23.5 Thứ Ba trong tuần thứ Bảy Mùa Phục Sinh
Cv 20:17-27; Tv 68:10-11,20-21; Ga 17:1-11
Vinh quang Thiên Chúa
Vinh quang tư tế của Chúa Giêsu được qui tụ chung quanh các chủ đề vinh quang, sự sống đời đời, đồng thời nó cũng loan báo cho con người một sự kết hiệp với tương lai của Chúa Kitô. Muốn nhận thức được sự phong phú được đề ra nơi đây, chúng ta thử hiểu rõ hơn các khía cạnh của vinh quang Thiên Chúa, và cũng sẽ là vinh quang của chúng ta.
Theo từ vựng Kinh Thánh, vinh quang của một người không tương đương với sự nổi danh của người ấy, nhưng tương đương với sự phong phú nội tâm. Từ vinh quang hàm chứa một ý niệm về sứ nặng, về sự cô đọng. Một người vinh quang là một người có một trọng lượng, có một giá trị, có sự cô đọng. Vinh quang không phải là một thứ trang trí cho con người, bên ngoài bản thân, nhưng là một sự cô đọng nội tâm.
Như vậy, khi Chúa Giêsu trình với Cha: Xin tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha”, chúng ta có thể dịch ra như sau : “Xin ban cho Con một sự cô đọng nội tâm, hầu Con cho người ta thấy rằng Cha có một trọng lượng, một giá trị.
Theo từ vựng Kinh Thánh, vinh quang cũng là biểu hiện của hữu thể. Vinh quang của Gia-vê, ấy là Thiên Chúa khi Người thể hiện nét uy nghi, quyền năng và sự thánh thiện của Người. Vinh quang là biểu hiện của Thiên Chúa giàu chất hiện hữu, có một sự hiện hữu phong phú.
Theo nghĩa này, cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, Giờ của Ngài, trở thành biểu hiện cao cả nhất cho vinh quang Thiên Chúa từ trước đến giờ. Thiên Chúa bộc lộ ý định cứu rỗi, bản chất nhân lành, mong ước chia sẻ sự thánh thiện của Người với nhân loại. Và Chúa Giêsu nói: Con đã tôn vinh Cha trên thế gian, con đã bộc lộ bản chất của Cha, bằng cách hoàn tất công trình mà Cha đã giao phó cho con, qua việc hoàn tất ơn ctíủ độ.
Còn một chiều kích thứ ba của vinh quang Thiên Chúa ; đấy là sự hiệp thông của chúng ta vào vinh quang đó: “Trong họ, Con đã tìm được vinh quang của Con: Việc tôn vinh Chúa Kitô được hoàn tất trong việc tôn vinh người Kitô hữu. Chúng ta càng tham dự vào sự sống đời đời, vào sự sống Thiên Chúa, thì chúng ta càng hoàn tất sứ mạng của Ngôi Con, để rồi cuối cùng Ngài được tôn vinh và chúng ta cũng được tôn vinh với Ngài, nhờ Ngài và trong Ngài.
Sự sống ai cũng quý và đều mong sao cho sự sống của mình được kéo dài bao nhiêu có thể. Từ đó, ta có thể kết luận rằng, cái chết thì không ai thích! Chính vì thế, mà nhiều người khi đứng trước cái chết đã tỏ ra rất sợ hãi.
Hôm nay, bài Tin Mừng cho thấy, Đức Giêsu nói đến “Giờ”của Ngài đã chu toàn sứ mạng mà Chúa Cha đã trao phó.
“Giờ” mà Đức Giêsu nói đến ở đây chính là “Giờ” của cuộc tử nạn. Nhưng cũng là “Giờ” của chiến thắng, “Giờ” của vinh Quang và “Giờ” Thiên Chúa Cha được tôn vinh.
Như vậy, Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta thấy rằng: mỗi Kitô hữu, chúng ta cũng đều trải qua “Giờ” đó trong cuộc đời. Phải có “Giờ” khởi đầu, có “Giờ” thi hành và có “Giờ” kết thúc. Hay nói cách khác, phải trải qua “Giờ” của đau khổ thì mới được vào vinh quang. Phải qua “Giờ”của hiện tại, hữu hạn thì mới có “Giờ”của vĩnh cửu trên Thiên Quốc. Tuy nhiên, “Giờ” của hiện tại phải được chu toàn cách trung thành, thì “Giờ” của tương lai trên Thiên Quốc mới được đảm bảo.
Chương 17 Tin mừng Gioan là lời cầu nguyện đẹp nhất trong toàn bộ Kinh thánh, trong đó, Chúa Giêsu với tư cách là Thượng tế, là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người đã dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện. Trước hết, Ngài cầu xin Chúa Cha tôn vinh Ngài qua cái chết và sự sống lại của Ngài thứ đến, Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ. Cuối cùng, Ngài cầu nguyện cho những kẻ tin vào Ngài.
Trong Tin mừng Giáo hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha ban cho những kẻ tin Ngài được sự sống đời đời, và sự sống đời đời là họ nhận biết Chúa Cha là Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và Chúa Glêsu là Đấng được Chúa Cha sai đến. Sự sống đời đời không chỉ bắt đầu ở đời sau qua cái chết, nhưng là được tiếng chia sự sống Thiên Chúa đã bắt đầu ngay đời này, đã bất đầu khi những kẻ tin được sống thân tình với Chúa và đi và quỹ đạo tình yêu của Ngài.
Tuy nhiên, sự sống ấy cũng bao gồm dòi hỏi là người tin Chúa phải sẵn sàng sống theo thánh ý Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu đã nêu gương khi Ngài chấp nhận đi vào con đường thập giá dẫn tới vinh quang, và đó cũng là con đường mà Ngài mời gọi chúng ta bước theo.
Ước gì lời Chúa hôm nay giúp chúng ta biết chấp nhận thánh ý Thiên Chúa trong đời mình, kể cả đón nhận hy sinh, đau khổ, nhờ đó chúng ta sẽ chiếm hữu được sự sững đời đời.
Huệ Minh