Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 30 Tháng 6 2024 11:24

Điều kiện để theo Chúa

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Điều kiện để theo Chúa

Thứ Hai tuần 13 Thường niên năm I - Theo Chúa (Mt 8,18-22)
Đức Giêsu bảo: “Anh hãy đi theo tôi,
cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ.” (Mt 8, 22)

Điều kiện để theo Chúa (Mt 8, 18-22)

  1. Đức Giêsu đòi hỏi gắt gao nơi các môn đệ, những người muốn đi theo Chúa phải chấp nhận khó khăn. Khi Chúa Giêsu nói: “Con người không có chỗ tựa đầu”, Ngài muốn họ phải quyết liệt từ bỏ vật chất, tình cảm làm cho họ phân tâm. Nhưng dứt khoát đó giúp họ được tự do trong tâm hồn để sống hoàn toàn cho Nước trời.
  2. Với những hình ảnh trên, Chúa Giêsu chỉ muốn nói lên đòi hỏi tận gốc và dứt khoát của Nước trời: người chọn lựa Nước trời và muốn làm môn đệ Ngài, phải sẵn sàng hy sinh từ bỏ tất cả. Qua những đòi hỏi đó, Ngài muốn cụ thể hoá giới răn cơ bản nhất, đó là kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Thiên Chúa không côn
  3. Khác với những chưởng môn hay đạo trưởng khi chiêu tập môn sinh thường đưa ra những hứa hẹn cho tương lai xán lạn, Chúa Giêsu trong Tin mừng hôm nay lại đưa ra những đòi hỏi quyết liệt và dứt khoát cho những ai muốn bước theo Ngài. Chúa Giêsu đã trả lời cho hai trường hợp đến xin theo Ngài cùng chung một điều kiện là “từ bỏ”, từ bỏ những tìm kiếm mang tính trần thế và từ bỏ những vương vấn tình cảm, thậm chí là liên hệ ruột thịt.
  4. Điều mà Chúa Giêsu muốn người môn đệ phải có đối với Ngài và sứ vụ mà Ngài sẽ trao phó là một thái độ tin tưởng, phó thác, can đảm và dứt khoát. Không được chần chừ hay nửa vời, bởi lẽ, nếu lừng khừng, trong tương lai, không sớm thì muộn cũng có những thỏa hiệp và bỏ cuộc.

    1. “Con cáo có hang... Chim trời có tổ”

    Trước hết, đối với người luật sĩ, Chúa bảo ông muốn theo Chúa thì phải từ bỏ hoàn cảnh an toàn của mình, phải chấp nhận cuộc sống phiêu lưu của một nhà truyền giáo lưu động, nay đây mai đó, mà vấn đề sẽ ăn gì, sẽ ngủ ở đâu, không bao giờ được bảo đảm. Chúa cho ông biết hoàn cảnh thực tại của Chúa: Chồn cáo có hang để trú ẩn trong những giờ phút nguy hiểm, lạnh lẽo; chim trời có tổ để yên nghỉ sau những ngày rã cánh, còn Ngài không có nhà cửa, cả một chỗ dựa đầu cũng không? Ai muốn theo làm môn đệ Chúa phải chấp nhận sống như Chúa. Tin mừng không cho biết câu trả lời của người luật sĩ này thế nào, không biết ông ta có dám từ bỏ mọi sự để theo Chúa không?

    1. “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”

    Đối với một người khác, người này không bị ngăn trở về vật chất, nhưng ngăn trở về gia đình, đó là lòng hiếu thảo. Trước khi theo Chúa anh ta xin về nhà để chôn cất cha già rồi sẽ đến theo Chúa. Nhưng Chúa không cho. Tại sao vậy?

    Theo một số nhà chú giải Thánh kinh, câu nói của người này không có nghĩa là bố của anh ta vừa chết, nhưng là bố anh ta đã già yếu, và anh muốn được săn sóc cha già cho đến khi cha chết để báo hiếu, rồi sẽ đến theo Chúa. Hiểu như thế chúng ta mới hiểu được lý do tại sao Chúa không cho.

    Một số người khác lại cắt nghĩa rằng: người này xin về để chôn cất cha già, nhưng đó chỉ là câu nói khéo để lưỡng lự từ chối lời Chúa. Cho nên Chúa muốn anh ta phải dứt khoát lập trường ngay từ đầu.

    Thật ra ở đây Chúa Giêsu muốn bảo cho mọi người biết chôn cất cha già là một bổn phận cao cả, nhưng còn có một bổn phận khác cao quý hơn, đó là việc xây dựng Giáo hội, tôn vinh Thiên Chúa, cứu vớt các linh hồn là những việc cần thiết hơn việc chôn cất cha mẹ. Vì thế, Chúa bảo người ấy: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết, còn anh, hãy đi theo Ta”, nghĩa là hãy để cho những kẻ trần thế lo công việc của họ, còn con được uỷ thác một sứ mệnh cao cả hơn, thì con hãy đi theo Ta. Tin mừng không cho biết anh ta có đi theo Chúa không? (Lm. Phạm văn Phượng).

    1. g nhận bất cứ một thỏa hiệp nào trong lòng người. Hạnh phúc duy nhất và đích thực của con người là chính Thiên Chúa. Bao lâu con người đặt Thiên Chúa lên trên mọi sự, bao lâu con người tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự, thì bấy lâu con người sống trong ơn gọi của mình và tìm được hạnh phúc đích thực (Mỗi ngày một tin vui).
    2. Truyện: Cái lợi của sự từ bỏ

    Có hai tu sĩ lên đường hành hương: một người chủ trương phải có tiền bạc và phương tiện vật chất đầy đủ mới có thể đảm bảo cho đời sống tu trì; một người thì luôn tin tưởng nơi tinh thần từ bỏ. Hai người trao đổi, tranh luận nhau về hai tinh thần khác nhau mà không ai có thể thuyết phục được ai. Khi họ đến bờ sông thì trời cũng đã tối. Người có tinh thần từ bỏ đề nghị:

    - Chúng ta không có tiền thì làm sao có thể qua sông? Chúng ta hãy ngủ lại đây và dâng lời chúc tụng Chúa.

    Người kia đáp:

    - Nơi này không có làng mạc, nhà cửa, thú dữ có thể cắn xé; còn bên kia sông, chúng ta có thể nghỉ lại một cách an toàn. Tôi có mang theo tiền, chúng ta hãy thuê một người lái đò.

    Sau khi đã qua sông, vị tu sĩ trả tiền cho người lái đò và nói với người bạn của mình như sau:

    - Anh đã thấy được cái lợi của việc giữ tiền trong túi chứ? Chính nhờ có chút tiền bạc, tôi đã có thể cứu mạng anh và mạng tôi.

    Nghe thế, vị tu sĩ luôn sống trong tinh thần từ bỏ mỉm cười và nói:

    - Chính sự từ bỏ của anh đã cứu sống chúng ta, anh đã không tiếc của để thuê người lái đò là gì? Hơn nữa, tôi không có đồng xu dính túi, thế mà tôi vẫn sống; tôi tin rằng chính tinh thần từ bỏ đã cho tôi có được mọi sự cần thiết.

     

    (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

     

    Read 138 times Last modified on Thứ hai, 01 Tháng 7 2024 10:24