Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 23 Tháng 11 2022 10:54

Chơi Xong Dong và thảm kịch của gia đình

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  CHƠI XONG DONG VÀ THẢM KỊCH CỦA GIA ĐÌNH

Thi thoảng nghe những người trẻ nói về chuyện của những đàn ông truất ngựa truy phong hay chơi xong dong (nhại theo tiếng Hàn Quốc). Những người đàn ông ấy đã đành đoạn ra đi để không chu toàn bổn phận của một người cha, một người chồng của mình. Có người không ra đi và vẫn ở lại trong gia đình nhưng chỉ như chiếc bóng và hoàn toàn vô trách nhiệm. Phần nuôi dưỡng và thậm chí giáo dục con cái cũng đẩy luôn và buông xuôi cho người vợ.

Thật đau buồn cho những gia đình nào rơi vào thảm cảnh ấy.

Sáng nay, sau khi gửi bài giảng của Thánh Lễ hôm nay (thứ Tư tuần XXXIV TN), tôi nhận được chia sẻ từ một nữ phụ nữ (tôi xin phép để nguyên văn để thấy sự mộc, mạc, dễ thương và chân tình của tác giả dòng tin nhắn) :

Tạ ơn Chúa ! Con cám ơn Cha! Bài giảng hôm nay của Cha hay quá làm con dâng trào cảm xúc làm mắt con cay quá ! Con không tả được tâm trạng, nó thấm lắm Cha ơi, con đã vào nhóm loan báo tin mừng cách đây chừng 3-4 tháng thôi con rất thích học lời Chúa, nhưng khi phải ra đi để đem tin mừng cho anh em lương giáo thì con lại sợ và muốn rời nhóm vì cảm thấy mình không đủ sức về mọi mặt, vì hoàn của trước giờ rất ư là nghèo, nghèo khét tiếng luôn Cha ơi, chồng đã bỏ rơi con và để lại cho con 3 đứa con dại và 1 đóng nợ do anh ấy nhậu nợ, đứa lớn nhất bấy giờ 9 và nhỏ nhất 1 tuổi, con phải một mình vụn chống khéo chèo nuôi các con ăn và trả nợ cho chồng, con khôn ngoan hay lanh lợi như những người phụ nữ khác nên thu nhập rất thấp và con cầu xin Chúa, Mẹ Maria giúp con rồi thời gian trôi đi các con bữa no bữa đói nhưng vẫn được học giáo lý và học hành đến chốn, rồi con cũng cố giắng dành thời gian để sinh hoạt cộng đoàn con kỷ rồi nếu con không tham vào cộng đoàn của giáo xứ thì chắc chắn là con sẽ bị cô lập vì, con rất nghèo nên sẽ bị lãng quên là thật ,bài giảng nay làm nhớ lại quảng đời của mình, nhưng bây giờ qua bài giảng của Cha hôm nay con sẽ mạnh dạn hơn không sợ sự kì thị và mặc cảm nữa bài giảng của Cha hôm là một động lực để con mạnh dạn ra đi, thật sự có một linh Mục đạo đức rất tuyệt vời cha à ,cha sứ của con ngài chuyển đi đó một tiếc thương của giáo xứ của con Cha tạo con con dân ngài ngồi tòa một tuần hai lần và một thánh lễ Chúa nhật ngài dâng ba lần Ngài điều để mọi người cùng tham dư Ngài Ngài ít nhưng nghĩa cử của Ngài thật tuyệt vời, con trình bày nỗi lòng cùng Cha nhiều lắm nhưng con không biết nói từ đâu. con ơn bài giảng hôm nay Cha đúng là một Mục tử nhân lành”

Tôi đọc đi đọc lại chia sẻ của Chị nhiều lần : “Nghèo khét tiếng”, “Chồng đã bỏ rơi con và để lại cho con 3 đứa con dại”, “1 đống nợ do anh ấy nhậu”. “đứa lớn nhất bây giờ 9 và nhỏ nhất 1”

Một nách xách mang 3 đứa nhỏ với tuổi đời còn quá nhỏ thì chị sẽ phải xoay sở như thế nào trong những ngày tới. Kèm theo đó là cái nghèo cứ ôm ấp cuộc đời của Chị đến độ Chị phải dùng từ “Nghèo khét tiếng”.

Thương quá phận người ơi ! Đau quá thân phận phụ nữ ơi !

Chắc có lẽ tôi cũng như ai nào đó đọc dòng tâm trạng này chỉ cảm một phần nào đó cái cảm chị đang chịu. Chị mới là người cay đắng bởi Chị chính là người trong cuộc và chị đang cay đắng với người chồng tệ bạc.

Con bé cháu nhà tôi chứ chả đâu xa. 3 mẹ con nhà nó phải vất vả từ ngày mẹ nó sinh nở. Một tay nuôi dạy 2 đứa con trong cảnh vũ phu của người chồng. Mẹ nó nuốt cay đắng để lo dạy cho 2 đứa nhỏ. Cũng may là nhờ sự giáo dục và chăm bẵm của người mẹ, 2 đứa trẻ đã đang và sẽ thành tài và thành người. Cha của chúng giờ đây vui vẻ ở cùng người phụ nữ khác.

Phần nào hiểu và ý thức được hoàn cảnh gia đình, nhất là đứa cháu gái. Nó dường như khó quên những trận đánh lén từ người cha tệ bạc cũng như những lời nguyền rủa cay đắng thốt lên từ miệng người cha. Dù sao đi chăng nữa thì gia đình này dù đau khổ những cũng đã qua những ngày khổ đau bởi sự tệ bạc của người chồng.

Nhiều và nhiều phụ nữ khác cũng rơi vào cảnh gặp những ông chồng tệ bạc.

Tôi đâu ngờ người quen của tôi phải gửi cho tôi những dòng chữ này : “Và cũng chung tâm tình của chị này, con cám ơn cha, nhờ những bài viết của cha mà con cũng có động lực sống, chứ cha biết con bị trầm cảm đến nỗi muốn tự tử phải không cha. Con dại quá????”

Cô bé này cũng không may mắn, cô vẫn đang sống chung với ông chồng vô trách nhiệm.

Nhìn vào thực tại cuộc sống, tôi mới nhận ra rằng đúng là phận gái mười hai bến nước trong nhờ đục chịu. Khổ một nỗi là trong thì quá ít còn đa số thì đục.

Chiều hôm qua, trời mưa và lạnh, đi mua bánh xèo. Vì mưa nên quán đắt và phải chờ lâu. Trong lúc chờ thì người mua và kẻ bán thành “bà tám”.

Hỏi thăm thì biết hai vợ chồng bánh bánh xèo này rất hạnh phúc. Cả hai xây dựng gia đình hơn chục năm với đứa lớn là trai và đứa sau là gái. Giật cả mình khi nghe người chồng nói rằng sáng con sửa xe ngoài tiệm còn chiều thì đổ bánh xèo phụ vợ. Nghe thế tôi chọc : “Cô này phải tạ ơn Chúa vì lẽ có phúc lắm mới gặp người chồng như thế này !”

Chọc nhưng đó là sự thật rằng cô này quả có phúc khi sở hữu một người chồng như thế. Thường thì khó thấy có ông chồng nào mà chăm lo cho gia đình như vậy.

Nhìn vào những gia đình khổ đau với những ông chồng chơi xong dong hay truất ngựa truy phong thấy sao mà đau buồn quá. Họ chỉ hưởng niềm vui mau qua của họ còn để lại cho Xã Hội những đứa trẻ không cha hay mất người dưỡng dục. Những đứa trẻ trong những gia đình gãy gánh như thế này sẽ bị chấn động tâm lý cùng với những vất vả khó khăn về vật chất. Nhìn tương lai của những đứa trẻ và những gia đình này sao mà chua xót.

Thật đau lòng khi Xã Hội và cả Giáo Hội nữa ngày mỗi ngày phải gánh chịu hậu quả của những gia đình đổ vỡ bởi thái độ sống vô trách nhiệm cũng như không trung tín của những bậc làm chồng và làm cha.

Nếu không cảm nhận đủ chữ yêu, lòng trung thành cũng như không đảm nhận trách nhiệm của mình thì nên chăng đừng bước vào đời sống hôn nhân. Một khi đã sống vô trách nhiệm thì gây khổ cho biết bao nhiêu người nhất là vợ con và những người chung sống với mình.

Lm. Anmai, CSsR

Read 212 times Last modified on Thứ năm, 24 Tháng 11 2022 07:01