Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 10 Tháng 2 2022 08:10

Sao im lặng vậy Chúa ơi ?

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Sao im lặng vậy Chúa ơi ?

          “Tại sao Thiên Chúa lại im lặng trước đau khổ của con người? Hay như trong những cuộc bách hại của các tín hữu lúc xưa và cả nay tàn khốc đau đớn như thế nhưng tại sao Thiên Chúa vẫn im lặng?”

          Những biến cố của cuộc đời đã và đang xảy ra làm cho con người như xé lòng, con người như muốn đi tìm câu tra lời của Thiên Chúa. Thế nhưng rồi ta lại bắt gặp sự im lặng dường như khó hiểu của Thiên Chúa.

          Tâm trạng Dân Israel xưa và con người ngày nay thật giống nhau, một Thiên Chúa im lặng làm cho con người như rơi vào hố thẳm, những lời than van như tan vào hư vô, một sự dầy đặc che kín, không có dấu vết nào chứng tỏ rõ ràng có một Đấng đang hiện diện, và con người cứ thế, cứ thế, độc thoại một mình như người hâm hâm, dở dở. Con người bị thất vọng, chán nản, tiu ngiủ trở về, bẽ bàng với bàn tay không, tủi hổ với con tim trống rỗng. Thiên Chúa vẫn thường giữ một thái độ ghê hồn. Con người càng ngày càng cảm thấy như đi vào cô đơn, vật vã với chính mình.

          Sự im lặng của Thiên Chúa đã thành cớ vấp phạm cho nhiều người. Họ không tin Chúa, họ phẫn nộ, bất cần, làm bừa, gạt Chúa qua một bên, xua đuổi Ngài khỏi tâm trí. Việc cầu nguyện trở nên như những lời lảm nhảm mất thời giờ, vô ích, mệt mỏi, chán nản mà chẳng thay đổi được gì. Tất cả chỉ vì sự im lặng mênh mông đó.

          Chúa hằng im lặng. Điều này có vẻ thật bí nhiệm trước tâm thức của con người. Nhưng thật ra không phải thế, dù cho chúng ta chỉ có thể biết phần nào lý do Ngài im lặng thôi. Chúa ra vẻ im lặng chứ thật sự Ngài không hề im lặng

          Thiên Chúa im lặng đối với con người vì bản thể Người là bản thể thinh lặng tuyệt đối. Không có sự xung động nào của tạo vật, không có đau khổ hay hạnh phúc, giận dữ hay hiền hòa, độc ác hay thánh thiện, xúc phạm hay tôn vinh, hoặc ý muốn thêm hay bớt nào của con người có thể tác động đến bản thể Thiên Chúa. Sự thinh lặng của Thiên Chúa là sự thinh lặng của một thượng trí cao vời hằng tĩnh lặng trước thế giới tự nhiên lẫn siêu nhiên. Điều này thật khó hiểu phải không con. Vì đây là mầu nhiệm sâu nhất của Thiên Chúa, song song với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

          Nhân loại cách chung là thụ tạo của Thiên Chúa, sau khi tạo dựng, Ngài dùng quyền năng của mình đặt ra những quy luật để quan phòng và quản trị. Một trong những quy luật đó là ban cho con người có tự do, và Chúa tôn trọng sự tự do này của con người. Dù con người có làm ác hay chối bỏ sự hiện hữu của Ngài, phản bội hay chống đối Ngài… Thiên Chúa cũng tôn trọng sự chọn lựa của con người trong thế giới tự nhiên, là thế giới đang thử thách và sàn lọc con người.

          Thêm vào đó, trong các quy luật quan phòng của Chúa, có quy luật “tự sinh tự diệt” dành cho thụ tạo. Chúng ta thấy rõ quy luật sinh tồn này nơi các vùng thảo nguyên, rừng núi, hoang địa nơi các loài thú vật sinh sống. Và ngay cả nơi xã hội con người, với những người không tin nhận, hay không hề biết về sự hiện diện của Thiên Chúa.

          Đối với người tín hữu thời sơ khai, hay cả tín hữu bây giờ bị bách hại, và Chúa im lặng. Thật ra, trong mỗi thời đại vì sự thánh thiện, thăng tiến và mở rộng của Giáo Hội, Chúa luôn cần những của lễ đền tạ để thánh hóa Giáo Hội. Những người tín hữu bị bách hại là những người được chọn để sống vinh quang cao nhất của mầu nhiệm hiến tế. Sứ mạng của họ thật cao cả, và phần thưởng của họ rất lớn lao trên thiên quốc. Vì họ được ơn hiệp nhất trong máu, trong khổ đau với Chúa Ki-tô. Thiên Chúa im lặng để tôn vinh họ.
          Các thánh tử đạo làm vinh danh Thiên Chúa, là trung thần của Chúa Giêsu Ki-tô

          Chúa chỉ hoàn toàn im lặng với những người không tin, hay những người tín hữu có đức tin nửa vời. Lòng tin của họ không hơn một thứ bọt bèo trôi nổi trên mặt sông nhân thế, nổi một chút sóng gió là vỡ tan không còn tăm dạng. Họ tin như không hề tin. Vì vậy, họ chỉ nhận được sự im lặng của Chúa.
          Vì ngoài lý do Chúa im lặng để thử thách người công chính, hay làm cho họ có thêm nhiều công nghiệp xứng với phần thưởng Chúa dành cho. Chúa vẫn luôn lắng nghe và đáp lời những ai tin tưởng Chúa. Thánh Kinh đã cho ta thấy những điều như thế.

          Chúa Giêsu cũng đã bắt đầu cuộc nhập thể của Ngài bằng một sự im lặng. Ngài đã không báo cho dân chúng biết như kiểu vua chúa trần gian, đi đâu cũng có tiền hô hậu ủng. Ngài im lặng, âm thầm nằm trong lòng trinh nữ Maria, bình thường như bao nhiêu người khác. Ngài chờ đợi ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

          Thế rồi khi ra đời, các đạo sỹ đến thăm viếng, các mục đồng đến chiêm bái cũng chỉ thấy "một hài nhi đặt trong máng cỏ", chẳng nói một lời nào, chẳng biểu lộ phép lạ nào. Rồi 30 năm sống âm thầm ở một làng quê nhỏ bé, nghèo nàn, trở thành một bác thợ mộc đúng nghĩa, chính hiệu con nai vàng. Ngày ngày chỉ đục, cưa, bào, đóng... Tấm lưng đổ mồ hôi. Có gì nói cho thiên hạ biết đây là Ngôi Hai Thiên Chúa ? Có ai hiểu được những giọt mồ hôi của thiên Chúa đang lao động như con người ?

          Thế rồi ba năm rao giảng, làm các phép lạ, nhưng tất cả vẫn bao trùm trong một bầu khí mà các tác giả gọi là "bí mật Thiên Sai". Cũng chính vì thế mà có kẻ khen, người chê, các nhóm biệt phái, luật sĩ, tư tế khinh khi, tức giận, sỉ vả, chê bai. đến mức độ coi Ngài như tên say rượu, như đồ qủi ám, một tên điên. Tất cả chỉ vì họ không hiểu được những gì Ngài nói. Họ muốn Chúa phải nói thật rõ ràng, nhưng đối với những đòi hỏi vô ích đó, Chúa Giêsu lại chỉ im lặng : "Nhưng Chúa Giêsu không trả lời chi nữa, khiến quan Philatô phải ngạc nhiên" (Mt 15,5).

 

          Chúa không im lặng đâu. Bằng cách này hay cách khác Chúa vẫn đáp lại lời chúng ta kêu cầu Ngài. Chúa có thể đáp lời chúng ta kêu cầu bằng lời hay bằng hành động qua các biến cố Ngài quan phòng. Chỉ có điều chúng ta có khả năng và sáng suốt “nghe” được Chúa đáp lời chúng ta không nữa. Chúa luôn lắng nghe và đáp trả lời kêu cầu của người Chúa yêu thương.

          Thiên Chúa vốn không lên tiếng, không nói thành lời, bản chất Người là im lặng. Chỉ những ai đến với Người trong thinh lặng mới có thể được Người nghe thấy và trả lời.

Lm. Anmai, CSsR

Read 324 times Last modified on Thứ sáu, 11 Tháng 2 2022 06:54