Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 25 Tháng 1 2024 08:45

Đáp lại lời mời

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  ĐÁP LẠI LỜI MỜI

 

 

26.1Thứ Sáu

Thánh Timôthêô và Titô, Gm

2 Sm 11:1-4,5-10,13-17; Tv 51:3-4,5-6,6-7,10-11; Mc 4:26-34

ĐÁP LẠI LỜI MỜI

Thánh Timôthê sinh tại Lystres, miền Lycaonia Thổ Nhĩ Kỳ. Cha ngài là người ngoại giáo, còn mẹ ngài theo Do Thái Giáo, nhưng sau đã trở lại. Theo lời truyền tụng thì thánh nhân đã tin theo Tin Mừng nhờ lời giảng dạy của thánh Phaolô tông đồ trong cuộc du hành duy nhất của ngài.

Khi đến lần thứ hai, thánh Phaolô đã chọn ngài làm phụ tá, và ngài theo thánh tông đồ đi giảng khắp miền Tiểu Á, Macedoine và Hy Lạp. Ngài được đặt làm Giám Mục coi sóc giáo đoàn Êphêsô. Thánh Phaolô đã đặc biệt nâng đỡ chỉ dạy và khích lệ ngài trong nhiệm vụ coi sóc đàn chiên Chúa qua những bức thư gửi cho ngài.

Nhân một buổi lễ tế dâng kính thần Điana của dân thành Êphêsô, ngài đã công khai chỉ trích và chính ngài bị dân chúng bắt và ném đá (24/01/97). Thi hài được giáo dân đem chôn ở đỉnh núi gần đấy.

Thánh Titô cũng trở lại đạo nhờ lời thánh Phaolô và được chọn làm cộng sự viên của ngài, chia sẻ mọi công việc tại Corintô và tại Crêta. Vì lòng nhiệt thành và trung tín trong việc rao giảng Tin Mừng, ngài đã trở nên bạn nghĩa thiết của thánh Phaolô. Chính trong thư (2 Cor 4, 6) thánh Phaolô viết khi còn ở Troas, đã thú nhận điều này: “Nhưng Thiên Chúa, Đấng an ủi những người cùng khốn, đã đến viếng thăm chúng tôi qua sự đến thăm của Titô”.

Ngài được thánh tông đồ sai đến Corintô với xứ mạng đặc biệt là quyên góp tiền để an ủi và giúp đỡ giáo dân Do Thái. Ngài đã hoàn tất sứ mạng cách hết sức khôn ngoan. Ngài cũng đã hướng dẫn vị tông đồ đến Crêta, và sau cùng ngài được thánh Phaolô đặt làm Giám Mục tại đây. Vì thập giá Đức Kitô, ngài đã phải chịu khổ sở cùng cực đối với dân Dalmatas. Sau cùng, ngài đã kết thúc cuộc đời trong tay Chúa, hưởng thọ 94 tuổi.

Sau khi tuyển chọn nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu tiếp tục chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác để các ông đi rao giảng Tin Mừng. Chúa mời gọi họ hãy ra đi như những thợ gặt trên cánh đồng lúa chín mênh mông. Lời mời gọi truyền giáo của Chúa cũng được gửi đến với tất cả mọi người. Với Thánh Timôthê và Thánh Titô, các ngài cũng đã đáp lại lời mời gọi của Chúa khi cộng tác đắc lực với Thánh Phaolô trở nên những thợ gặt nhiệt thành trên cánh đồng truyền giáo.

Đức Giêsu dạy: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an sẽ trở lại với anh em” (Lc 10, 5-6: Tin Mừng). Rõ ràng việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn phát sinh sự bình an: Ai biết đón nhận Tin Mừng, sự bình an đến với họ; bằng không sự bình an trở về cho sứ giả Tin Mừng.

Nói cách khác, làm Tông Đồ là đem bình an cho môi trường sống và phát sinh bình an trong nội tâm người loan báo. Bởi vì chính Tin Mừng có sức mạnh ban ơn, như Chúa nói: “Mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc,cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.” (Is 55,10-11).

Trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô khẳng định “tin là do bởi nghe, còn nghe là nhờ rao giảng lời Đức Giêsu”. Quả thật, sứ vụ rao giảng Tin Mừng xuất phát từ chính lệnh truyền của Chúa Kitô. Khi bắt đầu cuộc đời công khai, Chúa đã tuyển chọn nhóm Mười Hai và giờ đây Chúa lại “chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác” để các ông đem bình an và Tin Mừng đến cho mọi người. Lệnh truyền đó xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa trước thực tế “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”. Vì thế, Chúa đã mời gọi các môn đệ “hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. Trên hành trình truyền giáo, Chúa Giêsu đã chỉ ra cho các ông thấy những khó khăn tựa như “chiên con đi vào giữa bầy sói”. Người cũng không quên căn dặn các ông cần chuẩn bị những hành trang cần thiết. Đó là tinh thần nghèo khó, thanh thoát khỏi của cải vật chất để chỉ chú tâm vào lời rao giảng về niềm vui của Tin Mừng.

Trước lời mời gọi của Thiên Chúa, thánh thánh Timôthê và thánh Titô mau mắn đáp lại. Các ngài đã nhiệt thành cộng tác với thánh Phaolô trong việc truyền giáo. Trong 15 năm sát cánh bên cạnh thánh Phaolô, cả khi Phaolô bị tù đày, Timôthê vẫn ở với ngài. Ngài được thánh Phaolô gửi đi truyền giáo, thường phải đương đầu với những xáo trộn trong các giáo đoàn mà thánh Phaolô thành lập.

Khi phục vụ các cộng đoàn Êphêsô, Timôtê đã để lại một mẫu gương hy sinh, nhẫn nhục và bác ái cao độ. Cũng giống như Phaolô và Timôtê, Titô cũng đến từ thế giới dân ngoại. Ngài cũng được Chúa sử dụng để loan báo Tình Thương của Ngài cho mọi tạo vật. Trong Thư Gửi Titô, lúc ấy thánh Titô được coi như quản đốc của cộng đồng Kitô giáo trên đảo Crete, có trách nhiệm tổ chức, chấn chỉnh những lạm dụng và bổ nhiệm các giám mục phụ tá.

Huệ Minh

Read 92 times Last modified on Thứ sáu, 26 Tháng 1 2024 07:22