Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 17 Tháng 2 2012 07:10

Vác Chõng Mà Về_ Chúa Nhật VII Thường Niên Năm B

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Tóm lại, khi Chúa nói với người bất toại “tội con đã được tha” để nói lên lời chữa lành, là ngài đã muốn chữa và trị liệu tuyệt căn, tuyệt gốc cái làm cho con người bị đau khổ. Cái làm cho con người bị ảnh hưởng qua những tật bệnh phần xác. Ngài làm việc ấy vì thật ngài là Đấng có quyền tha thứ và chữa lành tất cả. Tuy nhiên, cũng trong biến cố chữa lành này, một câu nói của Chúa cũng khiến chúng ta phải tiếp tục suy nghĩ, đó là sau khi đã chữa lành ngài còn bảo anh ta: “Đứng dậy, mang chiếu mà về” (Mc 2:11).

 

Bài Hát: Hãy Tha Thứ

Nhạc: Quốc Thái

Thể Hiện: Hiền Thục

Tải Pdf

Nghe Suy Niệm Audio

“Tội con đã được tha” (Mc. 2: 5).
“Đứng dậy, lấy chiếu mà về nhà” (Mc 2:11) – St. Joseph Edition.
“Ta truyền cho con hãy chỗi dậy vác chõng mà về nhà” (Mc 2:11) – Sách lễ Giáo Dân.
“Ta bảo ngươi, hãy chỗi dậy vác lấy mền chõng mà về nhà” (Mc 2:11) – Lm. Nguyễn Thế Thuấn.

“Tội con đã được tha” và “Hãy đứng dậy, chỗi dậy mang mền, chiếu hoặc vác chõng mà về”. Thánh ký Máccô đã ghi lại hai câu nói của Chúa Giêsu với cùng một ý nghĩa: Ngài chữa lành cho người bất toại. Và người bất toại được chữa lành khỏi bất toại bằng chính quyền năng của ngài.

Vác chõng, mang mền chõng, lấy chiếu hay mền mà về nhà. Tuy cùng một câu nói của Chúa mà có ba cách dịch khác nhau. Với bản dịch trong Sách Lễ Giáo Dân dịch là “vác chõng”. Bản dịch của linh mục Nguyễn Thế Thuấn dòng Chúa Cứu Thế, người được công nhận như có thẩm quyền dịch Thánh Kinh vì kiến thức và chuyên môn, lại dịch là “mền chõng”. Còn bản dịch của nhà xuất bản St. Joseph của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dịch là “mền” hay “chiếu”. Như vậy, có thể hiểu là người bất toại này sau khi được quyền năng Chúa chữa lành, và vâng lời Chúa, anh đã lấy, mang, xách, hoặc cầm cái mền hay cái chiếu mà người ta đã đặt anh vào, và khiêng anh tới rồi thả xuống trước mặt Chúa Giêsu lúc đó đang ở trong nhà. Vì nếu theo Máccô kể, để rỡ một lỗ hổng vừa với cái chõng có lẽ phải rỡ cả mái nhà. Còn như rỡ một lỗ nhỏ để vừa thòng một cái mền hay chiếu trong đó bó gọn một người bất toại, thì hợp lý hơn. Nhưng đó chỉ là từ ngữ, và chúng ta hãy để phần này cho các nhà chú giải và dịch thuật Thánh Kinh.

Phần làm cho chúng ta hôm nay phải suy nghĩ đó là hai câu nói của Chúa Giêsu trong biến cố này: Trước hết Chúa nói với người bất toại lời tha tội: “Tội con đã được tha” (Mc. 2: 5). Tiếp sau để nói với bọn luật sỹ đang thắc mắc và nghi ngờ Chúa trong lòng họ, ngài đã nói với người bất toại: “Đứng dậy, lấy chiếu mà về nhà” (Mc 2:11). Cả hai câu nói, chỉ có câu thứ hai là thích hợp với hoàn cảnh chữa lành của ngài hôm đó. Thế nhưng, nếu để ý chúng ta lại thấy hai câu nói của Chúa Giêsu đã nói lên một điều mà chính Thánh sử Máccô đã ghi lại: “Song để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất” (Mc 1:10).

Chủ yếu mà Thánh Ký muốn ghi nhận và chúng ta phải suy niệm chính là Chúa Giêsu đã tha tội cho anh chàng bất toại. Mà vì quyền năng chữa lành ấy, anh không những được chữa khỏi tật bệnh phần hồn, mà còn được chữa lành phần xác. Mà vì Chúa lưu ý đến việc chữa lành tâm hồn như dấu hiệu và kết quả của việc chữa lành thân xác, nên đứng trước sự nghi ngờ, phạm thượng, và cũng là sự ngu dốt tâm linh của bọn luật sĩ, Chúa mới nói thêm với người bệnh nhân bất toại hôm ấy là đứng dậy, hay chỗi dậy mang chiếu, mang mền, hay vác chõng mà về, vì anh đã được chữa lành.

Cũng qua việc chữa lành này, một chân lý tiềm ẩn đã được tỏ hiện qua câu nói Chúa nói với người bất toại: “Tội con đã được tha”. Tại sao bệnh tật tâm hồn lại ảnh hưởng đến bệnh tật thể xác? Tại sao Chúa chỉ tha tội cho anh, mà anh lại khỏi bệnh bất toại. Đây là điều khiến Kitô hữu chúng ta ngày nay phải suy nghĩ. Thông thường mọi đau khổ, và mọi tật bệnh thân xác phát xuất từ chính tật bệnh tâm linh. Cũng chính vì vậy, khi Chúa chữa lành một ai, ngài thường bao giờ cũng khen đức tin của người ấy. Tức là từ trong niềm tin ấy, tin vào quyền năng của Thiên Chúa mà bệnh tật thân xác họ được chữa lành.

Tật bệnh tâm hồn dẫn đến tật bệnh thân xác. Điều này cũng dễ hiểu, vì linh hồn là phần cao cả, và là một phần linh thiêng của con người. Nó chi phối tất cả mọi khả năng và sinh hoạt của thân xác, do đó, khi linh hồn bị tật bệnh, tức là khi linh hồn bị khống chế, và tù hãm trong vòng nô lệ, ách nặng nề của tội lỗi, của đa mê, thì không những chính linh hồn mà cả thân xác cũng bị ảnh hưởng. Khả năng chi phối của linh hồn chúng ta cũng có thể cảm nghiệm được qua những dẫn chứng của tâm lý.

Thật vậy, tuy sức mạnh của tâm lý không bằng sức mạnh tâm linh hay linh hồn, nhưng khi tâm lý bị ảnh hưởng, con người cũng bị ảnh hưởng ngay. Thí dụ, một người bị khủng hoảng về tâm lý, thì lời nói, cử chỉ, hơi thở và nét mặt của họ khác hẳn. Sự dồn nén tâm lý còn ảnh hưởng đến sức khỏe người ấy như gây ra biếng ăn, mất ngủ hoặc quên sót. Tính tình trở nên gắt gỏng, cuộc sống mất quân bình. Những bệnh về thể xác như ung thư, lở loét bao tử, tim mạch cũng vì thế bị ảnh hưởng và trở nên trầm trọng.

Tóm lại, khi Chúa nói với người bất toại “tội con đã được tha” để nói lên lời chữa lành, là ngài đã muốn chữa và trị liệu tuyệt căn, tuyệt gốc cái làm cho con người bị đau khổ. Cái làm cho con người bị ảnh hưởng qua những tật bệnh phần xác. Ngài làm việc ấy vì thật ngài là Đấng có quyền tha thứ và chữa lành tất cả. Tuy nhiên, cũng trong biến cố chữa lành này, một câu nói của Chúa cũng khiến chúng ta phải tiếp tục suy nghĩ, đó là sau khi đã chữa lành ngài còn bảo anh ta: “Đứng dậy, mang chiếu mà về” (Mc 2:11). Tại sao Chúa đã chữa lành, đã cho anh khỏi bệnh rồi lại còn bảo anh mang theo cái hình ảnh gợi lại quá khứ. Tại sao Chúa lại bảo anh phải mang lấy quá khứ như cái chõng, cái mền, cái chiếu của anh về theo anh? Như vậy là Chúa không muốn chữa anh cho hết bệnh?

Ở đây, một lần nữa chúng ta lại phải trở lại với câu nói ban đầu của Chúa khi ngài chữa người bất toại là: “Tội con đã được tha” (Mc 2:5). Câu nói này là chỉ về phần Chúa. Còn câu nói: “Đứng dậy, lấy chiếu mà về nhà” (Mc 2:11) là chỉ về phần con người. Chúa luôn luôn sẵn sàng tha thứ. Ngài tha vô điều kiện, và tha mãi mãi, nhưng phần con người thì không phải hễ “dốc lòng chừa” là chừa được. Chừa mãi mãi. Chừa không bao giờ tái phạm.

Thật ra, vì mang bản chất xác thịt như cái chõng, cái mền, hay cái chiếu đi liền với hình ảnh một anh chàng tê bại phải cần đến. Linh hồn tuy thanh cao, thánh thiện, tốt lành nhưng lại sống trong thân xác yếu hèn, nên muốn chưa hẳn đã làm được điều mình muốn. Ngược lại, nhiều khi thân xác nặng nề, đam mê chi phối và dục vọng thèm khác đã đặt linh hồn vào những chuyện đã rồi. Thí dụ, vì yếu đuối mà phạm tội vô tình. Hoặc vì yếu đuối mà phạm tội cố tình. Trong hai trường hợp tội vô tình và cố tình, thì linh hồn đã bị thân xác khống chế và chi phối. Do đó, cái chõng, cái mền, hoặc cái chiếu mà Chúa nói với người bất toại hãy mang theo anh mà về nhà, chính là một lời nhắc nhở cho anh cũng như cho mọi người chúng ta: Hãy tỉnh thức. Hãy coi chừng, vì tuy tội đã được tha, bệnh tật đã được chữa lành, nhưng thân phận con người và những yếu đuối của thân xác vẫn còn đó. Trường hợp tái phạm, tình trạng bệnh tật trở lại cũng là những gì đang chờ đón trước mặt. Và những lúc như vậy thì sao?

Chỉ còn cách nhờ người khác rỡ mái nhà, và thòng mình xuống trước mặt Chúa. Đó là nhờ lời cầu xin của Đức Mẹ, các Thánh nam nữ, và nhìn vào gương lành của các tâm hồn đạo đức, mỗi người chúng ta hãy can đảm chạy đến gieo mình vào lòng thương xót của Chúa với thái độ ăn năn và thống hối, để được nghe Chúa nói với chúng ta những lời đầy âu yếm: “Đứng dậy, lấy chiếu mà về nhà” (Mc 2:11).

( snloichua.org)

T.s. Trần Quang Huy Khanh

Read 1603 times Last modified on Thứ ba, 30 Tháng 10 2012 13:15