Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 19 Tháng 8 2021 06:32

Tiêu chuẩn để vào dự tiệc cưới Nước Trời

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  TIÊU CHUẨN ĐỂ VÀO DỰ TIỆC CƯỚI NƯỚC TRỜI

(Mt 22,1-14)

Bài Tin mừng hôm nay nói về dụ ngôn tiệc cưới. Chúa Giêsu ví Nước trời giống như một bữa tiệc. Trước tiên vị vua sai đầy tớ đi mời khách đến dữ tiệc, nhưng không ai tới Vua sai đầy tớ khác đi nữa, và dặn nói với khách là tiệc đã dọn sẵn rồi, hãy tới dự ngay, nhưng họ cũng chẳng thèm tới, kẻ thì đi thăm ruộng, người thì lo buôn bán, có kẻ lại bắt đầy tớ vua mà hành hạ, giết chết nữa. Vua nổi giận sai quân lính đi sát phạt họ, rồi bảo đầy tớ ra đường gặp bất cứ ai thì kéo vào dự tiệc. Thế là phòng tiệc đầy khách.

Dụ ngôn tiệc cưới muốn ám chỉ ông chủ là Thiên Chúa sai các đầy tớ là các Tiên tri đi mời những người Do thái hãy tin và đón nhận Tin mừng để vào dự bàn tiệc Nước Trời và hưởng phúc đời đời với Đức Ki-tô, nhưng họ đã khước từ, rồi đến các Tông đồ cũng được sai trước hết phải rao giảng Tin mừng cho dân Do thái, nhưng chính họ đã từ chối. Cuối cùng, Tin mừng đã được rao giảng cho bất kỳ ai khắp năm châu bốn bể, khắp mọi ngả đường không phân biệt giàu nghèo tàn tật, ai tin và đón nhận, được mời gọi vào Hội thánh của Chúa để dự bàn tiệc và hưởng Nước trời.

Chi tiết thứ hai trong bài Tin mừng hôm nay làm cho ta khó hiểu và gây thắc mắc. Bấy giờ vua vào phòng tiệc, thấy có người không mặc y phục lễ cưới thì quở trách và tống giam vào ngục. nhà vua cho đầy tớ ra đường gặp bất cứ ai đều được mời vào dự tiệc cưới. Ở giữa ngã ba đường cái thì làm gì có áo cưới? Trước lúc đi tham dự tiệc cưới, chúng ta tắm rửa sạch, trang điểm và mặc bộ đồ đẹp nhất. Để được vào dự tiệc cưới trong nước Thiên Chúa cũng phải sạch sẽ, mang y phục lễ cưới, như là điều kiện tối thiểu như dụ ngôn đã nhấn mạnh. Theo ý kiến của một số Giáo phụ, chiếc áo cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là cuộc sống ăn ngay ở lành. Còn theo ý kiến của các nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại, thì chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là tinh thần sám hối chân thật như Kinh Thánh nhấn mạnh lòng sám hối bằng hình ảnh: “giặt áo mình trong máu Con Chiên” mới có thể đứng vững trước ngai Con Chiên trong ngày lễ cưới.

Tất cả ý nghĩa của áo cưới được nêu trên đều mang ý nghĩa đạt được ơn cứu độ mà ngôn sứ Isaia đã loan báo: Để đi vào nước Trời, cần phải mặc “áo cứu độ”. Áo cứu độ, không bao giờ tự động có được nhưng phải “đáp ứng” lời mời gọi của Thiên Chúa bằng sự biến đổi chính mình, phải “từ bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới” trong Chúa Kitô. Mặc lấy Chúa Kitô cũng là mặc lấy con người mới theo hình ảnh của Thiên Chúa công chính và thánh thiện. Vậy để xứng đáng với tấm lòng của Chúa, chúng ta phải cố gắng hoán cải, có một nếp sống mới. Không phải cứ ở trong Giáo hội là đảm bảo cho ơn cứu độ đâu. Thân xác ở trong Giáo Hội nhưng linh hồn thì bán cho quỷ, đầy tội lỗi mà không thanh tẩy và hoán cải thì cũng không có ơn cứu độ.

Chúng ta đã nhận lời mời của Chúa vào dự tiệc Nước trời. Đây là một vinh dự lớn lao Chúa dành cho ta. Nhưng vinh dự ấy đòi hỏi chúng ta phải vươn lên bằng một đời sống tốt lành thánh thiện, một đời sống kết hợp với Chúa, để có thể nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Trách nhiệm của chúng ta là phải giữ mình, không để cho dục vọng hay của cải trần gian lôi kéo xuống như con vật, ngược lại phải vươn lên làm con cái ánh sáng để xứng đáng là công dân Nước trời.

Giống như một con đại bang được nở ra trong ổ gà. Chú đại bàng vẫn sống kiếp gà, suốt ngày đi bới móc để kiếm ăn. Một ngày kia đang bới móc thì chú đại bàng thấy một đại bàng mẹ bay lượn trên không trung thật đẹp mắt. Chú liền hỏi gà mẹ sao chúng ta không bay lên trời như chú đại bàng kia? gà mẹ bảo chúng ta loài gà không bay được như vậy.

Bổng một ngày đang bới móc kiếm ăn thì chú đại bàng mẹ bảo: bay lên đi con. Thế giới của con là trời cao đất rộng, chứ không phải là đống rác này. Bay lên đi con!

Cậu cố bay lên, nhưng lại rơi xuống. Trong khi các chú gà rừng cười cợt chế nhạo:

Cậu suy nghĩ, nếu ta là gà rừng, sao đại bàng kia cứ bảo ta là đại bàng con. Và khi bay lên ta thấy cũng đâu có khó khăn gì, có lẽ chưa quen thôi. Nào hãy thử lần nữa xem.

Thế là cậu đại bàng đủ lông đủ cánh bay lên, và bay lên mãi. Cậu bay theo mẹ về một chân trời mới. Lần đầu tiên trong đời, cậu được nhìn thế giới từ trên cao, lòng cậu mênh mang, hạnh phúc ngập tràn.

Chúng ta là những Kitô hữu được Thiên Chúa chọn, làm con cái của Ngài. Chúng ta là những con đại bàng, luôn ngước mắt nhìn lên trời cao, mong bay lên cùng Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương. Chúng ta luôn sống trong tâm tình của thánh Augustinô: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa. Tâm hồn con luôn thao thức cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa”.

Lm Giuse Hồ Quang Hân,SDB

Read 255 times Last modified on Thứ sáu, 20 Tháng 8 2021 07:12