Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 16 Tháng 10 2019 07:16

Môi trường, lòng tham và hậu quả?

Posted by 
Rate this item
(1 Vote)
  Môi trường, lòng tham và hậu quả?


Chúng ta đang sống trong một xã hội tiên tiến phát triển mạnh về khoa học và kĩ thuật, với trí khôn và khả năng sáng tạo không ngừng của con người, đã phát minh ra những trang thiết bị hiện đại giúp con người bớt khả năng lao động chân tay, tăng năng xuất lao động và giúp tiết kiệm thời gian của con người.
Nhưng thực tế ngày nay, con người mải miết chạy đua để sáng tạo ra những phát minh vượt bậc hơn…, cái tôi cá nhân, đố kỵ, ghen tuông làm cho họ mất dần cảm xúc lý tính, để rồi đạt được những nhu cầu cá nhân cơ bản mà quên đi những lợi ích chung, và hậu quả mình để lại cho xã hội, như chặt phá rừng để lấy đất xây công trình, thải chất độc ra không trung, xả nước chưa xử lý ra môi trường…tất cả chúng ta đều gánh lấy bởi lòng tham vô đáy của con người

Có bao giờ chúng ta giành một chút thời gian để tự chất vấn bản thân. Đất vì sao mà có ? Cây sao lại lớn lên ? Và không khí chúng ta đang thở từ đâu mà sinh ra…?, rất nhiều câu hỏi nhưng tôi không liệt kê ra hết, nhưng để bạn ngẫm nghĩ về những gì bạn đang sử dụng một cách miễn phí, để chúng ta biết cảm ơn, trân trọng và bảo vệ nó khỏi mọi tác nhân bên ngoài. Nếu đã đọc sách (ST,1,1-31) “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất….”, thì chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết nguồn gốc của những gì mà chúng ta đang thừa hưởng, tất cả chính là công trình sáng tạo tuyệt mỹ của Thiên Chúa, khi người sáng tạo trời đất, muôn vàn thú biển…và để con người làm chủ và cai quản những công trình mà Thiên Chúa sáng tạo, qua bàn tay quan phòng che chở của Chúa, mỗi con người có trách nhiệm sinh sôi và này nở thật nhiều cho đầy mặt đất.

Đau lòng thay ! con người ngày nay dường như bị chìm đắm, say mê vào những lối sống thực dụng, vô cảm, trước những nỗi đau của đồng loại, tiếng khóc thét gào của mẹ thiên nhiên đang ngày đêm nổi giận. “Rừng vàng biển bạc” câu nói mà cha ông ta thường dùng như là một lời biết ơn, khuất phục, trước vẻ đẹp của tự nhiên và những gì nó ban tặng cho con người thật là vô giá. Nhà Luật sư Ấn độ Mahatma Gandhiđã nói: “ Trái đất có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người, nhưng không thể đáp ứng được lòng tham của mỗi con người”, thật đúng vào khung cảnh hiện tại khi tôi muốn mượn câu nói này để diễn tả về những tác hại gây ra cho mẹ thiên nhiên.

Từ xa xưa lòng tham luôn là thứ thuốc “phiện” khiến cho con người mải mê kiếm tìm để thỏa mãn những đòi hỏi, khát vọng “cao siêu”, về của cải, danh vọng, quyền lực…mà mất đi căn tính tốt đẹp của con người, cho nên cha ông ta thường ví, lòng tham của con người giống như cái túi không có đáy, cái túi không có đáy thì dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được. Cũng vậy, lòng tham của con người thì vô độ nên không có điểm dừng, không có giới hạn, mà lại vô hạn…thật là đáng sợ khi chúng ta cố gắng lắp đầy lòng tham vô hạn đó. Chính vì vậy nó luôn là nguyên nhân cho mọi hậu quả không lường được mà chính chúng ta sinh ra.

“Thiên nhiên đã ban cho chúng ta một cái miệng và hai cái tai để chúng ta biết rằng: cần phải nghe nhiều hơn nói.”(Ngạn ngữ Ả rập). Tính chung 7 tháng năm 2019, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.740,5 ha, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1.409,9 ha, gấp 3,8 lần.(theo báo VGP NEW). Liệu nhìn vào số liệu này chúng ta có trách được thiên nhiên, khi đã cướp đi sinh mạng của những con người vô tôi, bao nhiêu ngôi nhà, tài sản, hoa màu…tất cả đều bị cuốn trôi như là một cách “trả thù” của mẹ thiên nhiên trước những việc làm sai trái đi từ, vô thức lẫn làm ý thức. Lũ lụt, lạt sở đất, hạn hán…tất cả là hậu quả cho việc chặt phá đốt cháy, và khai thác đất trái phép, thực sự là vấn nạn cấp bách đe dạo đến mạng sống con người và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Trong sách sáng thế (ST, 1,28) “ Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ : "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất." mỗi chúng ta có trách nhiệm đó chính là làm cho những gì Thiên Chúa tạo ra, được sinh sôi nảy nở trên mặt đất, và làm chủ nó nhưng không làm hại hay phá hủy nó một cách thái quá, để trục lợi cho cá nhân, cho nên mỗi người Ki tô hữu luôn mang trên mình trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát triển môi trường, đảm bảo và cân bằng hệ sinh thái một cách hài hòa, luôn là người tiên khởi nơi chính mình sống bằng những việc làm nhỏ nhất, để là chứng nhân giúp những người chưa nhận biết Thiên Chúa noi theo.

Phần còn lại của thế giới (thiên nhiên) có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng. Nếu một ngày nào đó môi trường tự nhiên của chúng ta bị tàn phá và có nguy cơ bị xóa sổ, liệu chúng ta có còn sống được nữa không? Sự hài hòa và cân bằng giữa tự nhiên và môi trường sống của con người, là hai yếu tố tiền đề quan trong giúp chúng ta duy trì sự tồn tại, cả hai cộng sinh và có lợi cho nhau. Nhưng nếu con người quá lạm dụng vào thiên nhiên để trục lợi cá nhân, tức là “cầu lớn hơn cung” nhu cầu của con người vượt quá giới hạn của tự nhiên, mà khai thác một cách thái quá, thì mọi thứ bị đảo lộn một cách nghiêm trọng.

Chúng ta luôn quan tâm lợi ích trước mắt mà quên đi những hậu quả đằng sau mình đạt được, bởi khi tác tạo muôn loài, muôn vật, Chúa đã tạo dựng nên một cách khôn ngoan và tài tình, giúp chúng ta có thể bổ trợ cho nhau, trước khi làm mỗi việc chúng ta cần xem xét bản chất của mỗi sự vật, mỗi loài và mối tương quan của nó trong một hệ thống trật tự. Chúng ta luôn đánh bóng bản thân, tên tuổi, và cả ngôi nhà mình, bằng cách sắm cho mình những bộ cẩm bào, da báo, da hổ…trưng bày những chai rượu quý ngâm cao hổ, cao gấu…hay xây cho mình những ngôi nhà to bằng những cây gỗ Hương, gỗ trầm hương…Thật là những món đồ xa xỉ đắt tiền và đầy hoang phí, nhưng con người ngày nay vẫn mải kiếm tìm để trang bị cho mình làm sao thỏa mãn nhu cầu vô đáy. Đáng buồn thay, các loài động vật trên luôn nằm trong danh sách đỏ về độ nguy cơ tuyệt chủng cao, các rừng cây lâu năm bị tàn phá một cách nghiêm trọng và có nguy cơ xóa tên một số cánh rừng, chỉ bởi lòng tham của con người. Trong giáo huấn xã hội cảu giáo hội về bảo vệ môi trường (số 464) “Vì khước từ tương quan với Đấng Tạo hóa, con người muốn xây dựng một thế giới tự trị. Sự xa cách Thiên Chúa cũng làm cho con người xa cách thiên nhiên; con người coi như kẻ xa lạ với khung cảnh môi trường” , cho nên mỗi chúng ta phải biết vun trồng và bảo vệ những quà tặng ấy, như một lời hứa nguyện trước Thiên Chúa, hãy sinh sôi và nảy nở.


Chúng ta được mời gọi cộng tác vào công trình sáng tạo, chứ không phải đươc mời gọi để phá hủy, vậy mỗi chúng ta hãy có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, cân bằng hệ sinh thái. Đặc biệt tôi thiết tha mong muốn chính những nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia phải tiên khởi đi đầu trong công tác bảo vệ môi sinh, và có những biện pháp nghiêm minh hơn để răn đe những việc làm gây ảnh hưởng tới môi trường nhằm trục lợi ích riêng cho cá nhân. Về con người mỗi chúng ta hãy thay đổi nhận thức não trạng của chính bản thân, và cái nhìn mới về môi trường khám phá ra vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó đến đời sống thường ngày. Khoa học cũng cần nhìn nhận lại về mối tương quan của mình với thiên nhiên, cần có cái nhìn rộng lâu dài không vội vàng, và có đạo đức trong những phát minh của mình nhằm hạn chế những hậu quả khó lường.

Môi trường là tài sản như không mà tạo hóa ban tặng cho con người, nó là tài sản chung chứ không phải của một cá nhân hay tập thể. Vậy mỗi chúng ta hãy tự ý nhận thức trách nhiệm và tầm quan trong của môi trường, trong việc đảm bảo và cân bằng hệ sinh thái.

Cường Nguyễn

Read 567 times Last modified on Thứ năm, 17 Tháng 10 2019 06:06