Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 27 Tháng 3 2023 16:35

Mại Thánh (simonia)

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Mại Thánh (simonia)

Sách Tông Đồ Công Vụ kể chuyện một người phù thủy tên là Simon, từng làm nhiều trò ảo thuật để mê hoặc dân chúng về “quyền năng vĩ đại” của mình.

Anh này cũng đến nghe các Tông Đồ giảng và được chịu phép rửa tội. Thấy các Tông Đồ đặt tay ban ơn Chúa Thánh Thần cho các tín hữu, anh rất thích thú nên đã ngỏ ý biếu tiền cho các Tông Đồ để xin đặc quyền ban ơn ấy, nhưng đã bị Thánh Phêrô quở trách nặng nề như sau: “Tiền bạc của anh sẽ tiêu tan luôn với anh, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa sao?” (Tđcv 8: 9-24). Nghe thế, anh phù thủy kia sợ hãi và van xin Phêrô và Gioan xin Chúa cho anh khỏi bị án phạt đó.

Giáo Luật đã minh nhiên ngăn cấm qua những điều khoản sau đây:

c.149, triệt 3: ”Sự chỉ định chức vụ nhờ việc mại thánh đương nhiên vô giá trị”. / c.848: ”Khi ban các Bí Tích, thừa tác viên không được đòi thêm cái gì khác ngoài số tiền thù lao mà nhà chức trách có thẩm quyền đã ấn định; và phải cẩn thận đừng để những người nghèo không được lãnh nhận Bí Tích vì lý do túng thiếu”. / c.947: ”Trong vấn đề bổng lễ, phải xa tránh hoàn toàn mọi hình thức buôn bán hay thương mại”.

Sách Giáo Lý Công Giáo cũng đề cập đến tội này và ngăn cấm như sau :

c.2121: ”Tội buôn thần bán thánh (simony) là mua hoặc bán các thực tại thiêng liêng. Pháp sư Simon muốn mua quyền lực linh thiêng ông ta thấy tác động nơi các Tông đồ, nhưng Phêrô đã trả lời ông: “Tiền bạc của ngươi hãy hủy hoại đi với ngươi, vì ngươi đã tưởng lấy tiền bạc mà mua được hồng ân của Thiên Chúa” (Cv 8, 20). Thánh Phêrô đã hành động đúng như lời Chúa Giêsu dạy: “Các ngươi đã nhận được nhưng không thì cũng hãy ban tặng nhưng không” (Mt 10,8).

Không thể chiếm lấy các lợi ích thiêng liêng làm của riêng mình và tùy ý sử dụng như kiểu một người sở hữu chủ hoặc một ông chủ, bởi vì các ơn ích thiêng liêng này bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể nhận được từ nơi Thiên Chúa, cách nhưng không.

c.2122: ”Ngoài những khoản dâng cúng do thẩm quyền ấn định, thừa tác viên không được đòi hỏi gì cho việc ban các bí tích, và phải lo liệu để những người nghèo túng không mất ơn nhận lãnh các bí tích vì cảnh nghèo khó của họ. Thẩm quyền ấn định ‘các khoản dâng cúng’ này dựa trên nguyên tắc dân Kitô giáo phải cấp dưỡng cho các thừa tác viên của Giáo Hội “người thợ đáng được của nuôi thân” (Mt 10,10). ư

Dựạ trên những điều Giáo Hội dạy và ngăn cấm trên đây liên quan đến “tội mại thánh”, chúng ta cần hiểu rõ những áp dụng cụ thể để tránh gương xấu về loại tội này trong thực hành.

Trong nội bộ Giáo Hội, nếu ai để tiền bạc chi phối trong việc tiến cử người vào các chức vụ lãnh đạo Gíáo phận, Dòng tu, trong việc tuyển chọn và truyền chức thánh, trong việc nhận và cho khấn Dòng… thì chắc chắn đã phạm tội simonia, làm gương xấu cho người khác, và làm ô nhục cho Giáo Hội. Những ai đã và đang còn âm thầm làm việc bất chính này thì hãy chuẩn bị để trả lời trước Chúa công thẳng về tội “buôn thần bán thánh” của mình. Trong thực hành, người xin và người làm các dịch vụ thánh như xin Lễ, ban Bí tích, làm phép người hay đồ vật, cầu nguyện cho ai với mục đích lấy tiền, thì đó là tội mại thánh đáng bị lên án trong Giáo Hội.

Việc cầu nguyện hay xin Lễ cầu cho các linh hồn là việc bác ái thiêng liêng cao quí rất đáng khuyến khích trong Giáo Hội, nhưng đừng ai hiểu lầm rằng hễ bỏ ra nhiều tiền, xin nhiều lễ, thì linh hồn mau được cứu rỗi. Tiền bạc chắn chắn không thể mua ơn Cứu độ và Nước Thiên Đàng, vì nếu có như vậy, thì người ta khỏi cần sống Đạo cho hẳn hoi, cứ việc ăn chơi thỏa thích, rồi tiết kiệm nhiều tiền để khi chết, nhờ người khác xin Lễ cho là xong.

Ngược lại, chúng ta phải hiểu rằng Ơn Cứu Độ được ban trước hết do lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và cậy nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, cộng thêm phần đóng góp của cá nhân vào Ơn Cứu Độ này khi còn sống trên đời. Nhưng nếu không có lòng thương xót và công nghiệp của Chúa Cứu Thế Giêsu thì không ai được cứu rỗi, cho dù người ta có bao nhiêu tiền của và xin bao nhiêu Thánh lễ, nhờ muôn ngàn người cầu nguyện cho.

Ngược lại, nếu chỉ dựa vào công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô thôi và không cộng tác chút nào vào công nghiệp này bằng nỗ lực cải thiện đời sống theo tinh thần Phúc Âm và thực hành những giới răn căn bản, thì Chúa không thể cứu ai được, nói chi đến việc nhờ người khác xin Lễ cầu nguyện thay cho mình. Đây là căn bản tín lý và thần học về việc cứu rỗi (salvation).

Và điều quan trọng nhất xin chia sẻ với anh chị em rằng thì là chúng ta đừng ai bao giờ nghĩ rằng xin lể hay xin cầu nguyện với bổng lễ to thì có hiệu lực thiêng liêng nhiều hơn bổng lễ nhỏ hay không có bổng lễ. Nếu xin với ý này thì đó là “muốn dùng tiền của để mua ơn thánh”, để mua Nước Trời, và như vậy là mắc tội “mại thánh” về phía người xin.

Và điều ngược lại, về phía người làm (thừa tác viên), nếu gián tiếp hay trực tiếp gây cho giáo dân ngộ nhận rằng xin lễ xin cầu nguyện với bổng lễ to, sẽ được nhiều ơn ích thiêng liêng hơn bổng lễ nhỏ, thì cũng phạm tội mại thánh cách chắc chắn. Việc có rao tên, có kéo chuông, và đốt nhiều đèn nến, không có giá trị thiêng liêng nào trước mặt Chúa, mà chỉ có tác dụng phô trương trước mặt người đời mà thôi.

Lm. Anmai, CSsR

Read 183 times Last modified on Thứ tư, 29 Tháng 3 2023 21:21