Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 21 Tháng 6 2020 08:19

Nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì?

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì?


Khi bị chóng mặt, nhiều người cho rằng đây là triệu chứng của thiếu mãu não, bệnh về huyết áp… và băn khoăn không biết lí do tại sao lại xuất hiện triệu chứng này. Những thông tin dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về chứng chóng mặt và những phương pháp chữa trị phù hợp.
Tại sao nằm xuống bị chóng mặt?

Chóng mặt là triệu chứng người bệnh có cảm giác mọi thứ xung quanh hoặc bản thân bị xoay tròn, người bị mất thăng bằng, buồn nôn, uể oải…

Nếu các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt này chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và nhanh chóng biến mất thì là một triệu chứng lành tính lành tính, nhưng nếu kéo dài từ 30 phút trở lên và liên tục xuất hiện thì có thể đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lí, thường gặp nhất là những vấn đề liên quan đến hệ tiền đình. Tiền đình là cơ quan cảm nhận sự thân bằng của thân thể, khi hệ thống này bị rối loạn, người bệnh gặp tình trạng chóng mặt, xay xẩm, choáng váng khi nằm xuống hoặc đứng lên.

Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể là báo hiệu của các bệnh nguy hiểm như suy tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, thiếu máu…..

Chứng chóng mặt khi nằm xuống bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống… kéo dài gây sản sinh ra một loại hoocmon làm tổn thương cho hệ thống thần kinh.

Một số loại thuốc cũng có thể khiến người dùng bị chóng mặt như thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc an thần…. Các trường hợp thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng hoặc say nắng cũng gây ra tình trạng chóng mặt.

Làm gì để hạn chế tình trạng nằm xuống bị chóng mặt?

Đối với các trường hợp chóng mặt lành tính, bạn có thể tự chữa trị tại nhà bằng những biện pháp đơn giản sau đây:

1. Chế độ nghỉ ngơi

Khi bị chóng chóng mặt, đặc biệt là chóng mặt khi nằm xuống, bạn cần phải có một chế độ nghỉ ngơi hợp lí để ổn định lại hoạt động của hệ thần kinh.

– Nên lưu ý ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày, nếu thức dậy vào ban đêm bạn nên bật đèn sáng để thuận tiện di chuyển.

– Khi cảm thấy chóng mặt thì phải ngồi xuống ngay để tránh té ngã.

– Trong trường hợp phải đổi một tư thế nào ở đầu như đứng dậy hoặc xoay qua hai bên, bạn nên thay dổi từ từ, không nên thay đổi đột ngột.

– Việc giảm tải bớt các áp lực trong công việc, cuộc sống cũng là một việc cần làm nếu bạn gặp phải tình trạng chóng mặt thường xuyên.

2. Dinh dưỡng:

– Nếu gặp phải tình trạng nằm xuống chóng mặt, bạn có thể uống ngay một ly nước đường hoặc mật ong để nhanh chóng lấy lại cân bằng.

– Nước chanh, nước nha đam và trà gừng cũng là những loại thực phẩm giúp bổ trợ cũng như ngăn ngừa tình trạng chóng mặt.

– Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, khoai lang, củ cải trắng…) và vitamin B6 (thịt gà, thịt heo, cá ngừ, ngũ cốc, đậu, chuối, cải bó xôi bơ…)

– Nên lưu ý tránh các chất kích thích như đồ uống có cồn, cà phê cùng với đồ ngọt. Những chất này sẽ làm tình trạng của bạn sẽ càng tồi tệ thêm.

3. Bài tập giúp hạn chế chứng chóng mặt:

Tư thế chuẩn bị: Để chuẩn bị, bạn giữ toàn thân đứng thẳng, hai bàn chân song song rộng bằng vai, hai tay buông lỏng.

td
Một số bài tập đơn giản có thể hỗ trợ giảm chống mặt hiệu quả
Thực hiện: Khi bắt đầu thực hiện, bạn hít sâu sao cho bụng dưới hóp lại và từ từ nâng cao lồng ngực. Cùng với đó, bạn rướn các đốt sống lên cao đồng thời hai tay vươn lên qua khỏi đầu kẹp sát mang tai, giữ khuỷu tay thẳng và thả lỏng. Giữ tư thế này trong vòng 1-3 phút rồi hít thở đều. Sau đó thở ra từ từ hạ 2 tay xuống thả lỏng.

Bài tập yoga đơn giản sau đây có thể hỗ trợ chữa trị chóng mặt hiệu quả. Bạn có thể thực hiện khoảng 30 phút mỗi ngày để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi bị chóng mặt và ngăn chặn chứng bệnh này quay lại.

Đối với một số triệu chứng như sốt, mất thị giác, chân tay yếu, hoặc có cảm giác tê tay chân, đau ngực…. thì có thể bạn đã gặp phải những dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm, nên nhanh chóng đến bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Theo Sức khỏe

Read 714 times Last modified on Thứ ba, 23 Tháng 6 2020 06:32