Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 15 Tháng 1 2015 15:22

Bằng chứng (trong Kinh Thánh) linh mục là ''cha''

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Bằng chứng (trong Kinh Thánh) linh mục là ''cha''

Trong bài khác, tôi sẽ viết về ''Thiên Chức Linh Mục của Chúa Giêsu'' được Ngài truyền cho tông đồ hồi ấy và đến hôm nay qua Bí tích Truyền Chức Thánh và về chữ CHA (trong Cựu Ước) là ''tiền trưng'' rất cảm động cho linh mục là CHA phần hồn hôm nay.
Còn trong bài này, dựa vào Thánh Thư, tôi nêu bằng chứng linh mục là ''cha'' như thế nào, tại sao. Sau đó, tôi xin mạo muội viết về danh xưng ''mục tử'' được dùng trong Kinh Thánh và trong Giáo Hội.

I- Linh mục là ''cha'' vì những lý do

A- Để sửa dạy như trong 1 Côrintô 4,14-17

''Tôi viết những lời đó không phải để làm anh-chị-em xấu hổ, nhưng mà để SỬA DẠY anh-chị-em LÀ những người CON YÊU QUÝ CỦA TÔI. Thật thế, cho dù có ngàn vạn giám thị trong (Chúa) Kitô, anh-chị-em cũng không có nhiều CHA đâu bởi vì, trong (Chúa) Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, CHÍNH TÔI ĐÃ SINH RA ANH-CHỊ-EM. Vậy, tôi khuyên anh-chị-em hãy bắt chước tôi. Vì lẽ đó, tôi đã phái người CON yêu quý và trung tín CỦA TÔI trong Chúa, là Timôthê, đến với anh-chị-em.''

Vâng, ''Nhờ Tin Mừng, tôi (Phaolô) đã sinh ra anh-chị-em'' có nghĩa: Phaolô trở thành CHA của anh-chị-em trong Chúa Kitô, nhờ Sự Phục Sinh của Ngài.

Người ''CHA PHẦN XÁC'' (biological father) cũng phải ''giáo dục'' CON CÁI như trong Thứ Luật 6,1-9: ''Ðây là mệnh lệnh, là những thánh chỉ và quyết định mà Ðấng Hằng Hữu, Thiên Chúa của con, đã truyền phải DẠY cho con... Những lời này ta truyền cho con hôm nay, con phải ghi tạc vào lòng. Con phải lặp lại (dạy lại) những lời ấy cho CON CÁI mình, phải nói lại cho chúng lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà và lên cửa thành của con.''

Vậy thì HUỐNG CHI ''CHA PHẦN HỒN'' (spiritual father) như Phaolô đã tự xưng trong Thư gởi cho người CON của Đức Tin là Timôthê: ''Tôi, Phaolô, tông đồ của (Chúa) Kitô Giêsu, theo Ý MUỐN của Thiên Chúa, để loan báo lời hứa sự sống trong (Chúa) Kitô Giêsu, gởi Timôthê, người CON CHÍNH TÔNG CỦA TÔI trong ĐỨC TIN...'' (2 Timôthê 1,1-2)

B- Để uốn nắn giáo hữu theo đường lối của Thiên Chúa như trong 2 Timôthê 3,16

''Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo huấn theo sự công chính.''

C- Để chu toàn Sứ Mạng Đại Diện Thiên Chúa và thông ban Ân Sủng, bình an như trong Titô 1,4

''... nhờ việc rao giảng đã được KÝ THÁC CHO TÔI, thể theo THÁNH CHỈ của Thiên Chúa, Ðấng cứu thoát chúng ta, gửi Titô, người CON CHÍNH TÔNG trong cùng đức tin chung của chúng ta. ÂN SỦNG và BÌNH AN từ Thiên Chúa Cha và Kitô Yêsu, Cứu Chúa của chúng ta!''

D- Để khuyên can giáo hữu và củng cố đức tin của họ như trong 1 Gioan 2,1

''Hỡi CÁC CON bé nhỏ của CHA, CHA viết cho CÁC CON những điều này để CÁC CON đừng phạm tội. Nhưng nếu ai trót phạm tội thì chúng ta có Ðấng bàu chữa nơi Cha là Giêsu Kitô, Ðấng công chính.'' (Xin xem thêm CHÍN lần những chữ ''các CON bé nhỏ'' ở trong Thánh Thư I Gioan.)

Theo thiển ý của tôi, chữ ''CON'' đậm đà tình phụ-tử hơn chữ ''anh''! Trong Bản tiếng Việt (2011), ngoài chữ CON (child, children; enfant, enfants), Anh-Em TIN LÀNH cũng dịch ''đại từ'' YOU thành CON, chẳng hạn ở 2 Timôthê 1,6: ''Vì thế ta (cha) muốn nhắc CON hãy khơi dậy ân tứ của Ðức Chúa Trời đang ở trong CON qua sự đặt tay của ta. Hence I remind YOU to rekindle the gift of God that is within YOU through the laying on of my hands.'' Ngoài ra, cũng theo thiển ý của tôi, đại từ ngôi thứ nhất (I, JE, ICH), mà Phaolô viết để xưng hô với Timôthê, mà Gioan dùng để ''nói'' với ''các con bé nhỏ'', có thể dịch thành ''CHA'' thì mới diễn nghĩa tình phụ-tử thiêng liêng nhờ Thiên Chức của người CHA trong việc TÁI SINH CON bằng Bí tích THANH TẨY!!!

II- Mục Tử là ai?

A- Là Thiên Chúa trong Cựu Ước

Thánh Vịnh 23,1 ghi: ''Chúa Giavê là mục tử tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.''

B- Là Thiên Chúa Chúa Cứu Chuộc (Giêsu) trong Tân Ước

Tin Mừng theo Gioan 10,11 ghi Lời Chúa Giêsu phán: ''Ta là Mục Tử Nhân Lành.''

Có người dựa vào câu trong Tin Mừng theo Matthêô 23,8-10 về chữ ''Thầy, Cha, Lãnh Đạo'' (mà tôi sẽ mạo muội giải thích ở bài khác) để nói rằng người Công Giáo không nên dùng chữ ''cha'' cho linh mục, mà nên gọi các vị ấy là ''mục tử'' như Anh-Chị-Em Tin Lành có chữ ''mục sư''!

Trước khi nêu cảm tưởng của mình về đề nghị trên đây, để kính mong Anh-Chị-Em ''đồng Kitô hữu'' (Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành) có sự ''đồng cảm thông'' trong Tình Chúa bởi vì tông đồ Phaolô dạy chúng ta thế này: ''Bằng có ai muốn cãi lẽ thì chúng tôi không có thói quen ấy, mà CÁC Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng không có nữa.'' (I Cor. 11,16)

C- Bây giờ, tôi xin ''đi tìm'' sự cảm thông

Chữ ''mục tử'' (pasteur) đồng nghĩa với ''berger'', tức là người ''chăn nuôi, chăn dắt, nuôi dưỡng'' như trong lời ca bằng tiếng Pháp: ''Le Seigneur est mon berger, rien ne saurait me manquer.'' Linh mục Đức cũng được gọi là Pastor, chữ vẫn dùng cho mục SƯ Tin Lành. Gọi như thế là chúng ta đâu sánh ''các ngài'' bằng Đức Chúa Trời, nhưng vì VÂNG LỜI Chúa Giêsu dạy: ''Hãy chăn dắt chiên của Ta...'' Người chăn dắt là ''berger, pasteur'' như Linh Mục hay Mục Sư.

Anh-Chị-Em Tin Lành vui lòng thông cảm cho chữ ''cha'' mà Anh-Chị-Em Công giáo dùng cho linh mục cũng như chúng tôi cũng rất thông cảm cho Anh-Chị-Em Tin Lành dùng chữ ''Mục SƯ'' còn ''oai hơn'' chữ ''mục tử'' nhiều lắm bởi vì SƯ là ''Thầy'', mà ''Thầy'', đối với nhiều vùng ở miền Bắc, cũng có nghĩa là ''Cha'', nhất là trong thời phong kiến, người ta coi SƯ trọng hơn PHỤ như thế này: Quân, Sư, Phụ. SƯ trước PHỤ!!!

Mà SƯ thì cũng đúng như Lời Chúa dạy mười một Tông đồ: ''Vậy các con hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, THANH TẨY họ nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, DẠY họ giữ hết mọi điều Ta đã TRUYỀN cho các con. Và này Ta sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28,19-20)

Ở Đức, ngoài việc Hội đồng Giám mục (Công giáo) Đức, Áo, Thuỵ Sĩ, Luxemburg, Lüttich, Bozen-Brixen, Giáo hội Tin Lành Đức và Hội Kinh Thánh của Tin Lành Đức cùng dịch CHUNG Kinh Thánh, còn có rất nhiều hình thức cộng tác khác giữa hai Hội Thánh. Kitô hữu đôi bên đều kính trọng lẫn nhau như lời dạy của Phaolô ở 1 Cr 11,16.

(Viết theo đề nghị của một vài vị có tinh thần đoàn kết Kitô giáo)

Đức Quốc, 13.5.2013

Đaminh Phan Văn Phước

Read 1221 times