Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Ban Biên Tập

Ban Biên Tập

Thứ hai, 30 Tháng 9 2024 06:04

Lễ thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu

  Lễ thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu  
Thứ bảy, 28 Tháng 9 2024 06:27

Mở lòng ra với Thần Khí của Thiên Chúa

  MỞ LÒNG RA VỚI THẦN KHÍ CỦA THIÊN CHÚA | Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Thường Niên, Năm B
Thứ bảy, 28 Tháng 9 2024 06:23

Một ai đó

  MỘT AI ĐÓ
Thứ sáu, 27 Tháng 9 2024 16:27

Thói hư của sự soi mói

  Thói hư của sự soi mói-Chúa Nhật 26 Thường Niên, Năm B
    XA TRÁNH DỊP TỘI    
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần 26 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuân 26 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 25 Mùa Thường Niên
Chủ nhật, 29 Tháng 9 2024 05:04

Ai là người lớn nhất ?

Ai là người lớn nhất ? Thứ Hai tuần 26 Thường niên năm I (Lc 9,46-50) “Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy.Ai không chống nghịch các con, tức là thuận với các con.” (Lc 9,48.50)   Ai là người lớn nhất ? (Lc 9,46-50) Sau khi nghe Đức Giêsu loan báo lần thứ hai về cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Người, trong tâm tưởng của các Tông đồ đã nảy ra một ý tưởng rất tự nhiên: Thầy chết rồi, ai sẽ đứng đầu các anh em ? Ý tưởng đó làm các ông thắc mắc và đem ra bàn cãi lúc đi đường. Thừa dịp này, Đức Giêsu đã ban nhiều lời huấn dụ các ông. Trước những suy nghĩ của các ông, Đức Giêsu nhẹ nhàng dạy các ông chân lý của Người: “Muốn làm lớn, hãy trở nên bé nhỏ”. Người làm lớn trong Nước trời phải là người biết phục vụ anh chị em mình. Sống với Đức Giêsu gần ba năm, các ông đã nghe lời Ngài giảng, đã chứng kiến việc Ngài làm, nhất là gương khiêm hạ, phục vụ của Ngài, thế mà các ông tranh luận nhau xem ai là người lớn nhất trong nhóm. Thấy vậy, Đức Giêsu đã nói với các ông: “Ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất”. Để minh hoạ cho lời nói ấy, Đức Giêsu đưa một em nhỏ ra cho họ thấy gương mẫu điển hình và Ngài nói: “Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này, tức là đón nhận Thầy, mà hễ ai đón nhận Thầy, tức là đón nhận Đấng đã sai Thầy. Vì kẻ nào bé nhỏ nhất trong các con, đó là người cao trọng nhất”. Qua đó, Đức Giêsu mời gọi các môn đệ từ bỏ tính tham quyền cố vị. Tránh đi thái cực muốn được người khác ca tụng, hay thích ăn trên ngồi trốc. Cần loại bỏ sự mong muốn được người khác phục vụ, rồi thích thống trị thiên hạ bằng quyền lực. Chúng ta thấy cái nghịch lý của Nước trời là “càng bé thì càng lớn, càng cao thì càng sâu”, bởi vì: Ai muốn làm đầu thì phải hầu thiên hạ,Ai muốn làm lãnh tụ thì phải phục vụ tha nhân. Cám dỗ lớn nhất của con người, đó là đam mê quyền lực, ai cũng mong muốn được ăn trên ngồi trốc, được mọi người tung hô kính trọng... để rồi từ đó làm mọi cách (cho dù là đê tiện thấp hèn) để đạt được mục đích chức quyền... Trong khi giữ chức quyền là để phục vụ, chứ không phải để cai trị. Làm to ai cũng muốn, nhưng lại ngại phải hy sinh. Vì thế, Đức Giêsu không trả lời trực tiếp là ai to ai nhỏ trong Nước trời, mà chỉ đưa ra một “mẫu người” sẽ trở thành lớn nhất trong Nước trời đó là nên như trẻ nhỏ, và Ngài nhấn mạnh rằng: “Ai muốn làm lớn thì phải cố tự hạ nên như trẻ nhỏ”. Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta phải trở nên giống trẻ nhỏ thì mới được vào Nước trời, vì trẻ nhỏ có những đức tính sau đây: Hình ảnh nên như trẻ nhỏ, nghĩa là biết sống tự hạ, khiêm tốn, vì ai biết hạ mình xuống sẽ được tôn lên, còn ai kiêu ngạo thì tự đánh mất chính mình trong mắt mọi người. Hình ảnh trẻ nhỏ nói lên tính đơn sơ chân thực, trẻ nhỏ không tính toán so đo hay những tính toán nham hiểm. Chúa cũng muốn mọi người chúng ta sống chân thành và ngay thẳng, không toan tính mưu lợi thấp hèn. Hình ảnh trẻ nhỏ còn nói lên tinh thần sống phó thác và tin tưởng nơi cha mẹ. Chúa mời gọi chúng ta biết sống đơn sơ phó thác nơi tay Chúa quan phòng. Hình ảnh trẻ nhỏ nói lên sự trong sạch. Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, không có những đam mê xấu. Chúa cũng muốn chúng ta sống trong sạch trước mặt Người. Khi nói kẻ lớn nhất trong Nước trời phải trở nên như trẻ nhỏ nơi nước trần thế, không có nghĩa là bây giờ làm Giáo hoàng rồi sau này trở nên kẻ rốt hết, nhưng Chúa nhắm đến tinh thần khiêm tốn và phục vụ, sự phục vụ đó tùy theo bậc sống của chúng ta nơi thế gian này. Đức Giêsu đã nêu gương khiêm nhường cho chúng ta qua hành vi rửa chân cho các môn đệ. Vì thế, người môn đệ Chúa cũng được mời gọi trở nên những người phục vụ, và khiêm nhường. Thế nhưng, trong cuộc sống, có mấy ai nghĩ tới điều đó, ai cũng nghĩ người khác phải phục vụ mình, tranh giành quyền lợi, địa vị, loại trừ người khác... Đối với Đức Giêsu thì khác, những người làm lớn phải là người phục vụ kẻ khác. Muốn được như thế, mọi người phải có lòng yêu thương nhau, vì có tình yêu thì những cạnh tranh không còn nữa. Là người lãnh đạo, Đức Giêsu đã sẵn sàng hiến mạng sống mình cho nhân loại. Là Thầy, Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Truyện: Phục vụ trong khiêm tốn Sau đệ nhị thế chiến, những người dân ly tán khắp nơi còn sống sót đều trở về làng quê cũ, họ gạt nước mắt và sẵn sàng đổ mồ hôi để nỗ lực hàn gắn lại những vết thương chiến tranh và xây dựng lại cuộc sống trong hoà bình. Tại một thị trấn nọ, tất cả nhà cửa, phố xá, ruộng vườn đều đã tan hoang đổ nát. Một nhóm bạn trẻ bước vào ngôi nhà thờ thân yêu ngày xưa, nay chỉ còn lại bốn vách tường và mái ngói tương đối là đứng vững, còn bên trong là những gạch vữa, gỗ đá vỡ vụn. Họ tìm thấy pho tượng Chúa Giêsu nằm sõng sượt dưới đất, chỉ còn có thân mình là nguyên vẹn. Tuy thế, họ vẫn dọn dẹp sạch sẽ gian cung thánh, rồi họ đặt bức tượng trên một chiếc bàn con, ở ngay trung tâm của những buổi cử hành phụng vụ và cầu nguyện của giáo xứ. Và người ta đã ghi lại được một lời cầu nguyện bộc phát rất cảm động của một chị thiếu nữ như sau:  “Lạy Chúa, xin cho chúng con trở thành đôi mắt của Chúa, để chúng con diễn tả được tình yêu thương của Chúa. Xin biến chúng con trở thành đôi tay của Chúa, để chúng con nâng đỡ phục vụ anh chị em. Xin cho chúng con trở thành đôi chân của Chúa, để chúng con sẵn sàng đến với tha nhân. Xin biến chúng con trở thành con tim của Chúa, để chúng con biết thực sự yêu thương hết thảy mọi người”. (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)
Thứ sáu, 27 Tháng 9 2024 04:58

Loan báo cuộc thương khó lần thứ hai

  Loan báo cuộc thương khó lần thứ hai