Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 28 Tháng 7 2015 16:01

Tôn giáo và đại dịch AIDS: Tại sao bao cao su không phải là giải pháp

Posted by 
Rate this item
(1 Vote)
  Tôn giáo và đại dịch AIDS: Tại sao bao cao su không phải là giải pháp

Giáo hội Công giáo thường bị chỉ trích vì phản đối việc sử dụng bao cao su như là một biện pháp ngăn ngừa sự nan rộng, lây nhiễm HIV.
 
Tôn giáo không phải là kẻ thù, đấy là nội dung của cuốn sách mới được ấn hành, “Religion and AIDS in Africa”, tác giả: Jenny Trinitapoli và Alexander Weinreb, (Oxford University Press).
Trong phần dẫn nhập, các tác giả đã lưu ý rằng, nhiều người mà họ có dịp tiếp cận tại Phi châu về chủ đề AIDS, thường nhận định nó theo góc nhìn tôn giáo. Đấy là một thách đố trong cuộc khảo sát của hai tác giả, họ nhận là, họ có những sở học về dân số học và xã hội học, cùng với những lối nhìn về tôn giáo đã bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi các thứ lý thuyết thế tục, thoát ly khỏi tôn giáo.
“Và theo lối nhìn này, chúng tôi cho là các câu trả lời mang hơi hướm tôn giáo về đại dịch AIDS trong vùng Phi-châu-hạ-Sahara là tàn tích còn sót lại của những tư tưởng, quan niệm cũ kỹ về sức khoẻ, bệnh tật, mầm bệnh, virus, phù thuỷ, và ma quái”, các tác giả giải thích.
Dần dần cùng với thời gian, thái độ của họ đã thay đổi, khi họ chứng kiến vai trò hết sức quan trọng của tôn giáo trong đời sống của những người dân nơi đây.
Khi xem xét mối tương liên giữa các thực hành tôn giáo và HIV, họ khám phá ra rằng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn đáng kể đối với nhóm tín đồ thuộc các truyền thống tôn giáo có quan điểm bảo thủ.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Malawi còn cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm HIV cũng không giống nhau giữa nhóm nam tín đồ và nữ tín đồ. Đối với với nhóm nữ tín đồ, mối tương liên này được thể hiện một cách rõ ràng hơn.
Mức độ sùng đạo 
Các tác giả cũng ghi nhận, theo giáo hội nào hay nắm giữ niềm tin nào không có tính quyết định tới tỷ lệ lây nhiễm HIV. Yếu tố mang tính quyết định là lòng sùng đạo, là đời sống đạo của người dân.
Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục người dân về AIDS, về cách thức mà nó lan truyền. Theo các tác giả, nói chung trong vùng Phi-châu-hạ-Sahara, đa số tín hữu Công giáo và các tín đồ thuộc các giáo hội Tin Lành đều hiểu biết về cách thức lây truyền, họ có mức độ hiểu biết về HIV cao hơn các tín đồ Hồi giáo và những người thực hành các tôn giáo cổ truyền.
Liên quan đến việc lây nhiễm qua con đường tình dục, thì kiêng khem rõ ràng là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa, hai tác giả thừa nhận như thế. Mặc dù cả hai, nhóm các tín hữu và nhóm các công dân thuần tuý, không theo tôn giáo nào, đều cổ võ chuyện kiêng khem đi nữa, thì họ cũng có những xuất phát điểm rất khác nhau.
Nhóm không theo tôn giáo nào chủ trương chuyện kiêng khem xuất phát từ những lý do thuần phương tiện, còn nhóm theo các tôn giáo lại làm thế do bởi các lý do đạo đức, luân lý, các tác giả cho biết. Các tác giả còn cho biết, các thông điệp tôn giáo đang được nhiều người lắng nghe hơn, và càng ngày càng sâu sát hơn với hoàn cảnh của người dân Phi châu.
Các tác giả cũng ghi nhận điều này: giống như những nơi khác trên thế giới, các thanh thiếu niên mà có đời sống tôn giáo tích cực hơn thì cũng ít dính vào chuyện tình dục hơn so với những đồng bạn ít hay khô khan trong chuyện đạo nghĩa. Nghiên cứu cho thấy, đây có thể là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát dịch HIV.
Bên cạnh việc cổ võ sự kiêng khem, tiết chế, tất cả các tôn giáo lớn cũng cổ võ sự trung thành vợ chồng. Các tác giả cũng cho biết, không những tại vùng Phi-châu-hạ-Sahara mà trên khắp thế giới, các nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người tham dự thường xuyên trong các sinh hoạt, lễ lạy tôn giáo thì ít vướng vào các mối quan hệ tình ái ngoài hôn nhân.
“Tôn giáo giúp khuôn đúc nên các quan niệm mà người ta có về lòng trung thành, cám dỗ và nguy cơ”.
Một chương trong cuốn sách được dành ra để lý giải một cách chi tiết hơn về cách thức mà tôn giáo tác động tới hành vi ứng xử của từng cá nhân; xem xét tới các thái độ khác nhau liên quan đến việc ly dị, việc sử dụng các chất có cồn, cũng như việc dùng các thứ quà tặng hay tiền bạc để gạ, đổi tình.
Ngăn ngừa và trợ giúp 
Những người làm chính sách bình thường dễ xem nhẹ các yếu tố trên, các tác giả cho biết như thế, đồng thời khẳng định, các vị lãnh đạo tôn giáo có thể đưa ra các chiến lược khác nhau giúp phòng ngừa hiệu quả.
Khi nghiên cứu cách thức đối xử đối với những người bị nhiễm HIV, các tác giả kết luận, các lãnh đạo tôn giáo ít có khuynh hướng đối xử phân biệt hơn người bình thường. Điều này cũng đúng với nhóm các tín hữu của các tôn giáo chính thống. Các tác giả kết luận, “So với những người khô khan, những người sùng đạo ít có khuynh hướng phân biệt đối xử”.
Tôn giáo tác động tới cách thức người ta chăm sóc người nhiễm HIV. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Malawi, các tác giả nhận thấy, về việc thăm viếng, trợ giúp và chu cấp đồ ăn thức uống cho các bệnh nhân, thì tỷ lệ là khá cao với các Ki-tô hữu.
Khoảng 30% Ki-tô hữu tham gia, so với 7% nơi các tín đồ Hồi giáo, và 5% với những người hiếm khi tham dự các nghi lễ tôn giáo.
Trong lãnh vực chăm sóc trẻ em mồ côi, tỷ lệ này cũng tương tự. “Trong lãnh vực chữa trị AIDS và các lãnh vực khác, các nhóm chăm sóc, chữa trị, các nhóm lo cho trẻ mồ côi, các uỷ ban tương trợ phát triển có liên hệ hay trực thuộc với Giáo hội là những thiết chế trung gian, chúng đóng vai trò then chốt giúp tạo thành một xã hội dân sự phát triển”. Đây chính là kết luận chung kết của cuốn sách.
Chương sau cùng của cuốn sách cho biết, tôn giáo chính thống thường được mô tả trên các phương tiện thông tin đại chúng như là chướng ngại cấm đoán việc sử dụng bao cao su, và do vậy cũng là một chướng ngại ngáng trở trong cuộc chiến chống lại AIDS. “Nghiên cứu của chúng tôi chống lại một quan điểm như thế”, các tác giả viết.
Các tác giả cũng cho biết, “Nếu không có những hỗ trợ từ phía các tôn giáo nhắm trợ giúp cho những nạn nhân HIV, thì chắc chắn những tổn thất, những thiệt hại do AIDS nơi các cộng đồng tại Phi-châu-hạ-Sahara sẽ nặng nề hơn nhiều”.
Cuốn sách đưa ra một xác quyết, “Tại Phi-châu-hạ-Sahara, trong những nỗ lực hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu mức độ lây lan của HIV cùng các hậu quả của căn bệnh này trên gia đình và cộng đồng, phải kể đến yếu tố luân lý, tôn giáo. Đây là một yếu tố mang tính quan trọng, thiết yếu”.
Các tác động thừa nhận: “Yếu tố đạo đức, tôn giáo thường không được những người theo chủ nghĩa thế tục (chủ trương loại bỏ tôn giáo) quan tâm, nhưng nếu loại bỏ yếu tố này sẽ khiến cho chúng ta phải lạc lối, chúng ta sai lầm”.
Cứ dựa vào những lý chứng được đưa ra trong cuốn sách, thì rõ là không hề là một trở ngại, mà trái lại, trong cuộc chiến chống lại AIDS, tôn giáo, đặc biệt là Ki-tô giáo, còn là một phần quan trọng trong một giải pháp tổng thể nữa.
(daminhvn.net 27.07.2015/ zenit.org)

 

Read 915 times Last modified on Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 07:28