Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 15 Tháng 4 2022 12:10

Khi nào ông về nước của ông, ông nhớ đến tôi

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Khi nào ông về nước của ông, ông nhớ đến tôi

Bài Thương khó dài cho nên sau khi nghe bài thương khó thì giảng ngắn. Hôm nay con chia sẻ dài một chút.

Giả như con hỏi anh chị em, khi chúng ta nghe và đọc bài thương khó thì nghe như thế nào ? Nghe như thể người ta kể chuyện đời xưa cách đây 20 thế kỷ hay như anh chị em nghe như mình đang tham dự vào một biến cố cứu độ.

Chúng ta trả lời là chúng ta nghe nghiêm túc chứ chúng ta đâu có lơ là, hỏi sao kỳ vậy ! Nghe khi tham dự cử hành nghi thức thứ Sáu Tuần Thánh cho nên con muốn tham dự vào trong công trình cứu độ của Chúa. Chúng ta đặt thêm 1 câu hỏi là mình làm thế nào để dự phần vào trong công trình cứu độ của Chúa.

Thay vì nói cách lý thuyết thì chúng ta nhìn vào 2 nhân vật mà đôi khi ít quan tâm tới. Đó là 2 người cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu. Trên đồi Canvê chiều hôm ấy ta thấy có 1 cây thánh giá và 2 cây khổ giá.

2 người chịu đóng đinh cùng với Chúa Giêsu thì họ là ai. Thánh Gioan trong bài Thương Khó Ngài không nói chi tiết. Ngài chỉ nói rất đơn sơ là Chúa Giêsu chịu đóng đinh cùng 2 người. Chúng ta đọc Tin Mừng Matthêu và Maccô thì chúng ta thấy có chi tiết là 2 người cùng đóng đinh với Chúa Giêsu là 2 tên trộm cướp. Dịch dễ thương một chút là gian phi. Tiếng Hy Lạp thì Thánh Gioan dùng để nói về Baraba. Baraba là người mà dân Do Thái hò la là tha Baraba, đóng đinh Giêsu. Họ muốn đóng đinh Giêsu và tha Baraba cho họ. Baraba là tên trộm cướp. Thánh Mt và Mc nói 2 tên cùng đóng đinh với Chúa Giêsu là 2 tên trộm cướp.

Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 giải thích cho chúng ta là vào thời của Chúa Giêsu là quê hương của Ngài bị đô hộ của đế quốc Roma. Và trong dân Do Thái có một nhóm chủ trương là phải dùng bạo lực để đánh đuổi quân Roma để giành chủ quyền cho đất nước. Thế thì từ mà chúng ta dịch trộm cướp để ám chỉ những người trong nhóm này. Baraba ở cùng với 2 tên đóng đinh ở trong nhóm này cho nên họ mới bị đóng đinh thậ p giá. Trộm cướp bình thường lấy gì đóng đinh vào thập giá. Tội rất nặng mới bị đóng đi thập giá.

Ta tạm gọi 2 người trộm cướp. 2 người này chịu 1 tội và cùng hình phạt nhưng thái độ của họ với Chúa Giêsu không giống nhau. Người chịu đóng đinh ở bên tả anh ta phản ứng thế nào ? Anh ta nói với chúa cách mỉa mai : Ông không phải là Đấng Kitô - là Đấng Thiên Sai à ? Ông không phải là Đấng cứu thế à ? Anh ta mỉa mai và có vẻ thách thức : "Nếu ông là Đấng cứu Thế sao không xuống khỏi thập giá và cứu cả tụi tôi".

Đang khi đó người trộm cướp bị đóng đinh ở bên phải Chúa thì phản ứng khác : Chúng ta chịu hình phạt thế này là đúng hình phạt mình đã làm. Anh ta nhìn nhận mình có tội và bênh vực Chúa giêsu. Anh ta biết Chúa Giêsu là người tốt lành.

Vì ghenghét nên người ta tố cáo thôi. Chúa tốt lành. Còn khi đóng đinh trên thập giá, anh ta còn nghe xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm. Anh ta ngạc nhiên vì không hiểu sao ông ta không chửi bới mà ông còn cầu xin tha nữa. Sao ông kỳ cục vậy. Có thể anh ta nghĩ thế giới, vương quốc mà ông rao giảng làvương quốc tràn ngập tình thương và không có oán thù : "Ông Giêsu ơi! Khi nào ông về nước của ông, ông nhớ đến tôi".

Ngay lúc đó Chúa nói : "Anh sẽ được lên thiên đàng với tôi".

Anh ta được gọi là trộm lành, Đi ăn trộm lấy gì còn là tốt lành ? Anh ta hướng về Chúa Giêsu. Anh ta xin Chúa cừu mình. Anh ta là hình ảnh cho mình noi theo. Nếu chúng ta nghe bài thương khó để dự mình vào chương trình cứu độ của Chúa thì mỗi người chúng ta khiêm tốn nhận tội lỗi của mình.

Nghe bài thương khó có khi chúng ta trách Philatô là ông sợ mất ghế mất chức quyền thành ra ông trao Chúa Giêsu cho người ta để người ta đóng đinh. Chúng ta có thể than phiền thì ta đặt câu hỏi Tôi thì sao ? Lại không có những lần ham hố chức quyền cho nên chúng tôi cũng gian dối như vậy ? Có không ? Có khi mình cũng lên án ông Giuđa bán thầy. Lên án thì dễ nhưng lúc đó ta tự hỏi tôi thì sao ?C ó khi nào chúng ta vì ít tiền chúng ta bán rẻ lương tâm mình không ? Nghe chuyện Phêrô chúng ta cũng có thể lên án. Tông đồ trưởng mà chối Chúa 3 lần. Chúng ta có chối Chúa không ?

Khi khám phá ra thì khiêm tốn nhìn nhận mình là tội nhân thì khi đó chúng ta giống người trộm lành. Nhận và hối hận trong lòng thì thôi, chưa đủ. Ông Giuđa có nhận mình có tội không ? Có chứ ! Thánh Matthêu kể Giuđa biết ông làm sai và mang 30 đồng bạc trả cho các thượng tế nhưng sau đó đi thắt cổ. Nhận mình có tội mà hối hận trong lòng thì chưa đủ. có khi nó chỉ là mặc cảm và nó không mang lại niềm vui và bình an trong tâm hồn. Phải bắt chước người trộm lành. Nhận ra mình có tội mà hướng về Chúa Giêsu mà thưa : Ông Giêsu ơi! Khi vào nước của ông, xin nhớ đến tôi.

Không biết có bài thánh ca nào diễn tả tâm hình của trộm lành không. Trong cộng đoàn Taize có lời nguyện thầm thĩ rất hay : Jesus, remember me ! When you enter your kingdom. Đó phải là tâm tình của chúng ta và tâm tình đó dẫn chúng ta vào quỹ đạo ơn cứu độ mà chúng ta hằng mong ước.

Lm. Anmai, CSsR

Read 437 times