Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 02 Tháng 10 2013 19:28

Đôi câu chuyện về Đức Gioan XXIII

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Đôi câu chuyện về Đức Gioan XXIII


BẠN CỦA MỌI NGƯỜI

Lần đầu tiên khi Đức Gioan XXIII đến Castel Gandolfo nơi nghỉ mát của Ngài, dân chúng tụ hộp đông đảo đón tiếp nồng hậu. Ngài bước ra bao lơn để trả lời những tiếng hoan hô của đoàn lũ. Trong số đó có môt bác thợ trồng nho là một nhân viên cộng sản nổi danh, ai cũng biết tiếng. Bác nhiệt liệt hoan hô Đức Thánh Cha. Người ta hỏi : “ kỳ thật ! anh mà cũng vỗ tay mừng Ngài à ? “ Bác ta trả lời :” Phải , vì Ngài là con nhà lao công; Ngài biết thế nào là làm việc tay chân ; tôi hoan hô một vị Giáo Hoàng sinh trưởng trong gia đình nghèo túng.

Không phải chỉ có viên cộng sản này kính phục Đúc Thánh Cha Gioan XXIII : Ông Cut-xếp ( Krouchtchev) lãnh tụ tối cao cộng sản quốc tế cũng không tránh được sức hấp dẫn của Ngài. Tất cả thé giới đều còn nhớ vụ con rể ông Cut-Xếp đến bái yết Đức Thánh Cha : một hiện tượng mà ngay đến bây giờ cũng vẫn có người chưa dám tin là có thể xảy ra được .

Đức Gioan XXIII quả thực có một sức hut lạ lùng. Mọi người đều muốn làm bạn với Ngài, và Ngài cũng muốn làm bạn với tất cả không trừ ai. Khi nào nhắm mắt xuôi tay mới biết rõ ai là bạn của mình ; Đức Gioan XXIII vừa từ trần thì từ khắp năm châu, những lời phân ưu tới tấp bay về La-mã, trong số đó người ta nhận thấy điện văn của Tổng Thống Mỹ , Tổng Thống Pháp, Nữ hoàng Elisabeth và của ông Cut-xếp. Các vị nầy còn nhiệt liệt ca tụng công đức và sự nghiệp của Đức Thánh Cha. Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc không ngớt lời khen ngợi ; nhiều lãnh tụ Phật giáo, Tin Lành , Chính Thống…than tiecs cho thế giới vừa mất một vĩ nhân và một người chỉ đạo đầy nhân hậu.

Chỉ trong 4 năm của triều đại Ngài , Đức Gioan XXIII đã tiếp kiến hơn 30 lãnh tụ các quốc gia, nghĩa là hơn cả Đức Piô XII trong gần 20 năm trời . Nhiều nhân vật từ trước chưa bao giờ nghĩ tới việc đến thăm Vatican, nay đã được ĐTC tiếp đón, dọn đường cho những liên lạc thân hữu sau nầy .

KHÔNG VỤ HÌNH THỨC

Sinh sống trong một gia đình nông dân, suốt đời Đức Gioan XXIII đã giữ được thái độ giản dị, cần thực tế hơn là vụ hình thức. Theo tục lệ thì Giáo Hoàng thường dùng bữa một mình , nhưng Ngài cho tục lệ đó không hợp thời nữa và Ngài từ chối không chịu ăn một mình bằng một câu khôi hài :



- Tôi không phải là một chủng sinh bị phạt mà bắt tôi dùng bữa một mình !
Từ trước, không bao giờ một nhiếp ảnh gia được bước chân vào bàn giấy nơi làm việc của Giáo Hoàng. Đức Gioan XXIII đã mở tung cửa phòng Ngài cho thợ chụp ảnh vào. Ngài con bằng lòng đóng một phim tài liệu về đời sống thường nhật của Ngài : ai đã co dịp xem phim đó đều nhận rằng Ngài đóng rất tự nhiên, không thua gì một tài tử thạo nghề !

Tinh thần không câu nệ nầy được biểu lộ dưới nhiều hình thức. Một hôm, sau khi chủ tọa lễ khai giảng niên học của chủng viện về, Ngài ra hiệu cho tài xế dừng xe trước nhà một người bạn cố tri của Ngài hiện đang liệt giường là Đức Cha Paschini, Vị Giám Mục này tưởng mình mê khi thấy ĐTC tiến vào phòng , hai tay mở rộng ôm choàng lấy Ngài. Đức Cha Paschini hết đỗi ngạc nhiên, còn Đức Gioan XXIII thì ngạc nhiên về sự ngạc nhiên của người bạn !

Ngài còn đích thân thăm ĐHY Tiên người Trung Hoa khi vị nầy còn đang dưỡng bệnh sau một tai nạn . Người ta tính rằng Đức Gioan XXIII đã ra khỏi điện Vatican tới hơn 100 lần để đi viếng các lao xá, bệnh viện , thánh đường, nhà mồ côi và trường học. Đây quả là một sự đoạn tuyệt đối với thói quen từ thời Đức Piô IX, là các Giáo Hoàng không ra khỏi nước Tòa Thánh trừ những dịp rất đặc biệt hoặc để đi nghĩ mát tại Castel Gandolfo.


Đức Gioan XXIII không muốn chịu tù túng trong mảnh đất tòa thánh : Ngài muốn tiếp xúc với quần chúng , muốn có dịp cảm thông với mọi người, gần cũng như xa. Ngài đã đi viếng mộ thánh Phanxicô khó nghèo tai Assisie: Biến cố này hồi ấy làm cho các quan sát viên dự đoán rằng , rất có thể là một ngày nào đó ĐTC sẽ sang Lộ-Đức và Fatima nữa !

Đức Piô XII thường đi dạo một mình trong vườn Vatican : và có một luật cấm các du khách không được viếng đền thờ thánh Phê-rô khi ĐGH đi dạo trong vườn , vì từ đền thờ có thể nhìn thấy rõ cả khu vườn Vatican. Đức Gioan XXIII bãi bỏ luật đó và nói khôi hài :

Tại sao lại cấm người ta nhìn tôi ? Tôi có làm gì xấu xa bê bối đâu !

Những giai thoại nhỏ như trên rất nhiều ; chúng có giá trị tượng trưng cho tinh thần phóng khoáng của vị Giáo Hoàng mà nhiều người gọi là quá “ Cấp tiến “


CHA KẺ NGHÈO KHỔ


Được tin Đức Gioan XXIII từ trần, các tù nhân tại khám đường Ara Colei đã gửi một điện văn phân ưu. Lời lẽ trong điện văn vắn tắc nhưng rất cảm động. Anh em phạm nhân quên thế nào được ngày 26 tháng 12 năm 1958 , ngày đẹp nhất trong đời họ , ngày đẹp nhất trong đời họ ngày họ được được một vị giáo hoàng của giáo hội Công Giáo đích thân tới khám đường thăm họ .Cử chỉ cách mạng này là bằng chứng hùng hồn nhất về lòng ưu ái của Ngài đối với người thấp hèn nghèo khó. Ngài đã từng tuyên bố : “ Phải luôn luôn tôn trọng phẩm cách của người sống chung quanh mình, từ kẻ cao sang nhất đến người hèn mat nhất…”

Ngải là một vị Giáo Hoàng bình dân, muốn sống với người bình dân. Muốn nói với người bình dân bằng ngôn ngữ của họ. Mối quan tâm nầy hiện tỏ ngay tử những ngày đầu tiên đời linh mục của Ngài: Năm ngày sau khi thụ phong linh mục tại La- mã Ngài vội vàng về quê tại Sotto in Monte để hành lể trọng thể. Cha mẹ Ngài và ông xã trưởng ngồi ở hàng ghế đầu. Cha Xứ xin vị Tân Linh Mục giảng một bài đại thể và dài về Đức Mẹ Lên Trời một tín điều hồi đó chưa được tuyên bố. Tân linh mục sợ mình nói cao siêu khó hiểu nên đã xin ông từ Mansu ngồi phía sau tòa giảng, để hễ khi nào Ngài dùng một chữ không dễ hiểu đủ thì ông phải kéo áo Ngài làm hiệu ngay. Sau lễ ông từ cho ý kiến “ Cha giảng tôi hểu hết ; bài của cha trong suốt như nước suối vậy !...”

Trong một bài diển văn đọc trước các Giám muc Ý Đức Gioan XXIII nhấn mạnh :
“ Cần phải cố gắng liên tục tiếp xúc với mọi hạng người ; bắt đầu từ những nhóm người thấp hèn nhất, những người lao công ; và trong nhóm họ phải chú trọng hơn cả đến những kẻ dốt nát, bị bỏ rơi cần nâng đỡ cach đặc biệt, chẳng hạn các ngư phủ, các công nhân, các thợ mỏ những người tị nạn thất nghiệp ; và đồng thời phải tỏ ra lòng bác ái hào hiệp đối với các bệnh nhân, các kẻ mồ côi hoặc bị giam cầm…” Đó chính là mối quan tâm và chương trình của Ngài .

Trên ngôi Giáo Hoàng, Ngài không e thẹn, trái lại còn lấy làm hân hạnh về gia cảnh tầm thường của Ngài. Ba em trai của Ngài hiện nay (1963)vẫn sống đời lam lũ của nông dân. Hồi nhỏ Ngài đã nếm cảnh nghèo đói; và nếu không được một gia đình khá giả nhận nuôi cho ăn học có lẽ cho đén giờ chết Ngài còn ở tại quê cày ruộng với 3 em trai ! Tai Calana, mổi ngày Ngài phải cuốc bộ hơn 2 tiếng đồng hồ buổi sáng và hơn 2 tiếng buổi chiều để đén trường học. Ngài đi chân không, để cho giày đở bị mòn…

Đời sống nghèo khó đã tạo cho Ngài một tâm hồn tha thiết đến người khó nghèo. Tất cả mọi người cho dù những kẻ thấp hèn nhất cũng đến với Ngài một cách tin tưởng, thoải mái. Ngày Ngài qua đi thế giới mất một người” Cha kẻ nghèo khổ “

Mao Vũ
Ns ĐMHCG 6/1963

Read 1155 times Last modified on Thứ năm, 03 Tháng 10 2013 15:53