Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 18 Tháng 12 2020 05:21

Tin vào quyền năng của Chúa

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Tin vào quyền năng của Chúa


19 06 Tm Thứ Bảy tuần 3 MV.

Tl 13,2-7.24-25a; Lc 1,5-25

TIN VÀO QUYỀN NĂNG CỦA CHÚA

Thiên Chúa thường tuyển chọn những người này người kia để thi hành một sứ mạng xác định, vì lợi ích của dân Chúa. Tỷ như ở bài đọc 1 trích trong Thủ Lãnh hôm nay, Thiên Chúa đã chọn Samson khi ông còn đang thành hình trong lòng mẹ để qua ông, Thiên Chúa tỏ lộ quyền năng của Người.

Trang Tin Mừng hôm nay cho ta thấy tình thương, quyền năng và sự tuyển chọn của Thiên Chúa ngang qua ơn gọi của Gioan.

"Không có sự gì mà Thiên Chúa không làm được". Hai người đàn bà son sẻ vợ của Zacharia và Manuel, tuổi đã già vậy mà sinh được hai người con là Gioan tẩy Giả và Samson. Theo tục lệ Á Ðông xưa của chúng ta có nói: "Nữ thập tam, nam thập lục". Nghĩa là người nữ khoảng mười ba đến bốn mươi tuổi là cơ thể bắt đầu biến đổi để có thể chuẩn bị trở thành một người mẹ.

Luật Giáo Hội xác định mười sáu tuổi, mà đa số các quốc gia chấp nhận mười tám tuổi là tuổi trưởng thành cho nữ giới để có thể kết hôn. Khả năng sinh con của người đàn bà có thể kéo dài từ đó đến quãng đời từ bốn mươi lăm đến năm mươi tuổi.

Qua khỏi tuổi năm mươi thì hầu như không thể thụ thai được nữa. Lẽ dĩ nhiên phải năm mươi đến sáu mươi tuổi thì mới gọi là đã già, lại càng không thể có hy vọng sinh con cái được nữa. Hơn nữa khi nhìn vào trường hợp của Abraham, ông được mệnh danh là cha của kẻ tin. Mặc dầu Sara vợ ông đã già nhưng được thiên thần báo tin sẽ sinh một con trai trong lúc tuổi già. Abraham đã tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Ðấng mà ông tôn thờ: "Không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được".

Và ta thấy để cũng như muốn hiến thánh cho Thiên Chúa để lo việc phụng sự Ngài, Thiên Chúa đòi hỏi con người phải cộng tác với Người: "Ngươi hãy cẩn thận, không uống rượu và thức ăn có men, cũng đừng ăn những món gì không thanh sạch". Tất nhiên chúng ta cũng không hoàn toàn hiểu theo nghĩa đen nhưng phải hiểu theo nghĩa bóng nữa.

Thiên Chúa đã tuyển chọn Gioan Tẩy Giả ngày từ khi ông còn trong dạ mẹ để ông làm sứ giả và tiền hô dọn đường cho Chúa sắp đến. Tên của ông cũng đã được Thiên Chúa xác định với ý nghĩa “Giavê là Đấng nhân hậu”. Cuộc đời ông sẽ là cuộc đời chứng tá về một Đấng Nhân Hậu đang đến giữa thế gian này.

Nhìn lại lịch sử cứu độ, ta thấy Thiên Chúa đã can thiệp vào đời tư của 2 ông bà. Ngài thực hiện chương trình cứu độ của Ngài ngay trong dòng lịch sử nhân loại, với những con người bị coi là một hình phạt, là một điều xỉ nhục. Gia-ca-ri-a đã bắt thăm trúng phiên dâng hương và thay than trên bàn dâng hương trong Nơi Cực Thánh. Đây là một vinh dự hiếm có vì số tư tế quá đông. Người dâng hương sẽ thay mặt toàn dân để dâng lời cầu khẩn lên Thiên Chúa, xin Ngài ban Đấng Mêsia đến Cứu độ nhân loại. Khi vào dâng hương, ông Gia-ca-ri-a gặp một sứ thần của Thiên Chúa đứng bên phải hương án (c.11).

Đây là một cuộc thần hiện thường xảy ra trong Cựu Ước. Ông bối rối và sợ hãi (c.12) đó cũng là tâm lý thường tình khi con người đối diện với lãnh vực Kinh Thánh. Sứ thần đã trấn an ông “ Đừng sợ...” . Sau đó sứ thần loan báo cho ông một Tin Mừng : ông sẽ có một con trai.

Niềm mong mỏi mà ông chờ bấy lâu, nay Thiên Chúa đã thực hiện. Nhưng tên con trẻ sẽ đặt theo ý của sứ thần, vì đó là một sứ mạng cao cả dành cho con trẻ. Sự sinh ra của con trẻ sẽ làm cho nhiều người vui mừng, kể cả ông bố nữa. Vì ngoài sự vui mừng trong nỗi hiếm muộn, sứ vụ của con trẻ sẽ dẫn đưa nhiều người về cùng Thiên Chúa và chuẩn bị mọi tâm hồn sẵn sàng đón Chúa. Để được như vậy, bà mẹ phải kiêng cữ rượu và các chất có men, ý nói về nếp sống hy sinh khổ hạnh của vị tiên tri của Chúa.

Sau khi được giải thích kỹ càng và chuyện người son sẻ có con cũng đã xảy ra trong thời Cựu Ước như Sam son (x. Tl 13,4.7.14), nhưng ông Gia-ca-ri-a đã nghi ngờ quyền năng của Chúa : “Dựa vào đâu mà tôi biết điều ấy ? Vì tôi đã già và bà nhà tôi cũng lớn tuổi”. (c.18). Sự nghi ngờ của ông đã làm cho sứ thần phải xưng danh tánh và kết quả ông “ bị câm” như là một dấu hiệu cho chính ông và người khác. Thái độ của ông không phải là thái độ của Ap-ra-ham (St 15,8). Cha của lòng tin, là tổ phụ của ông.

Theo truyền thống Do Thái, vị thượng tế dâng hương không ở lâu trong cung thánh, vì dân lo âu và vì đó là nơi Thiên Chúa hiện diện, nên rất đáng sợ. Nên khi thấy ông Gia-ca-ri-a ở lâu trong đó, họ không khỏi thắc mắc (c.21). Đợi đến lúc ông ra khỏi, thắc mắc của họ đã có đáp số, đó là thấy ông chỉ ra hiệu mà không nói được và họ biết là ông đã thấy điềm lạ trong nơi Cực Thánh. Ông trở về nhà và bà Ê-li-sa-bét đã thụ thai, bà nói : “ Thiên Chúa đã thương cất nỗi hổ nhục mà tôi phải chịu...” (c.25). Một lời nói như một hành vi ca tụng Tình Yêu Thiên Chúa đã thương đến phận người hèn mọn.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta gặp biết bao biến cố xảy ra trong cuộc sống xã hội, trong Giáo Hội và ngay cả trong tâm hồn mỗi người, nhưng nhiều khi chúng ta vẫn cứng lòng như Gia-ca-ri-a, không tin vào Tình Yêu Thiên Chúa đang bao phủ cuộc đời chúng ta và cả thế giới. Chúng ta thường đặt mình hoặc cậy dựa vào của cải, danh vọng, địa vị hơn.

Và mỗi người chúng ta xin Chúa củng cố lòng tin trong mỗi người chúng ta, để chúng ta nhận ra uy quyền của Chúa và suy phục Chúa, để chúng ta biết tin vào Chúa, tin vào nhau và cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn.

Huệ Minh

Read 274 times Last modified on Thứ bảy, 19 Tháng 12 2020 12:21