Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 28 Tháng 1 2024 13:34

Thực hư giữa tuyên xưng đức tin và sống niềm tin trong cuộc đời

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  THỰC HƯ GIỮA TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN VÀ SỐNG NIỀM TIN TRONG CUỘC ĐỜI

Trang Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay hấp dẫn. Vì sao hấp dẫn ? Hấp dẫn ở cái chỗ thần ô uế tuyên xưng : Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !

Và, vấn đề quan trọng và cần lưu tâm đó chính là chuyện tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa nhưng thực tại thần ô uế cũng như ma quỷ đâu có tin vào Chúa.

Còn nhớ có một người kia làm luận văn về Thiên Chúa đạt điểm 10/10. Trong cái luận văn ấy, lập luận rất chặt chẽ về sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc đời. Phản biện cũng như trình bày đến độ Hội Đồng chấm điểm phải cho con số tròn 10 chứ không có cách nào khác. Thế nhưng thực tế đó là chuyện người viết luận văn. Người viết luận văn lại là người không tin Chúa.

Câu chuyện tin Chúa rất gần trong cuộc đời của người Kitô hữu. Cũng như bao nhiêu người khác, người Kitô hữu luôn tuyên xưng đức tin vào Chúa. Thế nhưng thực tế và thực tại có tin và diễn tả cũng như sống niềm tin vào Chúa trong cuộc đời của mình hay không lại là chuyện khác.

Vừa rồi, có một cô nhắn : “Cha ơi ! Cha cầu nguyện cho chồng con. Chồng con là đạo gốc nhưng bỏ Nhà Thờ, bỏ Chúa 2 năm nay rồi ! Con là người đạo theo ! Con buồn quá ! Cha cầu nguyện cho chồng con ...”

Đây chả phải là một trường hợp người có đạo đã bỏ Chúa.

Thực tế cuộc sống, nói ra thì đắng lòng. Có những người bỏ Chúa, bỏ Nhà Thờ cách công khai. Họ can đảm nói về niềm tin của họ là họ không còn tin vào Chúa nữa.

Tiếc thay là cũng có những người sống đạo và giữ đạo nhưng có thể nói là sống đạo hình thức và giữ đạo hình thức có nghĩa là thấy người ta đi Nhà Thờ thì tôi cũng đi nhà thờ, thấy người ta đọc kinh thì tôi cũng đọc kinh chứ còn đời sống của tôi chả ăn nhập gì đến cài chuyện đọc kinh xem Lễ cả. Đời sống ngược lại với những gì nà người ta tuyên xưng.

Đời sống thường ngày, chúng ta đã từng được nghe những lời phàn nàn của những người trẻ về đời sống đạo của cha mẹ và những người lớn tuổi, phàn nàn về một đời sống đạo đọc kinh, đi lễ nhiều nhưng lại chẳng có chút biến đổi gì trong cuộc sống đời thường. Những lời phàn nàn ấy không phải là không có lý. Đối với những người trẻ, đời sống thực quan trọng hơn những giá trị thiêng liêng và chính chứng tá của đời sống thực mới có sức thuyết phục.

Cùng trong chiều hướng ấy, chúng ta cũng có thể dễ dàng nghe thấy một số người tân tòng, tin đạo cách chân chính, cảm thấy ngạc nhiên về đời sống Đức Tin của những người “đạo gốc”, một đời sống đạo không biểu lộ được một sự an vui, ít thể hiện thành đời sống bác ái yêu thương… Như người vợ của anh Công Giáo kia, vợ cũng sẽ ngạc nhiên về đời sống đạo của người chồng gọi là đạo gốc kia.

Có một làng kia làm nghề may mũ. Những tay thợ lành nghề trong ngôi làng ấy vẫn luôn ganh đua nhau để trình bày những chiếc mũ tốt nhất, đẹp nhất, độc đáo nhất. Đó là một ngôi làng “đầy sức sống”. Tuy thế, những người thợ may mũ ấy lại không biết đội mũ và khi ra đường, họ vẫn cầm chiếc mũ đẹp của mình trong tay để khẳng định tay nghề của mình là độc đáo. Những người thợ ấy luôn luôn đau ốm vì nắng mưa …

Qua câu chuyện này, ta có thể nói rằng nhiều sinh hoạt đạo của Giáo hội Việt Nam giống như làng nghề mũ ấy. Thay vì để đức Tin và những sinh hoạt phượng tự, sinh họat đạo đức, mang lại một sự che chở trên hành trình cuộc đời, các sinh hoạt ấy lại tự tìm lý do hiện hữu trong một thế giới nào khác; thay vì tìm thấy niềm vui và sự bình an của Chúa trên bước đường đời, nhiều Kitô hữu lại chỉ biết tô vẽ mãi một thứ “đạo thiêng liêng” để dùng trong một thế giới khác.

Trong đời sống đức tin, nhiều người Công giáo chỉ biết đọc kinh mà không biết cầu nguyện; chỉ biết cách tham dự các nghi thức phụng vụ mà không sống tâm tình thờ phượng đích thực; chỉ biết tham gia các sinh hoạt chung mà không bao giờ có được một chút gặp gỡ riêng tư với Chúa… đó cũng là bệnh hình thức.

Bệnh hình thức như thế khiến cho người ta chỉ chú ý đến phong cách, phong cách quí tộc, cung cách lịch sự mà quên đi tấm lòng thành của con người. Bệnh hình thức là một thứ đẹp vô hồn, đẹp mà không có duyên, đẹp theo một hình ảnh mẫu mà không có nét hài hòa bên trong, hài hòa nội tại của một con người.

Bệnh hình thức khiến cho người ta chỉ biết đánh giá mình và đánh giá người khác qua những gì bên ngoài; rồi đồng hóa bản thân một con người với những phong thái, cử chỉ bên ngoài. Bệnh hình thức cũng là một thứ “đạo sinh hoạt”, nghĩa là tổ chức phong phú sầm uất, rước sách ì xèo, … và người Kitô hữu công giáo cứ việc tham gia vào các sinh họat mà không có sự tự nguyện, tự do của mình.

Bệnh hình thức làm nên một hệ thống nghi lễ thay thế cho sự gặp gỡ đích thực của con người với nhau. Phú quí sinh lễ nghĩa : vui buồn, phán đoán giá trị luân lý dựa theo những tiêu chuẩn của lễ nghĩa. Có một cuộc họp của các vị lãnh đạo một nhà dòng kia, trong đó ngời ta dự định lên án việc “dô dô” khi ăn nhậu. Nhưng thật ra điều đó, tự bản chất của nó, không có gi là xấu; hơn nữa nếu so với việc có thói quen xơi rượu tây một cách văn minh thi việc sau còn tệ hơn việc trước nhiều.

Có lẽ một phần do xu hướng của xã hội để rồi những người có đạo cũng chỉ giữ đạo và sống đạo cách hình thức bên ngoài chứ không để cho đời sống đức tin của mình bén rễ sâu trong Đức Kitô. Ai nào đó thật bén rễ đời mình sâu trong Đức Kitô sẽ diễn tả, sẽ bày tỏ, sẽ sống đời sống đức tin cách chân thành chứ không hoa mỹ hay bề ngoài.

Thật khó sống đời sống đức tin chân thành bởi lẽ cuộc sống càng ngày càng khó khăn. Chính vì đời sống kinh tế vật chất khó khăn để rồi niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa lại là một thách đố của đức tin thời hiện đại.

Miệng thì vẫn tuyên xưng nhưng có sống niềm tin mà mình tuyên xưng ấy lại là khoảng cách quá lớn trong cuộc đời người tín hữu.

Lm. Anmai, CSsR

Read 308 times Last modified on Thứ hai, 29 Tháng 1 2024 21:55