Sống Đạo Trong Gia Đình

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
    Tóm lại, đó chính là truyền giáo tại chỗ, sống đạo chính là đời sống gương mẫu, thấm nhuần giáo lý yêu thương, là tinh thần bác ái, hy sinh và cầu nguyện mà người mẹ, người vợ là một nhân tố quan trọng trong đời sống gia đình

 

Người Việt Nam ta thường nói: “ Đức hiền tại mẫu, gạo trắng ngon cơm”. Phải chăng người xưa đề cập tới vấn đề này để xác định vai trò trọng yếu của người vợ và người mẹ trong gia đình. Quả thế người phụ nữ đóng một vai trò giáo dục chủ chốt mà hầu như được thâu tóm trách nhiệm trong câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

Nói thế không hẳn chỉ có người phụ nữ mới có trách nhiệm, nhưng đó chính là trách nhiệm của bậc cha mẹ trong gia đình; tuy nhiên với bản tính dịu hiền, nhẹ nhàng và tâm lý, người vợ vừa là người mẹ dễ dàng tạo cho gia đình một khung cảnh đầm ấm, giữ được mực thước sinh hoạt để luôn nhắc nhở chồng con trong các bổn phận và trách nhiệm.

Khi đề cập tới việc sống đạo nơi gia đình, Tông Huấn Giáo Hội đã từng nói: “Gia đình là Giáo Hội tại gia” và Đức Gioan Phaolô II đã từng khẳng định: “Gia đình công giáo là con đường của Giáo Hội”. Phải chăng đây là sự xác định chung cho những người kiến tạo gia đình mà trong đó người vợ, người mẹ lại càng ý thức vai trò của mình hơn nữa. Xin Được nhấn mạnh các điểm sau liên quan tới vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình:

-Người đàn ông cũng như con cái cần sự quan tâm nhắc nhở thường xuyên của người mẹ trong các việc đạo đức hàng ngày như: đọc kinh sớm tối, xưng tội rước lễ, cầu nguyện …

-Tạo cho gia đình một bầu khí yêu thương, hòa hợp như chia sẻ với nhau những lo âu, dự định, kế hoạch để cùng san sẻ trách nhiệm, giải tỏa những ức chế tâm lý…

-Vợ chồng đối thoại, chuyện trò gần gũi với con cái để giải tỏa những ưu tư, tạo điều kiện để chúng bộc bạch tâm sự.

-Không tránh né các vấn nạn gia đình mà phải chấp nhận thực tại để cùng tháo gỡ. Định kiến hoặc cố chấp sẽ làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình, mở ra lối thoát, không đẩy con cái vào chân tường sẽ tạo ra những phản ứng trái ngược.

=Vị tha, nhân ái để nhìn nhận khách quan, để tha thứ và nhìn nhận mình cũng không tránh khỏi những sai lầm.

=Tạo cho con cái những thói quen tốt như chào hỏi, thưa gửi, nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết chia sẻ và khiêm tốn, tích cực tham gia việc chung và giúp đỡ người khác.

Tóm lại, đó chính là truyền giáo tại chỗ, sống đạo chính là đời sống gương mẫu, thấm nhuần giáo lý yêu thương, là tinh thần bác ái, hy sinh và cầu nguyện mà người mẹ, người vợ là một nhân tố quan trọng trong đời sống gia đình. Xin được kết thúc bằng câu ca:

Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con

Ngược lại:    

Cây khô thì lá cũng khô

Cha mẹ xô bồ để khổ cho con.

                                                                                Hoàng Công Nga 

 

Read 1470 times Last modified on Thứ ba, 29 Tháng 10 2013 09:43