Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 14 Tháng 9 2020 06:41

Ðức Mẹ Sầu bi

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Ðức Mẹ Sầu bi


15. 9

Ðức Mẹ Sầu bi

Khi Mẹ sống lời tiên tri Simeon: “ Suốt đời Bà, tâm hồn Bà sẽ bị đau đớn như lưỡi đòng đâm thâu qua” (Lc 2,35)

Lưỡi đòng đó là;

· Tội lỗi nhân loại

· Những đau khổ của Đức Kitô

· Khi Đức Mẹ bước theo chân Con mình trên đường khổ giá và đứng dưới chân Thánh Giá để chứng kiến và thông phần đau khổ của Con Mình là Đức Kitô.

· Khi Đức Mẹ dâng tất cả những đau đớn riêng biệt, bất thường và đời thường của mình tức là chính trái tim như bàn thờ đầy lòng mến, đầy khiêm tốn, và cầu nguyện.

“Con Trẻ này là duyên cớ cho nhiều người trong dân Israel bị hư hỏng hay được cứu rỗi và sẽ là dấu hiệu gây mâu thuẫn. Còn Bà một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng bà”. Trong giây phút đó Mẹ Maria chưa hiểu rõ thế nào là một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn. Mẹ đã bất đầu đi trên con đường đức tin trong sự vâng phục hoàn toàn thánh ý Chúa. Thiên Chúa dùng tiên tri Simeon để loan báo mầu nhiệm Thánh Giá của Chúa. Có thể lúc đó Mẹ chưa hiểu hoàn toàn Thánh Giá đau khổ thế nào nhưng mẹ cẩn thận ghi nhớ những kỷ niệm ấy trong lòng. Đây là thái độ thường xuyên của Me. Mẹ không hiểu nhưng không vì thế mà Mẹ chối bỏ , Mẹ luôn giữ trong lòng để suy niệm.

‘Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà’. Thập Giá của Chúa, mầu nhiệm đau khổ bao trùm trên đời Mẹ, trên hành trình đức tin của Mẹ khi Mẹ đứng dưới chân Thập Giá của Chúa Giêsu trên đỉnh đồi Golgotha. Sự hiện diện của Mẹ dưới chân Thánh Giá đối với Chúa Giêsu như là sự thông chia đau khổ, mặt khác là sự yên ủi cho Ngài. Mẹ tham dự vào sự đau khổ có sức mạnh cứu rỗi của Thiên Chúa. Mẹ Maria đã âm thầm dâng hiến chính mình cùng với hy tế của Con và lãnh nhận đặc ân được tham dự vào công cuộc cứu rỗi trở nên người Mẹ của toàn thể nhân loại. Lúc đó Mẹ Maria hiểu rõ hơn mầu nhiệm Thánh Giá và Mẹ sẵn sàng lãnh nhận lời mạc khải của Chúa Giêsu .

‘Đứng gần Thánh Giá Chúa Giêsu có Mẹ Người và thấy môn đệ mình yêu, Chúa Giêsu nói với Mẹ: “Thưa bà, đây là con bà” và Chúa nói với môn đệ: “Đây là mẹ con. Sau đó môn đệ đón Đức Mẹ về nhà mình”.

Mẹ Maria cũng vậy, dù phải đứng dưới chân thập giá và phải chứng kiến cái chết thảm thương của con Mẹ là Đức Giêsu, nhưng lòng mẹ vẫn ngập tràn niềm tín thác vào quyền năng và tình thương của Đấng Tối Cao. Về mặt xác thịt con người, chắc chắn lòng mẹ không khỏi tan nát, buồn đau, nhưng trong lòng tin, Mẹ vẫn có được niềm hy vọng hướng về tương lai tươi sáng của sự phục sinh vinh hiển của con Mẹ. Vì lẽ đó, hôm nay chúng ta mừng lễ với Mẹ: Vui mừng với Mẹ, vì khi gặp nỗi khổ đau tột cùng là phải chứng kiến cái chết thê thảm của con Mẹ, Mẹ vẫn không để nỗi khổ đau ấy bóp chết con tim yêu mến và ngập tràn hy vọng của Mẹ.

Nhân dịp mừng lễ Đức Mẹ Sâu Bi, Giáo hội nhắc nhớ cho chúng ta biết về giá trị của hạnh phúc, giá trị của niềm hy vọng trong chính nỗi khổ đau và chết chóc. Ngay ở bài đọc 1 trích trong thư gửi tín hữu Do thái hôm nay, chúng ta được nhắc nhớ về niềm hy vọng trong đau thương, hoạn nạn. Tác giả thư Do thái viết: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính”. Suy gẫm đoạn lời Chúa này, bấy lâu nay ta không khỏi thắc mắc: Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà xin Cha Ngài khỏi phải chết và rõ ràng tác giả thư Do thái bảo rằng Ngài đã được nhậm lời!

Mẹ Maria chịu đau khổ, sự đau khổ của Mẹ không chỉ là đau khổ thể xác mà còn làm cho tâm hồn Ðức Mẹ nát tan, giày vò vì từ khi nói lời xin vâng, dâng con vào đền thánh,lạc mất con vv.cuộc đời của Ðức Mẹ luôn hướng về cây thập giá. Có thể nói, mọi hành vi của Ðức Mẹ đều chuẩn bị cho con Mẹ là Chúa Giêsu tự hiến tế để cứu chuộc nhân loại. Mẹ hiểu rõ con Mẹ là của Mẹ, do Mẹ sinh ra nhưng không thuộc về Mẹ: "Cha Mẹ, không biết con phải làm việc cho Cha con sao ? Mẹ đã âm thầm giữ kín mọi kỷ niệm.mọi sự việc và suy đi nghĩ lại trong lòng. Mẹ đã hân hoan, vui mừng,ca ngợi tình thương bao la của Thiên Chúa trong ngày truyền tin, Mẹ lại sinh ra nhân loại trong sự đau khổ trên núi Canvê. Mẹ hoàn thành sứ mạng đồng công cứu chuộc của Mẹ. "Ðứng gần thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người"

Mẹ Maria đã anh dũng đứng dưới chân thập giá khi con Mẹ bị treo trên cây thập hình nhuốc hổ . Mẹ đứng đó khi nhiều môn đệ và những người thân cận chạy trốn vì sợ hãi,vì sợ chết.Mẹ đã ý thức lời Chúa nói:" Khi nào Ta được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta". Mẹ đã nhận lãnh thánh Gioan,đại diện Giáo Hội làm con của Mẹ và như thế, Mẹ đã cho nhân loại thấy rõ cái chết của Chúa là hy lễ cao quí nhất có sức biến đổi thế gian và là nguồn sự sống mới cho nhân loại.Mẹ đau khổ nhưng sự đau khổ của Mẹ góp phần vào công cuộc cứu rỗi nhân loại nhờ Mẹ kết hợp sự đau khổ của Mẹ với sự đau khổ của Chúa Giêsu.

Sống ở đời này, ai trong chúng ta cũng phải kinh qua đau khổ. Ta không đau khổ vì điều này thì sẽ đau khổ vì điều khác. Đau khổ vì bệnh tật, vì nghèo đói, vì bất công, vì thiên tai, vì nhân tai. Đau khổ vì bị tù đầy, bị kỳ thị, bị khinh khi, miệt thị. Và đau khổ lớn nhất của thân phận nhân loại chúng ta đó là vì sự chết chóc đau thương. Nhưng đứng trước mọi nỗi đau khổ, Lời Chúa hôm nay mời gọi ta hay đón Đức Mẹ về nhà mình, đón Mẹ về với tâm hồn mình để Mẹ dạy cho ta con đường tin yêu, hy vọng ngay trong nỗi đau khổ tột cùng.
Huệ Minh

Read 509 times Last modified on Thứ ba, 15 Tháng 9 2020 06:31