GX Thổ Hoàng
- Trang Chủ
- Lịch sử Giáo Xứ
- Sinh hoạt Giáo Xứ
- Tin tức Giáo Hội
- Tin đó đây
- Suy niệm Lời Chúa
- Tâm tình người con Giáo Xứ
- Sinh Hoạt Thiếu Nhi
- Quà tặng
- Suy Niệm - Suy Tư
- Văn hóa Nghệ thuật
- Âm nhạc
- Kỹ năng sống
- Giúp nhau Sống Đạo
- Hiệp thông
- Hình ảnh
- Góc Thảo luận
- Weblinks
- Gởi bài viết
- Đức Mẹ & Các Thánh
- Sức Khỏe và Đời Sống
- Chuyện Gia Đình
Tìm Kiếm
Tin mới nhất
- Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 34 Mùa Thường Niên
- Làm sao để xây dựng và duy trì sự tôn trọng trong gia đình
- Giáo xứ Thổ Hoàng: Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Những cuộc bách hại
- Thứ Tư Tuần 34 Thường Niên
- Kiến tạo lịch sử
- Mảnh vụn suy tư Tin Mừng 26 tháng 11
- Giáo dân chờ đợi gì nơi bài giảng của các cha
- Sự sụp đổ của thành Giêrusalem
- Thứ ba tuần 34 thường niên
Đăng nhập
Tag box
- lỗi
- Error loading component: com_menus, 1
- Error loading component: com_menus, 1
Suy Niệm Lời Chúa Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa - Năm C
Posted by Ban Biên TậpTin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (Lc 3, 15-16. 21-22)
Khi ấy, trong lúc dân chúng đang mong đợi, và mọi người tự hỏi trong lòng rằng: "Gioan có phải là Ðấng Kitô không?", Gioan lên tiếng bảo mọi người rằng: "Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Ðấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!"
Vậy khi tất cả dân chúng đã chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đã chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".
Suy niệm
Khi được trở về nơi ngày xưa thánh Gioan Tiền Hô cử hành nghi thức sám hối cho dân chúng, đó là dòng sông Gio-đan hiền hòa nhẹ nhàng với dòng nước trong suốt, chắc ai cũng nhớ về những bước chân của Con Thiên Chúa làm người lặng lẽ xếp mình vào hàng ngũ cùng với đám đông, để xin được thanh tẩy. zVới những hình ảnh thật sống động và nhẹ nhàng qua lời kể của thánh Luca, chúng ta phần nào thấy được ý nghĩa của mầu nhiệm nhập thể, bởi từ đây, Con Thiên Chúa bước vào ngôi nhà của nhân loại, không những vậy, Ngài còn bước xuống thấp hơn đó là xếp hàng với các tội nhân, đi vào dòng sông đầy nước với ước mong được thanh tẩy, được tha thứ khi thành tâm sám hối cuộc đời.
Khi giới thiệu về Đấng Me-si-a, tiên tri I-sa-i-a đã khắc họa những nét đẹp đầy hy vọng và mừng vui, bởi sự xuất hiện của Ngài sẽ đem lại cho các dân tộc niềm hạnh phúc, cuộc đời của Ngài sẽ là ánh sao chỉ lối cho bao người thấy Gia-vê Thiên Chúa đang hiện diện giữa dân người: “Ðây là lời Chúa phán: "Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai; không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Người trung thành đem lại lẽ công bình. Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, chỉ lo đặt công lý trên địa cầu, vì trăm đảo mong đợi lề luật người”. Hình ảnh của Đấng đem lại công bình và hoan lạc cho nhân loại không mang nhiều màu sắc quyền lực như thế gian suy tưởng, nhưng Ngài đến trong hiền hòa, khiêm tốn và gần gũi. Sự cúi xuống của Thiên Chúa sẽ nâng con người lên một tầm cao mới và đưa con người đến gần Thiên Chúa hơn cũng như đưa mọi người đi vào quỹ đạo của tình huynh đệ cộng đoàn cách đúng đắn và ý nghĩa hơn.
Khởi đầu sứ vụ loan báo tin mừng cho các dân tộc, các Tông đồ đã trình bày cho cộng đoàn Giáo hội thuở ban đầu về sự hiện diện của Đấng Cứu Thế. Ngài đến trong lịch sử nhân loại không phải để trình bày một lý tưởng sống đầy ảo tưởng sức mạnh hay thực dụng của khoa học, Ngài giới thiệu một con đường có thể dẫn tới chân lý hoàn thiện, có thể dẫn tới niềm vui cứu độ, tất cả khởi đi từ tâm tình sám hối, thay đổi ý thức và hình ảnh Thiên Chúa trong niềm tin của mình: “Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người". Dù chỉ là một con người bình thường, Đức Giesu luôn gắn bó với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Đây là sự hiện diện của mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì thế, khi con người chấp nhận thay đổi bằng việc sám hối, hoán cải cuộc đời, chính là lúc con người được Ba Ngôi Thiên Chúa đưa vào trong chương trình cứu độ bằng tình yêu của Ngài. Tình yêu trời cao sẽ đưa con người đi vào trong ngôi nhà tình yêu của Ngài, nơi đó, tình huynh đệ cộng đoàn sẽ giúp nhau nên thánh.
Câu chuyện Đấng Cứu Thế xin được xếp hàng cùng với bao nhiêu người khác, tiến xuống dòng sông Gio-đan, xin thánh Gioan cử hành nghi thức thanh tẩy, để lại không ít những trăn trở về cuộc đời và sứ mạng của Ngài. Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa thật, thế tại sao lại xếp hàng với các tội nhân, tại sao lại xin được thanh tẩy, dù đó chỉ là một nghi thức sám hối nhỏ. Và biết bao nhiêu điều thú vị nữa trong suốt cuộc đời của Con Thiên Chúa làm người. Tác giả bài tin mừng kể lại rằng: “Khi ấy, trong lúc dân chúng đang mong đợi, và mọi người tự hỏi trong lòng rằng: "Gioan có phải là Ðấng Kitô không?", Gioan lên tiếng bảo mọi người rằng: "Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Ðấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!". Gioan cử hành nghi thức thanh tẩy bằng nước, còn Đấng Cứu Thế sẽ cử hành nghi thức thanh tẩy bằng lửa và Thánh Thần. Đức Giesu bước xuống dòng sông cũng mong được nhận chịu một hành vi sám hối bởi Ngài là tội nhân sao ? không phải như thế, Ngài tự xếp mình vào hàng với bao nhiêu người, xin được thanh tẩy, xin được sám hối, Ngài muốn hòa mình vào thân phận mong manh, đầy những thiếu sót với con người.
Khi đề cập đến phép rửa của thánh Gioan, thì đây chỉ là một nghi thức sám hối, các tội nhân được dìm xuống dòng nước với hy vọng được nhận chìm tất cả những lầm lỗi, những thiếu sót của mình, cầu mong Thiên Chúa tha thứ, cầu mong sự hòa giải của Ngài. Đây là một nỗ lực rất lớn của thánh Gioan khi đánh thức lương tâm của mỗi người, khi khơi gợi cho thấy được hậu quả của tội lỗi nguy hiểm như thế nào. Đức Giesu muốn được chia sẻ với mọi người về những mặc cảm tự ti, những âu lo do hậu quả của tội, Ngài còn muốn chia sẻ với họ những mặc cảm bị loại trừ, bị xa lánh cộng đoàn bởi di chứng của tội lỗi. Nghi thức sám hối này giúp mọi người nhận ra tính dửng dưng vô cảm giữa cộng đoàn, thiếu một chút quan tâm và đồng cảm với nhau trong thân phận con người. Nhận ra những thiếu sót từ bản thân với mọi người và với Thiên Chúa, con người sẽ cố gắng vươn lên, hàn gắn lại những mối tình đã rạn nứt và đổ vỡ với sự trân trọng và yêu thương.
Đức Giesu xếp hàng với các tội nhân còn hướng đến tình liên đới trong cuộc sống. con người sinh ra vốn mang trong mình tính xã hội, luôn có tương quan với đồng loại, luôn có sự tương tác lẫn nhau trong xã hội cả về tích cực lẫn tiêu cực. Vì thế, mỗi người sinh ra và lớn lên đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cộng đoàn, bắt đầu từ cộng đoàn gia đình, đến cộng đoàn xứ đạo và sau đó là cộng đoàn xã hội, nơi mình sinh sống. Tất cả sẽ hỗ trợ nhau từng ngày trưởng thành về mọi khía cạnh của một sinh vật. Đó là góc nhìn của xã hội. còn về yếu tố tinh thần cũng không ngoại lệ. Ngay từ lúc 12 tuổi, Đức Giesu đã được dẫn tới đền thờ Giê-ru-sa-lem để được gặp gỡ cộng đoàn, cùng hòa nhịp với cộng đoàn trong việc học hỏi và nguyện cầu, cùng ở giữa cộng đoàn để thực hành những lề luật, những truyền thống tôn giáo, tất cả để được nên công chính và thánh thiện trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, khi Ngài bước xuống đứng bên cạnh những người đặt mình là tội nhân, họ sợ hãi Thiên Chúa, thấy có nhiều thiếu sót với anh em trong cộng đoàn, nơi được sinh ra và lớn lên từng ngày.
Sự hiện diện của Đức Giesu như là một nhịp cầu cuối cùng để hàn gắn lại những mối tương quan đã rạn nứt giữa con người với con người, và Ngài cũng kết nối lại mối tình muôn thưở giữa Thiên Chúa và con người, bởi không thiếu những lần đã bị gián đoạn. trong thân phận con người, Đức Giesu đã làm một cuộc cách mạng về tình người, xóa dần những hiềm khích và nghi hoặc giữa cộng đoàn, giúp mọi người nhận ra sự mong manh của một con người, của một tạo vật. Ngài còn sửa sang lại những con đường từ trời nối với đất, từ Thiên Chúa nối kết với con người trong mầu nhiệm tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Từ dòng nước bước lên, trời mở ra, bồ câu từ trời hiện xuống, tiếng Chúa Cha từ trời phán ra. Tất cả sẽ được tái sinh, tất cả sẽ trở nên con người mới trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi con người cố gắng chân nhận sự yếu đuối, mong manh dễ vỡ của bản thân để sửa đổi, khi con người nhìn nhận sự hiện diện của tha nhân bên cạnh trong tình huynh đệ, khi con người thấy thiếu bóng dáng của Thiên Chúa trong cuộc đời, chính là lúc con người cần phải đổi thay, cần dìm mình trong dòng nước để được tái sinh. Khởi đi từ nghi thức sám hối đó, con người sẽ được Thiên Chúa nhìn nhận, được Ngài đón nhận vào gia đình của Ngài, và cuối cùng, con người sẽ được Thiên Chúa cứu độ trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Lạy Chúa Giesu, Chúa đã bước tới bên cạnh những tội nhân, cùng họ đón nhận nghi thức sám hối, Chúa đã trở nên bạn hữu với mọi người, xin cho chúng con biết nhìn nhận những lầm lỗi của mình, nhìn nhận sự hiện diện của tha nhân bên cạnh trong tình huynh đệ gia đình, để từ đó, chúng con được nhìn nhận là anh em với nhau, được tha thứ, được yêu thương. Chúa đã được Chúa Cha xác nhận đây là Con Ta, lời xác nhận đó giúp chúng con nhận ra ơn cứu độ của con người đến từ Thiên Chúa Cha ngang qua người Con, xin cho chúng con biết giới thiệu cho mọi người về ơn cứu độ trong mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi tình yêu, xin đón nhận tất cả chúng con vào trong gia đình của Chúa, để chúng con được thưởng nếm hương vị tình yêu đích thực đến từ Thiên Chúa. Amen.