Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 16 Tháng 7 2015 14:37

Câu hỏi thường gặp về hôn nhân: Ơn huệ con cái (1)

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Câu hỏi thường gặp về hôn nhân: Ơn huệ con cái (1)

1. Hôn nhân phải làm gì với con cái?

Con cái là tâm điểm của cuộc hôn nhân. Con cái là ơn huệ cao qúy nhất của hôn nhân (GS, số 50), thật sự đến từ tình yêu thương tự hiến lẫn nhau giữa người chồng và người vợ. Chỉ do sự khác biệt giới tính mà những người phối ngẫu có thể cộng tác với Thiên Chúa trong cuộc phiêu lưu tuyệt vời trong việc chào đón một đứa trẻ chào đời. Hôn nhân không chỉ là thỏa mãn ham muốn của người trưởng thành, nhưng là một định chế bảo vệ trẻ em. Cộng đoàn gia đình được xây dựng dựa trên sự hiệp thông của vợ chồng (xem LF, số 7).

2. Có phải Giáo Hội nghĩ rằng hôn nhân chỉ là một "công cụ" cho việc sinh con?

Chắc chắn là không. Giáo Hội dạy rằng "sứ mệnh riêng biệt" của vợ chồng là truyền sinh và nuôi dạy con cái (GS, số 50). Nhưng vợ chồng không bao giờ nên "lợi dụng" nhau để có một đứa con, và các cuộc hôn nhân không may mắn có được con cái thì sinh hoa trái qua món quà tương hỗ của vợ chồng tự hiến yêu thương phục vụ tha nhân. Một đứa trẻ không phải là một sản phẩm hay một chiến tích, nhưng là một ơn huệ - một con người có nhân cách và giá trị cao đẹp. Vợ chồng không phải là nguồn gốc cuối cùng của con cái, nhưng họ được mời gọi đón nhận yêu thương con cái từ Thiên Chúa bằng cách thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ (trong đó có thể mang ý nghĩa chào đón nhiều con cái, cũng như trì hoãn mang thai vì những lý do nghiêm túc).

3. Đâu là sự khác biệt giữa một người chồng và người vợ không thể có con và hai người cùng giới cũng không thể có con?

Chỉ có một người nam và một người nữ mới là vợ chồng, mới có thể tham gia vào sự hiệp thông ngôi vị để cả hai nên một xương một thịt. Chỉ có một người nam và một người nữ có khả năng kết hợp để thụ thai một đứa con. Có thể nói chỉ có một người nam và một người nữ có thể kết hợp mật thiết để thân xác họ cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung của việc truyền sinh. Ngay cả khi một người chồng và người vợ trong thực tế không thể sinh một đứa trẻ (do vô sinh, tuổi tác, v.v…), thì hành vi tính dục của họ vẫn là loại hành vi để con cái được thụ thai theo cách tự nhiên. Ngược lại, hai người cùng giới có thể hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng họ sẽ không bao giờ có thể tham gia vào sự hiệp thông nên một xương một thịt và sự kết hợp dể đứa trẻ được thụ thai.

4. Tại sao một đứa trẻ phải có cả cha lẫn mẹ?

Thực tế là, mỗi một đứa trẻ, không có ngoại lệ, phải có một người mẹ và một người cha. Sự khác biệt giới tính giữa người chồng và người vợ là cần thiết để thụ thai một đứa trẻ. Nhưng tầm quan trọng của nó không dừng lại ở đó. Người nam và người nữ mang ơn huệ độc đáo để chia sẻ nhiệm vụ giáo dục con cái, đó là làm cha và làm mẹ. Chỉ có một người phụ nữ mới có thể là một người mẹ. Chỉ có một người đàn ông mới có thể là một người cha. Mỗi đóng góp theo cách khác biệt và duy nhất nhằm hình thành nên đứa trẻ, giúp chúng hiểu căn tính của chúng là nam hay nữ. Tôn trọng phẩm giá của một đứa trẻ nghĩa là khẳng định nhu cầu - và quyền - của nó có một người mẹ và một người cha.

5. Cha mẹ đơn thân thì sao? Những gia đình thiếu người cha hay người mẹ này có giống như những hộ gia đình được dẫn dắt bởi hai người nam hoặc hai người nữ?

Một đứa trẻ phải được cha mẹ nuôi dạy khôn lớn. Nhưng có những lúc, do bi kịch gia đình hoặc những hoàn cảnh không may mắn khác, lý tưởng này không thể thực hiện được. Giáo Hội thừa nhận những khó khăn mà cha mẹ đơn thân phải đối mặt và tìm cách nâng đỡ họ trong sự đáp trả thường là anh hùng của họ nhằm đáp ứng các nhu cầu của con cái họ. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn, giữa việc đề cập đến thực tế ngoài ý muốn của cha mẹ đơn thân và tán thành việc hình thành "gia đình thay thế", cố tình tước đi đứa con của một người cha hay một người mẹ, chẳng hạn như những sắp xếp được dẫn dắt bởi hai người nam hoặc hai người nữ. Bậc cha mẹ đơn thân không mong muốn vẫn có thể làm chứng cho tầm quan trọng của sự khác biệt giới tính bằng cách thừa nhận những thách đố mà cha mẹ đơn thân và con cái họ phải đối mặt do thiếu một người cha hoặc mẹ. Ngược lại, sự sắp xếp của hai người nam hoặc hai người nữ không có khả năng làm chứng như thế và không có khả năng thể hiện tình mẹ và tình cha như sẵn có. Bản thân những sắp xếp này mâu thuẫn với thực tại vợ chồng và truyền sinh của hôn nhân và không bao giờ có thể được chấp nhận. Trẻ em xứng đáng có một người cha và một người mẹ được tôn trọng và bảo vệ theo luật.

(còn tiếp)

Nguồn: usccb.org

Tạ Ân Phúc

Read 1111 times Last modified on Thứ sáu, 17 Tháng 7 2015 14:54