Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ bảy, 20 Tháng 12 2014 17:49

Gia đình sống mùa vọng-Chúa Nhật IV Mùa Vọng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  “Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Is-ra-en. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi. Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi”. (2 Sm. 7,1-5. 8b-12.14a.16)

 

 

SỐNG MÙA VỌNG

Ngày 21/12/2014 – Chúa Nhật IV Mùa Vọng

Bánh trái cây

Khi nói đến bánh trái cây người nghĩ đến bánh “pudding nho khô” của người Anh được dùng tromg những dịp lễ hội. Có một loại bánh tên là “plum cake” nhưng lại khác với bánh “pudding nho khô” ở chỗ nó không được hấp chín.

“Plum” là từ chung cho các loại trái cây khô, có kèm theo các loại hạt. Đây là những nguyên liệu cơ bản dùng để làm bánh trái cây.

Vì Giáng Sinh rơi vào thời điểm không còn trái cây tươi nên các loại bánh sử dụng trái cây khô càng trở nên thích hợp trong dịp lễ này.

Theo truyền thống, bánh trái cây thường được làm vào dịp lễ Thánh Tôma Tông Đồ vào ngày 21 tháng 12 (nhưng hiện nay lễ Thánh Tô ma đã dời vào ngày 3 tháng 7). Vào ngày này tại Anh, người nghèo sẽ đến tận nhà những người nhận Thánh Tôma làm bổn mạng để xin thực phẩm cho bữa ăn dịp lễ Giáng Sinh.

Vai trò ngôn sứ

“Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Is-ra-en. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi. Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi”. (2 Sm. 7,1-5. 8b-12.14a.16)

Đây là giai đoạn khoảng 1000 năm trước Công Nguyên, 250 năm sau khi Thiên Chúa dẫn dân Người thoát cảnh nô lệ ở Ai Cập tới miền Đất Hứa của tự do. Trong giai đoạn này, phải mất một thời gian khá dài mới hợp nhất các bộ lạc khác nhau thành một dân tộc.

Tiến trình thay đổi xảy ra khi Đa-vít lên làm vua. Bài đọc 1 hôm nay trích trong Sách Samuel quyển thứ hai đề cập đến giao ước giữa Thiên Chúa và vua Đa-vít.

Trong đoạn Kinh Thánh trên, ngôn sứ Nathan nói với Đa-vít nhân danh Chúa, bảo đảm rằng Chúa sẽ bảo toàn triều đại vua Đa-vít. Ngôn sứ Nathan nói với vua Đa-vít nhiều lần nữa nhưng không phải lần nào sứ điệp của ngôn sứ đều được vua Đa-vít lắng nghe.

Xem ra việc ngôn sứ Nathan làm thật bạc bẽo.

Những ngôn sứ trong Kinh Thánh không làm theo ý mình nhưng để Thiên Chúa hoàn tất điều Ngài muốn và chỉ có Ngài mới có thể làm được.

Đó là lý do thực sự vì sao các ông thường không muốn làm ngôn sứ. Trong suy nghĩ của các ông thì đây không phải là một công việc mà chỉ đơn giản là chấp nhận lời mời gọi trở thành một “kênh” thông chuyển lời, quyền năng và bình an của Thiên Chúa… và để Chúa làm việc qua mình.

Tôi học được điều gì từ bài học này.

Là một Kitô hữu, có phải tôi chỉ tuân giữ luật Chúa một cách máy móc hay tôi để Chúa biến đổi mình mỗi ngày? Tôi có tìm Chúa Giêsu và để Ngài hoạt động qua tôi? Hay tôi cho là mình có thể tự hoàn thiện hơn mỗi ngày

Điều này rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Dành vài phút thinh lặng với Chúa.

Jos. Nguyễn Hùng Cường

Read 1918 times Last modified on Chủ nhật, 21 Tháng 12 2014 16:45