Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 29 Tháng 12 2021 06:44

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo xứ Hiệp Hành

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
 Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo xứ Hiệp Hành  

GIÁO XỨ HIỆP HÀNH

 

Lm. Nguyễn văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

“Xã hội biến đổi, thần học chuyển mình[1]Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu, cơ bản, trong một giáo phận. Có thể bao gồm các giáo họ và giáo khu. Có linh mục chánh xứ, bổn mạng giáo xứ, nhà xứ, nhà mục vụ, nhà văn hóa. Trung tâm của các hoạt động tôn giáo của tín hữu, như cử hành phụng vụ, lãnh nhận các bí tích. Có nơi sinh hoạt mục vụ cộng đồng, như nhà giáo lý, nhà dì phước, nghĩa trang. Giáo xứ hiện đại. Có văn phòng mục vụ, tổ chức theo khoa học, được trang bị máy móc và các phương tiện truyền thông. Nơi tiếp khách và tiếp nhận, xử lý và định hướng thông tin từ giáo phận tới Rôma.

Nội dung

Hiện nay, văn phòng là trung tâm của Hội đồng mục vụ, hoạch định và thực hiện chương trình thượng hội đồng giám mục thế giới 2023. Trước hết tiếp nhận thông tin. Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn và ban cho chúng ta ân sủng. Nếu Chúa Thánh Thần không hiện diện, sẽ không có Thượng Hội đồng. Biết lắng nghe nhau và phân định về thời đại mà chúng ta đang sống, trong sự liên đới với những khó khăn và khát vọng của toàn thể nhân loại. Thượng Hội đồng không phải là cuộc thăm dò ý kiến; thượng Hội đồng là một biến cố Hội Thánh và nhân vật chính là Chúa Thánh Thần. “Để tất cả nên một”[2]hiệp nhất, hiệp thông, huynh đệ. Tất cả chúng ta, không có sự phân biệt, như Thánh Cyprianô đã viết: “Chúng ta phải duy trì và giữ vững sự hiệp nhất này, trên hết là chính chúng ta, các giám mục, những người lãnh đạo trong Hội Thánh, để chứng tỏ rằng giám mục đoàn tự thân là một và không bị chia rẽ”[3] Thượng Hội đồng: hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Hiệp thông và sứ vụ diễn tả mầu nhiệm Hội Thánh: “Hiệp thông, nghĩa là, sự gắn bó và sứ vụ, tức là tông đồ cho thế giới ngày nay”[4]. Những cử hành cần phải được chuẩn bị chu đáo, nếu muốn có kết quả: “Điều cần thiết là các Hội Thánh địa phương phải thực hiện sự chuẩn bị của mình với sự tham gia của tất cả mọi người”. Và điều này đưa chúng ta đến hạn từ thứ ba: tham gia thực sự của mỗi người và tất cả mọi người. Đây không phải là vấn đề thuộc hình thức, mà là thuộc niềm tin. Việc tham gia là một đòi hỏi của đức tin nhận được trong phép Rửa Tội. “Chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất”[5]. Những thách đố. Đầu tiên là chủ nghĩa duy hình thức: như việc chiêm ngưỡng mặt tiền tráng lệ của một nhà thờ mà không bao giờ thực sự bước vào bên trong, chúng ta cần nội dung, phương tiện và cấu trúc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại và tương tác trong Dân Chúa, đặc biệt là giữa các linh mục và giáo dân. Bởi vì có một thứ giai cấp ưu tú nào đó, trong chức linh mục khiến họ tách rời khỏi giáo dân; cuối cùng linh mục trở thành một “ông chủ” hơn là một mục tử của toàn thể cộng đoàn đang tiến bước. Điều này sẽ đòi hỏi phải thay đổi một số tầm nhìn về Hội Thánh chỉ từ trên xuống, méo mó và cục bộ, về chức vụ linh mục, vai trò giáo dân, trách nhiệm Hội Thánh, vai trò quản trị, v.v...Nguy cơ thứ hai là chủ nghĩa duy tri thức: nghiên cứu, uyên bác, trừu tượng đối với Hội Thánh và trong thế giới chúng ta. Chạy theo bề ngoài và trần tục, cuối cùng lại rơi vào những chia rẽ về ý thức hệ và đảng phái và không có tính thuyết phục, xa rời khỏi thực tại của Dân Chúa thánh thiện và đời sống cụ thể của các cộng đoàn trên khắp thế giới.

Cuối cùng là cám dỗ không muốn thay đổi, như người ta nói rằng: “Lúc nào chúng tôi cũng làm như thế”  và tốt hơn là không nên thay đổi. Câu nói “lúc nào chúng tôi cũng làm như thế” là liều thuốc độc cho đời sống của Hội Thánh. Những ai đi theo cách này, cả khi không hề ý thức, là đang rơi vào sai lầm khi không coi trọng thời đại mà chúng ta đang sống. Rút cuộc, nguy hiểm là áp dụng các giải pháp cũ cho các vấn đề mới. Vải mới vá vào áo cũ tạo thành vết rách nặng hơn. Vì thế: một tiến trình liên quan đến các Hội Thánh địa phương, trong các giai đoạn khác nhau và từ dưới lên, trong một nỗ lực thú vị và hấp dẫn có thể tạo nên một phong cách hiệp thông và tham gia hướng đến sứ vụ.

Đầu tiên, đó là việc cùng nhau tiến bước. Sau đó, biết lắng nghe. Để lắng nghe Thánh Thần trong sự tôn thờ và cầu nguyện. Ngày hôm nay chúng ta thiếu việc cầu nguyện tôn thờ; rất nhiều người đã đánh mất không chỉ thói quen mà còn cả ý tưởng về ý nghĩa của việc thờ phượng Thiên Chúa! Lắng nghe các anh chị em của chúng ta nói về hy vọng của họ và về những khủng hoảng đức tin hiện diện ở những nơi khác nhau trên thế giới, về nhu cầu canh tân của một đời sống mục vụ và về những tín hiệu mà chúng ta đang nhận được từ những người trên mặt đất. Cuối cùng, Hội Thánh gần gũi“phong cách” riêng của Thiên Chúa, đó là gần gũi, thương xót và dịu dàng. Nếu chúng ta không trở thành Hội Thánh gần gũi này với thái độ thương xót và dịu dàng, chúng ta sẽ không phải là Hội Thánh của Chúa. Không chỉ bằng lời nói, mà bằng một sự hiện diện có thể dệt nên những mối dây bằng hữu đẹp hơn với xã hội và thế giới. Một Hội Thánh không xa cách với cuộc sống, nhưng dìm mình trong các vấn đề và nhu cầu của ngày nay, băng bó vết thương và chữa lành những trái tim tan vỡ bằng sự an ủi của Thiên Chúa. Về ký ức thánh thiện, linh mục Congar đã nhắc nhở rằng: “Không cần thiết phải tạo ra một Hội Thánh khác, nhưng phải tạo ra một Hội Thánh khác biệt”. Chúng ta hãy cầu khẩn Chúa Thánh Thần và khiêm tốn lắng nghe Người, đồng hành cùng nhau, với sự ngoan ngùy và can đảm. Hỡi Thánh Thần Sáng Tạo, xin hãy đến, xin đổi mới bộ mặt của trái đất.[6]

Lắng nghe

Áp dụng công thức mục vụ của Đức Thánh Gioan Phaolô II: “Khoa học-hội thánh”. Các linh mục cùng Chúa Giêsu Thánh Thể và Chúa Thánh Thần, trước khi nhận xứ, xin để thời gian, cầu nguyện, nghiên cứu và làm kế hoạch 10 năm, 5 năm và một năm. Về thể chất, tinh thần và tâm linh. Về linh đạo, mục vụ và truyền giáo. Cơ sở vật chất, sẽ tham khảo với giáo dân khi về giáo xứ. Có đệ trình ban phụ trách linh mục. Có sơ kết, tổng kết. Báo cáo. Đề phòng tính xuề xòa, tùy tiện. Làm việc thiếu khoa học. Nâng cao trình độ trí thức, đạo đức và truyền giáo.

Hiệp hành phải gắn liền với học hành; giảng đi đôi với dậy, thăng tiến giáo dân toàn diện. Mục vụ là có mặt. Tham gia các buổi sinh hoạt của các giới, các đoàn thể đạo đức, các nhóm…

Cơ chế tổ chức. “Hội đồng mục vụ cần biết bao! Một Giám mục không thể hướng dẫn địa phận mà không có các hội đồng mục vụ. Một cha xứ không thể hướng dẫn mà không có hội đồng mục vụ"[7]. Giáo hội là gia đình của Chúa, hội nhập văn hóa Việt Nam: “Tính cộng đồng”. Hội đồng mục vụ họp theo đúng thời gian qui chế qui định: “Thành công là nhờ năng họp hành”, có chương trình nghị sự, có quyết nghị và phân công đồng trách nhiệm thực hành.

Tôn trọng giáo dân: Không phải là cộng tác và cánh tay nối dài của linh mục mà là bình đẳng và đồng trách nhiệm. Có nhà mục vụ, văn phòng tiếp giáo dân. Học bổng cho những giáo dân có điều kiện trở thành giáo dân lãnh đạo, gởi đi học tại các học viện công giáo, học viện mục vụ, học viện thần học, trung tâm mục vụ.

Tín nhiệm lẫn nhau: huấn luyện và trao công việc. Thử thách, giúp họ tự tin và trưởng thành.

Đối thoại và hòa giải. Trong đối thoại, có ban phản biện. Có ban hòa giải, gồm đủ thành phần Dân Chúa, vì tính cộng đồng. Kinh nghiệm thời nay: “Người Dân không nể trọng một người, ngay cả người đó có chức có quyền, nhưng rất sợ mất danh dự trước tập thể”.

Kết luận

Ân sủng và thực tại, khoa học hội thánh. Tâm linh và khoa học. Thượng hội đồng có Chúa Thánh Thần. Nhưng đồng thời cũng căn cứ vào khoa học. Theo định luật Newton: “Bắt đầu chuyển động, nó sẽ tăng tốc và đạt đích”.

Tuy nhiên sức cản cũng rất lớn, ngược chiều với lực tới. Đó là quán tính ghì lại, thói quen, ngại khó, qua văn hóa nông nghiệp, tính bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, đố kỵ cào bằng. Nhưng không có  mà Thiên Chúa không làm được. Nếu là việc của Thánh Thần thì đó là một “sự cưỡng bách trong dịu dàng”. Lửa và gió. Bàn tay sắt bọc nhung. Không thể thờ ơ. Giáo hội tụt hậu 200 năm rồi!

Thay đổi vẫn là người đứng đầu.

Truyền thông TGP/SG, tháng 12, 2021|

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

[2] Ga 17,21

[3] De Ecclesiae Catholicae Unitate, 5.

[4] Phaolô VI, Angelus, ngày 11 tháng 10 năm 1970.

[5] 1 Cr 12,13

[6] Phanxicô, diễn từ khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới XVI, Vatican 9/10/2021

[7]  Đức Phanxicô

Read 578 times Last modified on Thứ tư, 29 Tháng 12 2021 22:15