Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 29 Tháng 12 2014 15:51

Hôn nhân Công Giáo

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Hôn nhân Công Giáo, một bài viết của Hủ Tíu, người con của giáo xứ, Ban biên tập trân trọng giới thiệu



Hôn nhân Công Giáo


 

Đặc tính và mục đích của Hôn Nhân Công Giáo? Giải thích?

  1. Hôn Nhân Công Giáo gồm hai đặc tính:
  • Đơn Hôn.
  • Bất Khả Phân Ly cũng gọi là Vĩnh Hôn.

Người nam  và người nữ đã được Rửa tội, đến tuổi trưởng thành với ý thức đủ trong chọn lựa của mình họ nên bạn đường của nhau. Tự do cùng nhau cam kết trong Bí Tích Hôn Phối, họ minh chứng một cách hùng hồn và sống động nhất cho tình yêu tự hủy, tròn đầy, viên mãn. Hơn thế, chính đôi bạn quãng diễn niềm tin của Kitô giáo chính là tình yêu của Chúa Giêsu với Hội Thánh. Họ kết hợp, hy sinh, trung  thành với nhau: “không còn là hai nhưng là một xương một thịt” (Mt 19,6). Tình yêu giúp họ “phục vụ và giùp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hiệp mật thiết trong con người và trong hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau một ngày một đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau, cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi phải kết hợp với nhau bất khả phân ly” (MV48).

Hôn nhân Công Giáo là một Bí tích. Nhờ có tính chất Bí tích mà làm cho hai đối tượng trên được hoàn hảo hóa. Họ trực tiếp cộng tác với Thiên Chúa trong công tình tạo dựng, chính họ nhận được sự chúc lành từ Thiên Chúa bằng những ơn Thánh siêu nhiên. Những ơn thánh giúp họ chiu toàn bổn phận trong tư cách là con Thiên Chúa. Vì thế, đặc tính Hôn Nhân Công Giáo gồm hai đặc tính: Đơn Hôn và Bất Khả Phân Ly phát xuất từ ý định của Thiên Chúa.

  • Đơn Hôn:

Đơn hôn là Hôn nhân giữa chỉ một người nam và một người nữ. Hôn nhân Công giáo là duy nhất, trung tín, không chia sẻ. Vì thế, người nam không thể là chồng của người nữ nào ngoài vợ mình; và người nữ cũng không thể là vợ của người nam nào ngoài chồng mình. Quả vậy, qua bí tích hôn nhân, “họ không còn là hai nhưng chỉ là một xương một thịt” (St 2,24;        Mt 19,6).

Khi cam kết sống đời hôn nhân, khó có thể nói họ không còn bị rung động, không còn quyễn rũ và sức hút từ những người khác phái. Đó là một điều rất bình thường của quy luật phái tính tự nhiên mà bản tính con người vẫn là. Muốn chiếm hữu, muốn có thêm cho bản ngã mình những điều tốt hơn, mặc dầu họ vẫn trung tín, cố gắng trung tín với nhau mỗi ngày, nhưng do tội của nguyên tổ mà con cái loài người dễ làm điều xấu hơn. “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm” (Rm7,19). Một khi ý thức như thế, người Kitô hữu trong đời sống hôn nhân biết qúy trọng Luật Chúa trong Hội Thánh. Luật như kim chỉ đường, có sức nâng đỡ họ sống không còn là gánh nặng, không là cái ách trì trệ cuộc sống và con người họ, nhưng luật giúp họ làm chủ bản năng của con người, cũng như  trong chính thời đại con người hôm nay vẫn có những ước mong: “một chồng một vợ khỏi sợ siđa”[1]. 

  • Bất khả phân ly:

Bất khả phân ly của Hôn nhân Công Giáo là ràng buộc hai người cho đến chết, khi hai người đã kết hôn thành sự và hợp pháp, ngoài những quyền lợi cũng như nghĩa vụ trên bình diện pháp lý, đức tin Kitô giáo: họ phải chung thủy với nhau trọn đời. Không ai có thể tháo cởi dây Hôn nhân đó, dù hai vợ chồng đồng tình, dù quyền lực tôn giáo hay dân sự: “Hôn phối thành nhận và hoàn hợp không thể bị tháo gỡ bởi một quyền bính nhân loại hay một nguyên do nào khác ngoại trừ sự chết” (Giáo luật điều 1141). Bởi lẽ, “sự hiệp thông vợ chồng được đánh dấu không những do sự duy nhất, nhưng còn do tính chất bất khả phân ly của nó (FC số 20). Đặc tính vĩnh viễn này loại trừ sự ly dị. Trên hết và trước nhất, hôn nhan( đôi bạn phải thuỷ chung chính là phản chiếu sự trung tín của Thiên Chúa với Giao ước và sự trung tín của Đức Kitô với Hội thánh. Một khi quảng đại ở trong Bí tích Hôn phối, đôi bạn được Thiên Chúa ban ơn để làm chứng cho sự trung tín ấy.

Kế đến, vì lợi ích của con cái họ, là quà tặng vô giá mà Thiên Chúa ân ban cách nhưng không cho đôi bạn, buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi họ kết hợp với nhau bất khả phân ly. Chung thủy với nhau trong lời hứa, khi còn yêu thương chân thành thì dễ, nhưng đảm bảo nào cho con người là đôi bạn luôn may mắn!?

Bên cạnh đó, trung tín với nhau từng ngày theo ý nghĩa và cách hiểu của con người hẳn là một điều khó. Vì cuộc sống luôn thay đổi, con người luôn ở vào trong thế: cơm, áo, gạo, tiền, tình. Làm sao để nói chuyện được với người ít tôn trọng, nghèo yêu yêu thương? một trong hai người đã vỡ mộng? chung đụng với người bản thân không muốn gặp, có dễ chịu được không nếu cũng co người đó sáng tối thấy mặt nhau? Những lời nói, cử chỉ của tình yêu thương cho thấy một gia đình biết sống cho nhau vì nhau, hạnh phúc và thực tế cũng không tránh khỏi những tranh cãi, những bất đồng, bất hoà, bất cần trong cuộc sống chung với nhau. Sống chung không ai lại dấu mãi được những khuyết điểm của bản thân trước người bạn đường. Thực tế khác rất nhiều với khi còn tìm hiểu: yêu thương với tâm trạng của người say và nói với nhau bằng ngôn từ của nhà ngoại giao.

Vậy phải chăng con người đang phải mang chính gánh nặng của bản thân, của Luật Chúa trong Giáo Hội, của người khác khi chọn lựa tự do và dứt khoát? Với sức con người thì khó, nhưng lời bảo đảm: “ Ơn Ta đủ cho con” (2Cr12,9) để cậy dựa vào ơn Chúa, cùng với sự cố gắng mỗi một ngày của bản thân, tránh ỷ lại vào sức riêng. Nên thiết nghĩ, để có thể thủy chung với nhau trọn đời thì điều tối cần phải duy trì trong gia đình là: luôn tôn trọng, quan tâm đến bữa cơm gia đình, cùng chia sẻ cuộc sống, lắng nghe, đối thoại với nhau những ưu tư, thống nhất cách dạy dỗ con cái, tôn trọng công việc thời gian riêng tư của nhau, quan tâm đến những nhu cầu của nhau cách nhạy bén, tế nhị, tôn trọng và yêu tương gia đình cha mẹ của nhau, cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện với nhau.

  1. Mục đích Hôn Nhân Công Giáo:
  2. oYêu thương nhau cho đến trọn đời.
  3. oSinh sản và giáo dục con cái theo Luật của Chúa.

Trong giáo huấn truyền thống, Giáo hội dựa trên Lời Chúa và với ảnh hưởng của pháp luật La mã xưa, mà nhìn nhận rằng mục đích ưu tiên của hôn nhân là làm cho nước Chúa thêm đông đúc con cái. Chúa Giêsu cũng nói: “Nhà Cha ta có nhiều chỗ ở. Nếu không, ta đã nói cho các con biết rồi” (Ga 14,2). Ý tưởng yêu thương, tương trợ trong hôn nhân đã được đặc biệt đề cao tại Công Đồng Trentô, thể kỷ XVI. Ý tưởng ấy cũng được công đồng Vaticanô II (1962) cẩn thận nhắc đến. Công đồng này tuyên bố rõ "Hôn nhân không phải chỉ được thiết lập để truyền sinh mà thôi, nhưng đòi hỏi tình yêu hỗ tương của hai

Đôi bạn đến với nhau, chung sống là để giúp đỡ lẫn nhau, chung thủy với nhau, đón nhận và sinh sản con cái là do việc kết hợp yêu đương thân mật vợ chồng.  Tuy nhiên, theo bình diện con người có tự do định đoạt, thì luận cứ tuyệt đối chắc chắn để bảo vệ tính“vĩnh viễn” của Hôn nhân khó đảm bảo:

Trong trường hợp gia đình không có con, không thể có con thì “ích lợi của con cái” để quả quyết Hôn nhân là bất khả phân ly có thể bỏ nhau mà không vi phạm luật.

“Tình yêu chân thật phải chung thủy”. Vậy, những vợ chồng luôn gây gỗ phải sống với nhau trọn đời? Nếu thế, con người chỉ thấy khổ, thấy bất hạnh trái ngược với mục đích Hôn nhân là tạo hạnh phúc cho nhau.

Hơn thế, Hôn nhân Công giáo được thiết lập mô phỏng tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh, một tình yêu không chia sẻ và bền vững muôn đời. Chính sự mô phỏng này ban cho Hôn nhân Công giáo phẩm giá cao qúy nhất: Tình yêu vợ chồng sánh ví tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh. “Đây tôi nói về Chúa Kitô và Hội thánh” (Ep 5, 32).

 

  • ØHôn Nhân Công Giáo là một Bí tích:

Bí tích trong đời sống Hôn nhân là quà tặng của Thiên Chúa, là dấu chỉ tình yêu, tình thương của người này dành cho người kia: vợ là quà tặng tình thương của Chúa cho chồng, và ngược lại, con cái là quà tặng cho tình yêu của họ. “Nhờ tính cách Bí tích của hôn nhân, đôi bạn được liên kết với nhau một cách chặt chẽ không thể tháo gỡ được. Khi người này thuộc về người kia, họ thực sự biểu lộ tương quan giữa Đức Kitô với Hội thánh Ngài, qua dấu chỉ Bí tích” (FC số 13). Khế ước của Bí tích thánh giúp họ thấy được nơi cuộc sống của nhau tất cả sự phong phú của Thiên Chúa qua cảm nhận sự phong nhiêu trong tình yêu của nhau sự dịu dàng và lân tuất của chính Đấng mời gọi và không ngừng tác sinh những ơn lành cần thiết cho họ. Một tác động trực tiếp của sự gặp gỡ và cảm nhận cách sống động về Thiên Chúa hữu hình, nhưng cũng rất thiêng thánh, khó khám phá, không có sự hiểu biết đảm bảo chắc chắn.

Để tình yêu đôi bạn thừa hưởng những chúc phúc, Giáo hội không ngừng mời gọi con cái, những người sắp bước vào hôn nhân cần được chuẩn bị hành trang cơ bản và cần thiết, hiểu biết những giá trị cao quý và thánh thiêng của bí tích hôn nhân, sẵn sáng chấp nhận những hy sinh, những điều bất ngờ, không chắc chắn của chính bản thân mình, của người bạn mình tạm gọi là những thách đố trong cuộc sống  đôi bạn.

 

Câu 2. Hôn Nhân Công Giáo theo ý định của Thiên Chúa.

Theo Kinh Thánh, vườn địa đàng là hình ảnh diễn tả việc Thiên Chúa ưu dãi con người hơn những vật khác. Trong vườn có “trái cấm” đó là những giới hạn của con người nói chung, chính Thiên Chúa đã vạch giới hạn đó ch con người. Chính tình yêu mà Ngài đã có sự chuẩn bị sẵn hết cho con người. Điều đó giúp họ ý thức: Sự sống là do Ngài ban, con người lệ thuộc vào Ngài. Canh tác và làm chủ với tất cả sự vâng lời theo thánh ý Ngài. Hơn thế, ý định của Thiên Chúa là tạo dựng nên một cộng đồng tính yêu, theo kế hoạch yêu thương từ ngàn đời, Ngài đã cho anh chị được sống cùng thời, được gặp nhau. Con người có gặp phải đau khổ, bất hạnh bởi vì họ phản bội Ngài, phản bội nhau. Một cái nhìn chân thực: con người ta chỉ hạnh phúc khi để Thiên Chúa trên hết trong mọi chọn lựa, hay nói cách khác con người ta không hạnh phúc khi người ta loại trừ Thiên Chúa.

Những chương đầu của sách Sáng thế (St 1,1-2.4), Thiên Chúa đã nhìn về công trình tạo dựng của Ngài, Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp! Từ nguồn tình yêu sung mãn hiệp thông vĩnh cửu của Ba Ngôi, Ngài đã nói về con người: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St1,26), chính trong tình yêu hỗ tương của sự phong phú, hoàn hảo và bền vững. Với phái tính riêng của mình, con người từ đời đời đã được phú bẩm hướng đến người khác, mở rộng và muốn được chia sẻ cũng như đón nhận những khác biệt qua sự hiện hữu của mỗi người. Thiên Chúa, Ngài tạo dựng tất cả đều tốt đẹp, nhưng chưa hoàn thiện, sự “thiếu sót” dễ thương của Ngài mời gọi con người chia sẻ với Ngài “làm bá chủ” (St1,26) với ý chí, với tự do, Ngài không bao giờ để con người dơn độc, hay phải chịu trách nhiệm một mình, nhưng ngài luôn ở với mọi lúc mọi nơi. Con người có sự yểm trợ hỗ trợ từ Thiên Chúa, Ngài bồi bổ ơn thánh cho con người cùng lúc và thanh lọc những ích kỷ đe doạ tình yêu và hạnh phúc con người, làm cho họ không sợ đón nhận và tha thứ cho những lầm lỗi, thiếu sót bất toàn, để họ cùng nhau làm tươi mới đời sống vật chất, tinh thần.

Trong Bí tích Hôn nhân của đôi diễn tả tình yêu được trao ban trọn vẹn, duy nhất và hiệp thông với người khác trong cộng đồng nhân loại. Cùng người khác tạo nên con người mới, trở nên cộng đồng nhân loại mới, góp phần làm phong phú, được lớn lên, thông chia sự dống cho, cho xã hội, cho Giáo Hội trên hành trình trần thế.

Tình yêu hôn nhân gia đình cao qúy nhưng cũng đầy trách nhiệm. Thiên Chúa Ngài hiểu con người ở một mình không tốt, Ta ban cho nó một trợ tá”. Con người mới mà họ đón nhận một cách tự do là món quà vô giá tuyệt vời. Khác biệt, người nam dón nhận người bạn đường là  một người nữ làm trợ tá xứng đáng, có cùng một bản tính, làm người cắt nghĩa, giải mã để người đàn ông hiểu mình hơn. Cũng vậy, người nữ nhờ người nam mà thnăg hoa cuộcsống của bản thân, của những yếu đuối mong manh. Khi tạo dựng, Thiên Chúa định hình con người với những nét độc đáo của riêng mình, có nhu cầu tâm sinh lý mở ra và đến với người khác nên một gia đình, ý định của Ngài gói trọn chỉ một điều: muốn cho con người được hạnh phúc. Con người sống trong sự mời gọi quân bình không còn dừng lại ở cảm tình nhưng “lìa bỏ cha mẹ nên một xương một thịt” (St2,24), là người thừa hưởng lời chúc phúc (St1,28) con người là loài thụ tạo có quyền trả lời không với Ngài, và cũng đủ tự do và tình yêu để cộng tác với Ngài chu toàn bổn phận trong tư cách là người con cái của Thiên Chúa.

Yêu thương theo con đường Đức Kitô đã đi (Ep5,1). Chính tình yêu hoàn hảo của Ngài trở nên mẫu mực cho toàn thể tình yêu nhân loại, và đặc biệt là tình yêu của người nam dành cho người nữ trong đời sống hôn nhân gia đình.

  • Dưới cái nhìn thực tại văn hóa và tôn giáo tại Á châu và Việt Nam:

Dân tộc Việt Nam mang  nặng âm hưởng của đạo Khổng Giáo, sống quân tử, tự hào về các giá trị văn hóa và tôn giáo của mình: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín hướng đến một lý tưưỏng cao hơn và xa hơn thực tại con người, đời sống vì thế cũng sống thinh lặng, đơn sơ, sự hài hòa, tinh thần siêu thoát, bất bạo động, tinh thần làm việc chăm chỉ, kỷ luật, đạm bạc, hiếu học và tìm tòi triết lý, lòng từ bi trắc ẩn đối với mọi sinh vật, sống gần gũi với thiên nhiên, thảo kính cha mẹ, kính trọng người già, thờ ông bà tổ tiên khi đã mất, với một ý thức đời sống cộng đồng rất cao biết sống với người kkhác và không tính toán quá nhiều cho bản thân. Với con người Việt Nam gia đình là mái ấm, chở che, nôi tình yêu để mọi thành viên đoàn kết yêu thương nhau. Tâm hồn, tâm linh khôn ngoan đạo đức, không coi sự đối đầu và đối kháng là yếu tố cốt yếu căn tính của mình, nhưng là sự bổ túc và sự hài hòa. Trong khung cảnh của sự bổ túc và hài hòa ấy, Hội thánh có thể thông truyền Tin mừng một cách vừa trung thành với Truyền thống của mình vừa phù hợp với tâm hồn dân Việt.

Thiên Chúa của đạo Kitô được giới thiệu như một người cha trở nê gần gũi và sống động, với ý thức như thế, con người hiểu cha mẹ luôn muốn tố nhất cho con cái họ. Điều đó trở thành men từ 7 đức tính con người song song với 7 ơn Chúa Thánh Thần kiện toàn trợ giúp trở nên hoàn thiện được xem như cuộc lữ hành đi tới hạnh phúc viên mãn như lòng Chúa ước mong.

·        Thực tại kinh tế và xã hội:
Thực tế cuộc sống có nhiều mâu thuẫn cũ và mới, khó trụ vững trước những biến chuyển gần đây nhất của xã hội, với nền kinh tế thị trường và hậu công nghiệp và rõ ràng là đã đi vào khủng hoảng, cùng với sự suy thoái của chủ nghĩa thực dụng, ăn chơi hưởng thụ, tục hoá, con người chối bỏ Thiên Chúa, đòi quyền làm Chúa, chạy theo sự mời gọi hấp dẫn của ma qủy. Vì thế cuộc sống trở nên khủng hoảng của kỷ nguyên phân mảnh, bất an, khổ đau.Bên cạnh đó ta cũng có thể nhận ra được có ánh sáng và dấu chỉ của sự phát triển tích cực trong những cố gắng của những con người thành tâm thiện chí trung thành với Lời Chúa, với sự cam kết thánh trong niềm tin Chúa có cách của Chúa.

 

Câu 3. Những nguyên nhân gia đình tan vỡ? Những biện pháp khắc phục.

  1. Những nguyên nhân gia đình tan vỡ?

Khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, trước tiên người ta vẫn nhìn vào người nữ như một nguyên nhân chính trước: người nữ không biết làm đẹp, không còn để ý đến phong cách diện mạo bên ngoài của mình, lôi thôi, lếch thếch bẩn thỉu, nói dài nói dai, không sinh nở được con cái, coi trọng công danh sự nghiệp hơn gia đình, dẫn đến sự so sánh lấn sân quyền quyết định đối với người làm chồng làm cha, làm chủ trong gia đình, người nữ không biết chiều chồng. Chung quy, các vấn đề tôn giáo, vấn đề tình dục, và cả mọi khía cạnh không thể thiếu của tiền bạc là những nguyên nhân chính làm cho gia đình tan vỡ.

  • Xuất phát từ hai người:

Khi hôn nhân tai vỡ không thể nói là không có lỗi. Với niềm tin Kitô giáo đó chính là lúc con người đi vào vết xe đổ của nguyên tổ: Họ muốn làm Chúa, họ quên lời hứa phục tùng mệnh lệnh của Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người Thiên Chúa đã tái thiết nên lập trình: Con người phục tùng Thiên Chúa muôn loài phục vụ con người, nghĩa là trong tương qua hài hoà với thiên nhiên vạn vật, khi phạm tội, họ ở trong tình trạng thất sủng (ở ngoài vườn địa đàng), họ không đặt tình yêu của gia đình trong tình yêu Thiên Chúa, thiếu tình yêu thương nhau cách chân thành, vào đời quá sớm, đến với đời sống hôn nhân khi còn non trẻ, vội vàng dẫn đến thực tế mới vỡ mộng, không hiểu biết đủ và đúng về 5 định luật ưu tiên trong tâm lý khác biệt của nam và nữ….sống theo cái tôi cá nhân của mình, ngoại tình, ăn chơi hưởng thụ “tứ đổ tường”, thiếu sự quảng đại hy sinh cho nhau và cho con cái, do văn hoá, phong tục tập quán vùng miền, địa phương.

Mặt khác những ảnh hưởng từ chiếc nôi gia đình: từ nhỏ quen được nuông chiều, ưu đãi, quen với thói sự lấn lướt người khác, chồng chúa vợ tôi. Sự phân biệt giàu nghèo, chấp nhặt nhau những điều xảy đến ngoài ý muốn, tha thứ nửa vời, hay nhắc lại chuyện cũ khi một trong hai người đã nhận lỗi cũng như đã cố gắng sửa chữa thiếu sót, sai lỗi, chạy theo công việc danh vọng, nghề nghiệp tiền bạc mà không quan tâm đủ và đúng vào hạnh phúc gia đình mình.

Hơn nữa, theo nhu cầu thời đại, con người ra đường thấy một người vượt đèn đỏ thì cảm thấy xấu hổ vì chỉ có mình làm sai, hoặc chỉ có mình làm theo, nhưng khi có hai, ba và nhiều người cùng vượt đèn đỏ thì trách ai làm mất xấu hổ? Con người thời đại vẫn cố len lỏi sao cho mình bằng người này, hơn người kia, và quyền lợi ấy họ đem vào chính gia đình của mình, không ai hy sinh phục vụ ai, không ai làm không công cách vui vẻ cho ai. Từ đó cuộc sống cung với nhau trong một gia đình trở nên nặng nề, bức bách và ngộ ngạt, ngày nối ngày, việc nối việc, giận thêm giận theo thời gian gia đình không còn là tổ ấm, không còn là nơi nghỉ ngơi, và họ tự cho mình quyền hạnh phúc theo ý mình cũng như quyền hạnh phúc với người nào đó không là gia đình của họ.

Một trong hai người vẫn còn có những liên lạc với người yêu cũ, so sánh với bạn mình nhất là trong những lúc giận hờn, tranh cãi, gây vết thương lòng cho nhau. Người bị so sánh sẽ cảm thấy mình không được yêu thương một cách chân thực, không được sống hết với con người đang đối diện với mình, “bé xé ra to” lâu dần lượng giá về chính mình như thế sẽ từ từ tích tụ, đối với họ thà sống thật chứ không làm vật thay thế.

Thật thế, khó tìm ra được một tình yêu hoàn hảo: “Để trở thành một người tình, bạn phải có liên tục sự tinh tế của một kẻ rất sáng suốt, sự linh động của một đứa trẻ, tính nhạy cảm của một nghệ sĩ, sự hiểu biết của một triết gia, sự thu nhận của một vị thánh, sự khoan dung của mộ học giả và lòng dũng cảm của một tín đồ (Leo Buscaglia).

Trọng tiền tham bạc, chứng tỏ cho người khác thấy mình làm ra tiền nên kiêu căng, độc tài, coi kinh bạn đời… dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Mặt khác, “một túp lều tranh hai trái tim vàng” giờ chỉ còn trong thơ ca, đời thường nghèo khó, thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm méo mó hạnh phúc gia đình trong thời đại hôm nay.

  • Từ xã hội:

Xã hội chúng ta đang sống là một xã hội với những đổi thay nhanh chóng không ngờ. Sự đổi thay xảy ra khi một bè phái chính trị thắng cuộc. Sự đổi thay xảy ra khi người ta tranh nhau những nguồn lợi kinh tế. Tất cả những đổi thay này ảnh hưởng trên đời sống gia đình, ảnh hưởng đến tình yêu của vợ chồng.

Trong một xã hội, những qui định, áp dụng của luật pháp là những nguyên tắc chung cho tất cả mọi người. Ðành rằng luật pháp được đặt ra để bênh vực cho mỗi công dân, mỗi cá nhân. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự bênh vực cho người này là một bản án cho người khác. Pháp luật không xét về tình cảm, mà đời sống của một gia đình hoàn toàn được xây dựng trên tình cảm. Do đó, khi một gia đình đã phải nhờ luật pháp can thiệp là lúc gia đình đó đã nằm trên bờ hố thẳm của sự tan vỡ, khó lòng hàn gắn.

Một điều rất dễ thấy, khi người con sống dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ, trở  nên lệ thuộc, làm cho gia đình riêng của mình không còn những tâm tình chia sẻ hay đóng góp với nhau cách chân thành, chính kiến. Để người ngoài, dù là ông bà, cha mẹ, anh chị em thân thuộc quan tâm sâu quá vào cuộc sống riêng tư của vợ chồng, ít nhiều sẽ làm cho người mới trong gia đình cảm thấy ngột ngạt, khó chịu, cũng như cảm thấy lép vế, uất ức, và không có thiện cảm tốt với người làm chồng làm vợ.

Mạng xã hội, công nghệ truyền thông, với người tình ảo, tình yêu ảo từ những cuộc trò chuyện miên man, làm cho người vợ, người chồng cảm thấy không muốn gần gũi bạn mình, bởi người tình trên mạng bao giờ cũng đẹp, cũng gợi tình, cũng nhẹ nhàng, lịch sự, dễ thương, hấp dẫn hơn nhiều so với người thật bên cạnh.

Trong thế giới tục hoá con người hiển nhiên từ bỏ Thiên Chúa thì làm sao có thể tránh được việc con người sẽ chối bỏ nhau? Từ việc xem nhẹ đời sống tinh thần lành mạnh, đời sống tâm linh. Bởi lẽ, khi đời sống tâm linh biến chất, quan trọng hơn người Kitô hữu không để tình yêu Chúa sống và hoạt động giữa họ thì chắc chắn người ta không thể nào có thể cúi xuống đưa tay ra và khiêm tốn rửa chân cho nhau.

  • Con cái:

Con cái thể hiện hạnh phúc gia đình. Một hôn phối chỉ được coi là một gia đình đúng nghĩa khi có con cái sinh ra. Con cái củng cố, phát triển tình yêu của cha mẹ, nhưng trong một vài trường hợp, con cái cũng đã là lý do đưa đến những xung đột.

Những xung đột này có thể nhận thấy trong những lãnh vực: phương pháp giáo dục con cái không được bàn luận, đồng ý một cách nhất trí giữa hai cha mẹ; tình yêu của cha mẹ hay của một người cha mẹ dành cho những đứa con không đồng đều.

  • Vấn đề tôn giáo:

Người ta thường lý luận rằng khi yêu nhau, người ta chỉ cần hai người, và trong tình yêu, mọi khía cạnh khác đều là phụ thuộc. Một tình yêu thật là một tình yêu không phân biệt giai cấp, màu da, chủng tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo.

Trong những khía cạnh vừa kể, tôn giáo là vấn đề quan trọng, vì tôn giáo thuộc lãnh vực tâm linh. Hơn nữa, trong đời sống gia đình với những hoạt cảnh nhân sinh, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể vượt qua được hết những khó khăn hay trở ngại gây nên do cuộc sống chung. Có những vấn nạn chúng ta có thể giải quyết bằng khả năng riêng tư. Có những vấn nạn khác chúng ta phải nhờ đến những khả năng ngoại tại. Có những vấn nạn mà những khả năng ngoại tại trần thế không giúp được gì, con người phải nhờ đến các thần linh, đến Thượng đế, đến Thiên Chúa, tùy theo niềm tin tôn giáo của mỗi người.

Trong đời sống chung gia đình, những đáp ứng tâm linh từ hai người yêu nhau giảm cường độ và có khi mất hẳn. Lúc này là lúc nhu cầu tâm linh trở thành một thứ nhu yếu phẩm cho hạnh phúc gia đình. Làm sao hai người có thể hòa nhập được những nhu cầu tâm linh khi hai người chạy đến với hai hay nhiều Thượng đế khác nhau trong lúc họ đang đi trên cùng một con đường?

  • Vấn đề tình dục:

Tình dục đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hôn nhân. Mặc dù quan trọng, nhưng tình dục không phải là yếu tố duy nhất khiến cho hôn phối tan vỡ hay khiến cho hôn nhân hạnh phúc. Trong nhiều trường hợp, qua sinh hoạt tình dục của vợ chồng, người ta có thể phán đoán được một phần nào hạnh phúc hay không hạnh phúc của gia đình họ. Nói một cách khác, sinh hoạt tình dục diễn tả mức độ tình yêu của hai vợ chồng.

Nhiều người nghĩ rằng đời sống tình dục của vợ chồng chỉ là động tác giao hợp của hai vợ chồng đó. Nếu nghĩ như thế, hoặc nặng hơn, nếu thực hiện ý nghĩ này, sớm muộn gì, trong đời sống vợ chồng, người này sẽ trở thành một đối tượng cho người kia thỏa mãn nhu cầu thân xác khi bị đòi hỏi. Ðừng lầm lẫn đời sống tình dục của vợ chồng với sự ham mê sắc dục, hành động tà dâm.

Tình dục trong đời sống gia đình được diễn tả trong Kinh Thánh: “Bởi lẽ đó, người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắng khít với vợ mình” (St2,23). Lời cầu nguyện của Tobia trong hôn lễ của ông với Sarah: “Chúa biết rằng không phải vì lý do sắc dục mà tôi lấy Sarah đây làm vợ” (Tb8,7). Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Côlôsê đã đề cập đến lãnh vực này như sau: “Nguyện xin bình an của Ðức Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể” (Col 3,15).

Những từ ngữ “khắng khít”, “làm nên một thân thể”, diễn tả một cuộc sống chung, một kết hợp không bị chia sẻ. Sự hiện diện bên cạnh nhau, diễn tả những hành động âu yếm, bày tỏ tình yêu và cuối cùng là tâm điểm “làm nên một thân thể” của chính tình yêu của hai người. Hành động này là hành động được Thiên Chúa trao phó, ủy thác và chúc phúc trong ý hướng cộng tác với Ngài: “Hãy sinh sôi nẩy nở và hãy nên đầy dẫy trên trái đất” (St1,2).

Do đó, những hành động âu yếm, những khắng khít là những cử chỉ, hành động tự nhiên phát xuất do tình yêu của hai người phải có cho nhau, nếu họ có tình yêu, nếu họ yêu nhau.

Dĩ nhiên, những hành động cử chỉ này nếu được vợ chồng ý thức để diễn tả một cách khéo léo, nó sẽ không trở thành nhàm chán và chịu đựng. Nhưng cũng cần lưu ý, xã hội ngày nay đang lạc đường, nhấn mạnh một cách quá đáng các phương thế, kỹ thuật tạo khoái cảm tình dục. Nếu không khôn khéo, người ta dễ rơi vào việc ham mê sắc dục hay tà dâm thay vì diễn tả tình yêu vợ chồng.

Một vài câu hỏi sau đây có thể có ích lợi trong vấn đề:

- Quan niệm của anh/ chị về tình dục vợ chồng như thế nào? Có bình thường không? Và người phối ngẫu của anh/ chị?

- Anh/chị có cảm thấy thoải mái trong việc diễn tả hay đón nhận những diễn tả tình dục của vợ  chồng  không?

- Anh/ chị có bàn thảo về vấn đề tình dục giữa vợ chồng với vợ hay chồng một cách thoải mái không? Nếu không thì tại sao?

- Có nhiều khác biệt hay xung đột trong hành động diễn tả tình dục giữa hai vợ chồng anh/chị không? Nếu có, phải làm sao?

- Quan niệm của anh/ chị về vấn đề chung thủy trong lãnh vực tình dục như thế nào?

 Những Biện Pháp Khắc Phục:

Những thiệt hại do thiên tai gây ra, cách nào đó làm cho con người tinh nhạy hơn, khi nghe thông tin về trận bão, trận lũ sắp đổ vào đất liền, gây hoang mang tinh thần, làm thiệt hại dân lành. Trước những vấn nạn đó thường người ta đề ra những biện pháp phòng ngừa, phòng tránh thiệt hại dù áo chưa thật sự đến. Theo chuyên môn của ngành Y học “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

 

Thứ đến, học hỏi rèn luyện, tự rèn luyện con người trường thành trước khi bước vào đời sống Hôn Nhân. Tham gia tích cực các lớp giáo lý tiền hôn nhân, khoá học cho người muốn lập gia đình, tham dự các giờ hội thảo, những chuyên đề về gia đình, tâm lý lứa tuổi, Giáo lý thường xuyên, tích cực tham gia các công tác xã hội, các phong trào đoàn thể, để qua đó cũng có cơ hội tốt hơn tìm hiểu người bạn đời của mình trong tương lai.

  • Trước ngày cưới:

      Anh/chị nên tìm hiểu quan điểm sống để biết:

  1. 1.Anh thích gì, ghét gì? và Chị thích những gì? ghét điều gì?
  2. 2.Anh thích ai thích ai? ghét ai? và chị ghét ai? thích ai?
  3. 3.Anh/chị bạn với ai? Những ngưòi nào làm cho anh/ chị không thoải mái, không dễ chịu khi gặp mặt?
  4. 4.Anh/ chị biết gì về quá khứ của mỗi người?
  5. 5.Anh/chị biết gì về nghề nghiệp, nơi làm việc của nhau?
  6. 6.Anh/chị biết gì về gia đình của nhau?
  7. 7.Quan niệm về cuộc sống nơi mỗi người? (cuộc sống là tranh đấu? ý nghĩa? diễm phúc?....)
  8. 8.Anh chị đánh giá về tiền bạc như thế nào?
  9. 9.Lý tưởng sống?

10. Tôn giáo?

11. Sinh hoạt thu hút cá nhân mỗi người? (hướng đến tha nhân? cộng đồng? ưu tiên cho những việc bác ái xã hội?)

12. Môn giải trí nào anh/chị yêu thích và muốn được tôn trọng?

13. Anh/ chị nghĩ thế nào về Hôn Nhân?

14. Về đời sống chung?

15. Việc giáo dục con cái anh/ chị chuẩn bị được như thế nào rồi?

16. Anh chị có cái nhìn như thế nào về phái tính? chăn gối, điều hoà sinh sản?

Nhìn vào túi của mình để cùng nhau thống nhất việc đãi tiệc.

  • Trong ngày cưới: Hãy quan tâm đến sức khỏe, nỗi lo của nhau.
  • Sau ngày cưới:

Đón nhận những thiếu sót khuyết điểm của nhau, làm phong nhiêu những đức tính tốt của người bạn đời. Quan trọng nhất là sự khoan dung và bao dung với nhau. Vì tình yêu của đôi bạn Kitô hữu là tình yêu trong Chúa, đón nhận con cái và giáo dục chúng trở thành những người có ích cho cộng đồng nhân loại. Gia đình, nơi ươm mầm và phát triển những vị thánh! Nếu anh chị yêu thương nhau, biết làm gương sáng, là gương sáng cho nhau và cho con cái.

  1. Hiểu về năm nguyên tắc tâm lý khác biệt của nam nữ:
  • Lật ưu tiên:

Nam ưu tiên thể xác, nữ ưu tiên tình cảm. Tình yêu đến với người nam từ sắc đẹp. Nếu hiểu như thế người vợ không quá bất ngờ và thất vọng vì chồng mình như bị hút hồn bởi bông hồng khác. Người nữ thường dành tình cảm cho người nam vì sự mến phụ, trọng tài đức, hầu hết tình yêu của họ phát xuất từ trái tim, họ cần tình yêu hơn là thể xác. Lời khuyên cho đôi bạn trong trường hợp này là: làm chủ bản thân mình, giữ gìn sắc đẹp của để tình yêu trong sáng. Học thuyết tiến hoá đúng với đồi tượng động vật nói chung. Tuuy nhiên, con người là loài thụ tạo đặc biệt, đựoc Thiên Chúa dựng nên, có tư duy và điều khiển được hành động của mình. Bản năng ở con người khác con vật ở chỗ: con người có thể điều chỉnh được.

  • Luật thính giác:

Nam lưỡi ngắn, nữ tai to. Nếu nói như thế cũng không hoàn toàn đúng vì người nam khi gặp gỡ bạn bè ở ngoài quán cà phê, nơi công sở họ nói rất nhiều, nhưng về đến nhà họ ít nói bởi họ cần được yên tĩnh, nghỉ ngơi. Trong khi người nữ thích nghe những lời âu yếm, thích gỡi lại những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ. Hiểu như thế, đôi bạn chân thành khen nhau, lắng nghe nhau chuyện gia đình, chuyện tài chính, chuyện con cái, chia sẻ những thành công thất bại. Một điều không nên có nơi người nữ là bàn chuyện và nói xấu chồng, chắc chắn không có người chồng nào có thể chấp nhận người vợ ít khôn khéo như thế.

  • Luật bất đồng cảm:

Nam phản ứng nhanh mau dứt, nữ phản ứng chậm kéo dài, âm ỉ nhớ dai. Hiểu người bạn mình ở điểm này, người nữ chỉ cần dùng cử chỉ nhẹ nhàng khả ái tìm sự hoà hợp trong đối thoại, chứ không phải là thêm dầu vào lửa, quảng đại đi bước trước với tâm lòng bao dung là có thể hạ hoả cho cuộc xung đột, mâu thuẫn, một sự tế nhị như thế để người chồng có cái nhìn thiện cảm hơn với vợ mình, từ đó có thể anh sẽ chân nhận “cơm không khê”.

  • Luật phân cách:

Tim người nam 4 ngăn, tim người nữ chỉ có một ngăn. Người nam luôn muốn khẳng định chính mình, bởi đó khi anh ở vào ngăn nào đó: sự nghiệp-công danh, tình yêu-gia đình, lý tưởng-chính trị, đam mê-giải trí, đôi khi họ để gia đình bên lề trái tim vì họ là như thế, họ là đàn ông. Trong khi người nữ lại giỏi hy sinh, nên để gia đình hạnh phúc, người vợ thông cảm với anh trong công việc, khéo léo cùng chồng chăm sóc nồng nàn, chu toàn các công việc trong gia đình.

  • Luật chi tiết:

Nam  quan tâm đến những việc đại sự, nữ thì chỉn chu lo những chi tiết, điều cần tránh là người nữ không nên nhắc lại chuyện cũ không hay. Người nam khi hiểu tâm lý bạn nữ nên chia sẻ công việc trong nhà, khích lệ, tặng cho bạn mình một món quà cho dù nhỏ cũng đủ nói lên thành ý của mình. Khi thấy mình được yêu thương, được quan tâm như thế người nữ sẽ quên hết mọi mệt nhọc của những núi việc không tên. Họ sẽ bớt chi tiết và tỉ mỉ với bạn nam của mình với tất cả sự dễ thương đã được phú bẩm.

Cả hai người cần trau dồi kiến thức, nghệ thuật sống với, sống vì để làm cho đời sống tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Cũng như phải học biết nghệ thuật nuôi dưỡng tình yêu, qua việc đối thoại giữa các nhân vị, trước tiên giữa vợ chồng với nhau. Một đối thoại vừa tình cảm, vừa lý trí và vừa có tính cách siêu nhiên, mà chóp đỉnh là sự trao hiến thân xác cho nhau. Chính gia đình tạo bầu khí thích hợp cho đứa trẻ học hỏi thế nào là sống cởi mở với kẻ khác và cùng lúc có thể tự nẩy nở, phát triển. Gia Đình còn là nơi mà đứa trẻ phải được học sống yêu thương, sống chú ý đến người khác, sống kính trọng kẻ khác và những đức tính cần thiết đi kèm với một kỷ luật giúp nẩy sinh đức tự chủ. Với tất cả các ưu điểm trên, gia đình quả thật là khung cảnh lý tưởng đầu tiên cho việc giáo dục con em. Nhưng vượt trên mọi đối thoại hàng ngày giữa cha mẹ và con cái là sự đối thoại của mọi phần tử trong gia đình với Thiên Chúa Đấng hiện diện, sống động và là nguồn phát sinh mọi cuộc đối thoại.

Hạnh phúc được ví như đôi cánh đưa con người lên cao hơn thực tại, cũng có nghĩa là cần một sự năng động, một cự nhiệt tình và cần một sức sống tròn đầy, như ai đó đã nói: “Hạnh phúc và bình an không phải là nắm giữ được những gì, nhưng là buông bỏ được những gì”, đau khổ chia sẻ với người khác thì vơi đi một nửa, hạnh phúc chia sẻ thì lại được nhân đôi (ý lời Kinh Hoà Bình). Bởi điều không nhàm chán trong tình yêu là luôn làm mới mình. Phải chăng, Tu là cõi phúc, tình là dây oan? (Nguyễn Du). Nhưng yêu sẽ là cõi phúc khi agape chiếm trọn mấy thứ tình kia. Đó là tình yêu của sự trao hiến trọn vẹn vì người mình yêu, một tình yêu chân thành và sẵn sàng cho đi cái có lẫn cái là. Có những người dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu, và như Kinh Thánh cho hay, “không có tình yêu nào cao cả hơn”. Ở đời mà sống được thứ tình này, chí ít là trong ước muốn, quả là đang sống trong “thiên đàng tại thế”[2].


Là một Hội Thánh tại gia, mỗi gia đình Kitô hữu sẵn sàng đón nhận Chúa Kitô trong gia đình của mình để mọi thành viên trong gia đình có được kinh nghiệm “gặp gỡ cá vị với chính Thiên Chúa[3], cảm nghiệm được tình yêu nhưng không của Ngài, cũng như để Ngài trực tiếp can thiệp vào gia đình mình. Cũng như tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi Đời sống Hôn Nhân gia đình luôn bao gồm và phổ quát tình yêu thương, chọn đời sống gia đình không ai đảm bảo sẽ luôn sống cho chọn lựa của mình, nhưng chắc chắn không một ai muốn gia đình mình tan vỡ dưới bất kỳ lý do hay bất kỳ tác động nào.

Câu 4. Nội Dung Giáo Dục Con Cái Trong Gia Đình:

 

Có con cái ư? Hãy dạy dỗ và uốn nắn chúng ngay thuở còn thơ (Hc 7,23). phúc của cha mẹ là được thấy con cái nên người. Ngược lại, nếu con cái hư hỏng sẽ là một nỗi đắng cay phiền muộn. Kết quả đáng mừng hay đáng tủi ấy tuỳ vào sự bận tâm giáo dục của cha mẹ ngay từ đầu.

  1. Tại sao phải giáo dục con cái?

Do hậu quả tội nguyên tổ, mà con cái loài người luôn hướng về chiều xấu: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét tôi lại cứ làm” (Rm7,15).

Giáo dục con cái là thể hiện tính trách nhiệm với gia đình, với xã hội, vì gia đình là cộng đồng phát triển tình yêu, phát triển sự sống, để hướng đến phục vụ đồng loại.

Minh chứng bằng việc làm cụ thể với lời cam kết khi thành hôn “đón nhận và giáo dục con cái theo luật của Hội Thánh”. Đôi bạn là người truyền sinh sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết được. Do đó, gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội mà không một đoàn thể nào khác có thể vượt qua được”[4].

Giáo dục con cái không phải chỉ là một bổn phận quan trọng, mà còn là một vinh dự lớn lao của bậc làm cha làm mẹ, bởi vì được cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo nên những con người mới, những người con của Thiên Chúa. Đó là việc trồng người. Không chỉ trồng nên những người hữu ích cho xã hội, cho Hội Thánh mà còn trồng nên những vị thánh. Vì thế, giáo dục con cái không phải là một việc tuỳ hứng, nhưng cần có một đường hướng, một kế hoạch và những phương pháp.

  1. Nội Dung Giáo Dục:

·        Quyền và bổn phận giáo dục con cái:

Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi vì nó liên quan đến việc lưu truyền sự sống. So với những người khác, thì vai trò giáo dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tương quan yêu thương độc nhất vô nhị giữa cha mẹ và con cái. Vai trò giáo dục của cha mẹ không ai thay thế được và cũng không nhường cho ai được, nên không thể nào khoán trắng cho người khác hoặc để người khác chiếm đoạt.

Yếu tố nền tảng cơ bản nhất đánh dấu vai trò giáo dục của cha mẹ là tình phụ tử và mẫu tử. Chính tình yêu thương này, như nguồn mạch xuất phát, trở thành linh hồn và quy tắc để gợi ra những sáng kiến và hướng dẫn cho mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho chúng thấm đượm những giá trị của sự dịu dàng, kiên nhẫn, nhân hậu, phục vụ, vô vị lợi, hy sinh, là những hoa trái quý giá nhất của tình yêu.

·        Phải dạy từ lúc nào?

Công đồng Vaticanô II ngỏ lời với các bậc làm cha làm mẹ: “Vì đã lãnh nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí tích hôn phối nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ”. Cha ông chúng ta cũng thường nói:

Uốn cây từ thuở còn non,

Dạy con từ thưở con còn đương thơ.

“Còn đương thơ” hay “ngay từ nhỏ” ở đây có nghĩa là ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khoa học ngày nay cho thấy: Người mẹ ảnh hưởng đến tâm tính và sức khoẻ của đứa con ngay từ lúc phôi thai. Việc giáo dục này được gọi là thai giáo. Trong thời gian này, các tâm tình và thái độ ứng xử của cha mẹ sẽ ghi dấu sâu đậm trên tâm tính đứa con sắp chào đời. Do đó, những bậc cha mẹ thương con sẽ hết sức lưu ý, để trong thời gian mang thai sống thật lành mạnh về luân lý và tâm linh.

Tuy nhiên, thời gian thuận tiện nhất để trực tiếp giáo dục con cái, đó là khi đứa con bắt đầu có trí khôn, bắt đầu nhận biết về những điều cha mẹ dạy bảo. Lúc bấy giờ gia đình sẽ trở nên mái trường đầu tiên dạy cho đứa bé những bài học làm người. Trong mái trường đó, cha mẹ chính là những “thầy cô” được tín nhiệm và yêu thương hơn cả, vì cha mẹ là những người sống gần con cái, hiểu biết con cái và yêu thương con cái hơn hết.

·        Phải dạy những gì?

Mục tiêu của của việc giáo dục Kitô giáo là giúp con cái trở thành người và trở thành người con Thiên Chúa. Khuôn mẫu của con người hoàn hảo đó là Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa đã hạ sinh làm người để nên mẫu mực cho chúng ta noi theo. Trong việc giáo dục con cái, phải để ý đến mặt nhân bản cũng như mặt đức tin.

¨      Giáo dục nhân bản:
Nền giáo dục nhân bản phải bao gồm cả ba phương diện: Đức, Trí và Thể dục.
o       Thể dục: dạy con vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn sức khoẻ.
o       Trí dục: trau dồi cho chúng về học vấn, về nghề nghiệp, để chúng có thể sống tự lập, xây dựng tương lai cuộc đời mình, góp phần xây dựng xã hội.
o       Đức dục: trừ khử những thói hư tật xấu và tập luyện những tính tốt. Nhất là bốn nhân đức cột trụ làm nền tảng cho những nhân đức khác: khôn ngoan, công bằng, tiết độ và dũng cảm.

 

¨      Khôn ngoan: 
Biết khiêm nhường lắng nghe và mau mắn vâng lời; biết suy nghĩ cân nhắc trước khi làm và khi làm xong sẽ dừng lại một chút để kiểm điểm và rút kinh nghiệm; biết xem xét và chuẩn bị kỹ để chu toàn mọi bổn phận thật chu đáo cũng như để ứng xử đúng trước những tình thế mới.

 

¨      Công bằng: 

Chăm chỉ làm tròn bổn phận; yêu thương mọi người, tôn trọng của cải và quyền lợi của họ; tôn trọng của chung và biết lo cho công ích; luôn thành thật trong lời nói và việc làm; không bao giờ gian lận.

¨      Tiết độ: 

Có kỷ luật, đúng giờ giấc và chừng mực trong những điều nhỏ mọn hằng ngày, trong ăn uống cũng như giải trí; tập cân nhắc đúng bậc thang giá trị theo tinh t

hần Kitô giáo và biết chọn lựa cách ý thức. Biết tiết kiệm. Dạy cho con cái biết giá trị của lao động cũng như giá trị thực sự của của cải vật chất. Hướng dẫn con cái chọn thú vui giải trí cũng như bè bạn.

¨      Dũng cảm: 

Biết can đảm đứng vững trong điều tốt; biết chấp nhận những sai lỗi của mình, tự tin và tự lập, biết lãnh nhận trách nhiệm và hậu quả do công việc mình đã làm.

Đối với người Việt Nam, những đức tính ấy được diễn tả qua khái niệm “trung dung”, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Những đức tính này giúp ta biết yêu thương, có lòng biết ơn, cộng tác và nâng đỡ người khác, nói năng cũng như cư xử lễ độ và tế nhị, biết suy nghĩ cân nhắc và biết tạo nên sự tin cậy lẫn nhau.

Riêng đối với nữ giới cần thêm: Công, dung, ngôn, hạnh.

¨      Giáo dục giới tính: 

Ngoài ra, trong việc giáo dục nhân bản cũng phải để ý đến việc giáo dục giới tính, hướng dẫn con cái về phái tính và tính dục. Việc giáo dục này nhằm mục đích giúp con cái có một sự hiểu biết về tính dục phù hợp với lứa tuổi và tầm nhận thức, để chúng sống trong sạch, trưởng thành, xứng đáng là người nam, người nữ như ý Chúa. Trong việc giáo dục này, cũng cần dạy cho con cái biết sử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông, đặc biệt về phim ảnh, internet cũng như tất cả chương trình mạng truyền thông: Facebook, TWO, email, messenger, games, cũng như sex. Nhất là trong bối cảnh hiện nay rộ lên chương trình ưu đãi dành cho sinh viên học sinh khi thực hiện thủ thuật phá thai một hành vi tội ác của thời đại:

phathai

Mục đích ngoài đời khi giáo dục về giới tính đồng nghĩa với việc tránh thai và an toàn tình dục. Với người Kitô giáo mỗi người được kh1 phá về thân thể để biết rõ về thân thể của mình với 2 mục đích: Tiết dục và tự chủ.

Nền giáo dục nhân bản này là điều hết sức cần thiết. Trong Tông Huấn FC, số 37: “Dù phải đương đầu với những khó khăn, mà ngày nay lại thường là những khó khăn to lớn trong trách nhiệm giáo dục con cái, bậc cha mẹ cần phải tin tưởng và can đảm giáo dục con cái họ theo những giá trị chính yếu của đời người. Trẻ em phải lớn lên trong một sự tự do chân chính trước các của cải vật chất, biết chọn một nếp sống giản dị và khắc khổ, vì xác tín mạnh mẽ rằng: giá trị của con người là do cái mình làm, hơn là do cái mình có”.

Để trở thành một người Kitô hữu, thì tiên vàn phải là một người cho đúng nghĩa của nó. Hay nói một cách khác: Phải là người trước đã, rồi sau đó mới có thể là người Kitô hữu.

¨      Giáo dục đức tin:

Là người có đạo, ngoài nền giáo dục nhân bản, cha mẹ còn phải cho con cái nền giáo dục Công giáo, nghĩa là ngay từ hồi còn tấm bé, đã phải dạy cho con cái biết mến Chúa yêu người, biết tuân giữ những giới luật của Chúa, biết tham dự những công việc đạo đức, biết siêng năng lãnh nhận các bí tích. Nhờ đó, con cái sẽ trở thành những Kitô hữu đích thực, nghĩa là những người có Đức Kitô trong tâm hồn và mang Đức Kitô trong cuộc sống, cũng như trở thành những người tín hữu đích thực, nghĩa là những người có đức tin và sống đức tin của mình giữa lòng cuộc đời.

Công đồng Vaticanô II nói: “Vợ chồng đã lãnh nhận phẩm giá và chức vụ làm cha mẹ, sẽ chăm lo chu toàn bổn phận giáo dục, nhất là về phương diện tôn giáo, vì bổn phận này liên hệ đến họ trước”.

Công đồng Vaticanô II cũng xác định nội dung của việc giáo dục Kitô giáo như sau: “Việc giáo dục này không những chỉ giúp nhân vị được trưởng thành, nhưng chính là nhằm giúp những người đã được rửa tội, để nhờ hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm cứu rỗi, thì càng ngày càng ý thức hơn về hồng ân đức tin đã nhận lãnh, biết cách thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4, 23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như được huấn luyện để biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Ep 4,22-24), và nhờ vậy họ đạt tới con người toàn thiện, chín chắn đạt tới sự sung mãn của Đức Kitô (x. Ep 4,13), góp phần làm cho Nhiệm thể được tăng trưởng.

Trong việc giáo dục đức tin, cũng cần để ý tới việc giúp con cái nhận ra ơn gọi của chúng và giúp chúng đáp lại ơn gọi đó.

Khi con cái bắt đầu học giáo lý, cha mẹ nên quan tâm tìm hiểu hệ thống các lớp giáo lý trong giáo xứ mình. Ngay cả khi con cái chưa đi học, nếu được, họ cũng nên tham gia giảng dạy hoặc hỗ trợ cho các lớp giáo lý, bởi đó là cách đơn giản để nâng cao nhận thức giáo lý của mình và tự trang bị khả năng đào tạo đức tin cho con cái. Một số nơi, vì giới phụ huynh ít tham gia, việc giảng dạy giáo lý được giao cho lớp trẻ và nói tới Giáo lý viên là người ta dễ nghĩ tới những anh chị chưa lập gia đình. Thật ra, đội ngũ Giáo lý viên phải là những người có bề dày kinh nghiệm sống, cho nên Hội Thánh rất ước mong các đôi bạn quảng đại chia sẻ sứ mạng này.

     Để việc giáo dục đạt kết quả tốt:

¨      Đồng tâm nhất trí:

Cha mẹ phải nhất trí với nhau trong đường hướng và phương thức giáo dục con cái: Tìm hiểu tính tình, năng khiếu của con cái và phải biết dùng những phương pháp thích hợp để giúp chúng đạt được mục đích. Công đồng xác quyết :

“Gia đình là một trường học phát triển nhân tính, nhưng để gia đình có thể sống trọn vẹn và chu toàn sứ mệnh mình, cần phải biết hòa hợp tâm hồn: vợ chồng phải cùng nhau bàn định, cũng như cha mẹ phải ân cần cộng tác trong việc giáo dục con cái”. Ngoài việc đồng tâm nhất trí với nhau, cha mẹ còn phải biết cộng tác với những nhà giáo dục khác, đặc biệt là các thầy cô và các Giáo lý viên.

¨      Làm gương sáng:

Kể từ lễ đính hôn, bình thường người ta chỉ còn hơn một năm để trở thành nhà giáo dục. Cách hữu hiệu nhất để biến mình thành nhà giáo dục là cương quyết sống những gì mình muốn truyền đạt cho con cái. Khi cha mẹ thăng tiến chính bản thân, nêu gương đời sống tốt đẹp về nhân cách, đạo đức và các khả năng khác, con cái sẽ noi theo. Đúng như người xưa vẫn nói: Cha nào con nấy. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Thật vậy, đứa bé, nhất là khi còn nhỏ, chưa có đủ trí khôn để phân biệt điều phải và điều trái, điều tốt và điều xấu. Nó thường bắt chước những gì cụ thể đập vào mắt nó. Thấy người lớn nói và làm thế nào, nó sẽ bắt chước mà làm như vậy. Vì thế, gương sáng của cha mẹ là điều rất cần thiết trong việc giáo dục con cái. Cha ông ta thường nói:

Lời nói như gió lung lay, 
Việc làm như tay lôi kéo.

Công đồng cũng xác quyết: “Được cha mẹ hướng dẫn bằng gương sáng và kinh nguyện gia đình, con cái và tất cả những ai sống trong khuôn khổ gia đình sẽ gặp được con đường nhân ái, cứu độ và thánh thiện dễ dàng hơn.

¨      Tạo bầu khí gia đình đầm ấm:

Cần tạo bầu khí gia đình lành mạnh, cởi mở, thánh thiện, hoà thuận, lạc quan và biết tín nhiệm nhau. Trong Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo, Công đồng Vaticanô II nói: “Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện con cái trong đời sống cá nhân và xã hội trở nên dễ dàng. Do đó Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể“.

Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 nơi số 12 viết: “Gia đình của anh chị em phải trở nên như một trường học về đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa”.

¨      Tìm hiểu con cái:

Giữa cha mẹ và con cái, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ luôn có một khoảng cách. Nếu không chịu tìm hiểu con cái, công việc giáo dục của cha mẹ sẽ không đạt được những kết quả mong muốn đã đành, mà còn gây nên những bực bội và oán trách. Quả thật, giữa cha mẹ và con cái luôn có một bức tường ngăn cách. Bức tường này chính là tuổi tác. Vì tuổi tác chênh lệch, nên thời gian và không gian của hai thế hệ già và trẻ cũng khác biệt, để rồi từ môi trường sống ấy đã phát sinh những dị biệt, những bất đồng.

Giáo dục có nghĩa là hướng dẫn, uốn nắn và làm cho tốt đẹp hơn. Vì thế, việc đầu tiên cần thực hiện ngay, đó là phải tìm hiểu con cái, phải biết con cái nghĩ gì, muốn gì, nói gì và làm gì thì mới có thể hướng dẫn chúng một cách hữu hiệu.

Điều gì tốt nơi con cái, cần biết duy trì và cổ võ để được liên tục phát triển, còn điều gì xấu, lo nhắc bảo và sửa sai bằng những lời lẽ ôn tồn và tế nhị, thành thực và yêu thương.

Có tìm hiểu con cái, cha mẹ mới cảm thông và xích lại gần con cái hơn, nhờ đó lấp đầy được hố sâu ngăn cách giữa già và trẻ, một hố sâu muôn thuở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đã tạo nên những mối bất bình sâu xa giữa cha mẹ và con cái.

¨     - Kiên nhẫn trong việc giáo dục:

Uốn cây, cần phải kiên nhẫn, bằng không nó sẽ gãy. Vì thế, người xưa đã từng khuyên: Dục tốc bất đạt. Vội vã sẽ không thành.

Trẻ con thường ham chơi và mau quên. Cho nên nói một lần mà thôi chưa đủ, chúng ta phải nói lần nữa và lần nữa. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại để những lời khuyên nhủ được thấm dần vào đầu óc của chúng.

Đừng bao giờ thất vọng và nản chí trong việc uốn nắn sửa dạy con cái, bởi vì đó là một ơn gọi, một thiên chức cao cả mà Chúa đã dành cho chúng ta, những bậc làm cha và làm mẹ.

¨      -Cầu nguyện cho con cái:

Một trong những điều mà bậc làm cha làm mẹ cần nhớ, đó là ý thức mình là những người cộng tác của Thiên Chúa: cộng tác trong việc vun trồng sự sống, cộng tác trong việc truyền sinh cũng như trong việc giáo dục con cái. Một trong những ơn của bí tích Hôn phối là giúp hai vợ chồng nên thánh trong đời sống vợ chồng, trong việc đón nhận và giáo dục con cái. Bởi vậy, trong việc giáo dục con cái, hai vợ chồng cần chạy đến với Chúa, bởi vì “Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 15, 5). Đến với Chúa để xin Ngài soi sáng và hướng dẫn cách thức dạy dỗ. Cầu nguyện cho con cái, đặc biệt trong những giai đoạn phát triển khó khăn của chúng.

Sau cùng và hết sức quan trọng, để biết dạy dỗ con em, ta cần biết đến với vị Thầy tối cao của nhân loại là Chúa Giêsu Kitô: “Hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,29). Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần cho ta để ta học được sự hiền lành và khiêm nhường cần có.

  1. Ngoài ra, chúng ta còn có 8 nguyên tắc như kim chỉ nam để giáo dục con cái hoàn thiện hơn:

  2. oNguyên tắc 1:

Việc giáo dục con cái phải được coi là việc qua trọng hàng đầu của các bậc cha mẹ. Họ phải ý thức trách nhiệm của mình, phải dành ưu tiên trên mọi ưu tiên so với các công việc khác.

  1. oNguyên tắc 2:

Cha mẹ phải xác định mục tiêu giáo dục con cái. Cha mẹ muốn con cái sau này trở thành người như thế nào? Từ đó tác động trên con cái đều quy hướng về mục tiêu đó.

  1. oNguyên tắc 3:

Phải thống nhất tác động trên đứa trẻ, tránh tình trạng tránh đánh xuôi kèn thổi ngược. Ví dụ, người cha nặng lời trách đứa con hư. Người mẹ chứng kiến rất đau lòng nhưng vẫn ôn tồn và bình tĩnh nói với con: “Mẹ muốn bênh con lắm, nhưng con cũng đã làm sai như thế, mẹ cũng không biết nói với Ba con làm sao cho phải”. Sau đó, có thể nhẹ nhàng khuyên nhủ: “Quan trọng không phải mình đã sống như thế nào, nhưng quan trọng hơn vẫn là cuộc sống tiếp diễn và mình sống như thế nào trong tương lai, một lần trót dại là con đã thêm khôn. Mẹ tin con!”.

  1. oNguyên tắc 4:

Bản thân cha  mẹ: Cah mẹ phải tỏ ra rất gương mẫu và chuẩn mực đối với con cái, cah mẹ pphải có một nhân cách tốt để làm gương cho các đối tượng, cha mẹ phải tự giáo dục mình để giáo dục con cái và toạ uy tín trên con cái, nhiều khi cha mẹ chỉ tỏ ra mình có uy quyền chứ không có uy tín trên con cái.

  1. oNguyên tắc 5:

Tôn trọng nhân cách trên sự phát triển của con cái: cha mẹ phải giúp cho nhân cách con  cái phát triển tốt, nghĩa là quan tâm tới khả năng phát triển của đứa con thế nào? Có nhiều người trong cuộc sống muốn trở thành ông nọ bà kia, nhưng vì lý do nào đó không được như sở nguyện, nên họ ước mong cho con cái sau này đạt tới mục đích đó, Nhưng vấn đề là con cái sau này có thích mục tiêu đó hay không, và có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không? Do đó cha mẹ phải tôn trọng sự phát triển trên nhân cách của con trẻ. Ví dụ: Cha mẹ muốn sống ơn gọi tu trì, nhưng vì lý do nào đó họ bỏ dở dang, sau này người con của họ sẽ không ít thì nhiều được kỳ vọng rất nhiều. Hoặc muốn con làm nghề bác sĩ nhưng con cái họ chỉ thích sửa điện, muốn con làm tài chính, ngân hàng nhưng con chỉ thích bán hủ tíu gõ…

Mặt khác, cha mẹ nên tránh nững câu gây ấn tượng xấu, làm cho con cái mặc cảm khi lớn lên, ví dụ: khờ như thế, lớn lên chỉ tội làm khổ người khác, là cục nợ cho gia đình này.

  1. oNguyên tắc 6:

Cha mẹ cần tổ chức nếp sống gia đình lành mạnh, có nề nếp quy củ tốt, lấy đó làm công cụ giáo dục con cái thông qua lối sống gia đình, ảnh hưởng trên mọi thành phần trong gia đình, cha mẹ sống có ngăn nắp sẽ ảnh hưởng trên con cái. Ví dụ để xem con nhà người có gia giáo thật sự hay không, người ta sẽ quan sát một cách tinh tế và kín đáo sự ngăn nắp trong nhà bếp, và sự gọn gàng sạch sẽ ở nhà vệ sinh.

  1. Nguên tắc 7:

Cần có sự hài hoà giữa thái độ yêu thương và thái độ nghiêm khắc trong giáo dục.

  1. Nguyêtắc 8:

Cha mẹ phải hiểu các đặc tình tâm lý con cái để có những phương pháp giáo dục thích hợp.

Câu 5. Có một người vợ Công Giáo đến trình bày với cha xứ như sau: “Anh chồng đã bỏ chị và gia đình đi với bồ nhí không chịu về, lại có một người con trai nghiện ma tuý đá, ăn chơi lêu lỏng”. Cha xứ nhờ bạn hướng dẫn gia đình này trước khi ngài có lời khuyên cuối cùng.

Thiết tưởng, người viết đang công tác tại văn phòng của một giáo xứ, thì được cha xứ nhờ tư vấn cho trường hợp của chị. Sau khi nghe chị ấy trình bày, với sự ân cần, chân thành, lắng nghe của một nữ tu tôi can đảm, phó thác cho Chúa cuộc đối thoại đầy kịch tính của thân phận con người, và xin Ngài làm chủ cho những điều cả hai chúng tôi cùng nhau trao đổi và hướng cách giải quyết, đón nhận vấn đề một cách tốt nhất, với tâm hồn bình an hơn.

Trước hết, em chân thành cảm ơn chị đã tin tưởng em trong hoàn cảnh khó khăn của chị, chị yên tâm em tin Chúa đã không để chị chịu đựng điều gì quá sức mình. Qua việc trao đổi với cha xứ, ngài đã cho em biết về hoàn cảnh hiện nay của chị. Cùng là phái nữ, em mong chị em mình chia sẻ với nhau một cách chân thành, chị hãy xem đây là cơ hội chúng ta cùng nhận ra những điều ý nghĩa hơn, dù đôi khi khó thay đổi thực tại.

Em thông cảm với nỗi đau của chị. Chị rất can cường! bằng chứng là chị không sợ tiếng đời dèm pha khi vạch áo cho người xem lưng. Chị cũng biết đó, khi Chúa cần bạn bè nhất thì họ lại bỏ trốn không còn một ai. Kinh thánh cũng không ngại cho mọi người biết điều đó. Người ta vẫn nói: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, nhưng con người không ai là người hoàn hảo cả, và cũng không ai có thể đảm bảo những gì mình đang là hôm nay thì suốt đời cũng như thế. Trách anh bội bạc? Trách chị vụng về? Trách con không ngoan thảo? Như thế thì vội vàng quá, nên bây giờ chị em mình không nói về lỗi của ai cả, cũng không nhìn một vấn đề, nhưng chúng ta hãy thắng thắn và thật lòng với nhau để “biết mình, hay loại bỏ các lăng kính”[5]

Bây giờ chúng ta cùng nhau nhìn về gia đình chị. Chị nghĩ chúng ta có nên cảm ơn Chúa? Chị ngạc nhiên là phải, vì em không có ý nói về sự mất mát, nhưng chúng ta hãy nhìn một cách tích cực hơn. Chị thấy không, có khá nhiều điều: Chúa an bài cho chị có được cơ ngơi đầy đủ hơn những người khác, trên bình diện con người chị không phải vất vả lo cơm áo gạo tiền, cho chị có niềm tin vào Ngài, giữ gìn chị trước sức ép của cuộc đời. Chị có nghĩ chị em ta chia sẻ với nhau hôm nay là một chọn lựa tình cờ? Với em thì hơn thế một chút, vì em thiết nghĩ “Chúa luôn có cách của Chúa”. Kế đến chị cũng có thể cảm ơn Ngài ban cho chị sức khoẻ, nghị lực, và tâm lòng quảng đại.

Chị, chúng ta cùng nói đến vấn đề kh1 tế nhị, nhưng sự thtậ là thế: nếu không có tiền người ta sẽ không đến cùng chồng chị, và con chị không thể ăn chơi như thế được. Đồng tiền có thể chi phối hết mọi liên kết của con người.

Chị có thể cho em hỏi: Theo chị, tại sao chồng chị lại đi với bồ nhí? Lỗi tại anh không là người chồng đàng hoàng? Lỗi tại chị? Hay anh do một chút yếu lòng? Xin lỗi chị vì em hỏi những câu này, nhưng như em nói, chúng ta đang muốn chia sẻ với nhau một cách khách quan và chân thành.

Vâng, đó là những gì từ chị, và cảm nhận của chị. Vậy, từ khi đi đến nay anh có lần nào ghé nhà (lấy đồ chẳng hạn), hay anh chị còn liên lạc với nhau bằng điện thoại, email…? Chị còn nhớ trong lần cãi nhau nào đó anh có bộc phát nói ra tại sao anh đi với người khác không? Anh có nói với chị tại sao anh không về không?

Em vẫn nghĩ lỗi nào đó không phải ở anh hết, chị có thấy trước khi anh có quyết định như thế thì bản thân chị, cung cách chị sống có gì làm cho anh phật lòng, làm cho anh thất vọng và chán chị? Chị có là người quyết định, hay chủ động về mọi mặt?

Em hiểu tình yêu chị dành cho chồng chị bao nhiêu, thì chị càng cảm thấy bị tổn thương bấy nhiêu, sự thật mà nói con gái chúng mình khó chia sẻ cảm xúc với người khác, nhất là bây giờ phải chia sẻ một cách cụ thể, cảm giác đó em vừa nhìn thấy được trong ánh mắt của chị.

Vâng, chị cứ khóc đi.

Chị, dù với bất cứ lý do nào, anh ấy cũng thật đáng trách vì không chung thủy với chị, không đảm nhận được vai trò người chủ gia đình. Chỉ lo cho bản thân, ích kỷ trong chọn lựa, iách kỷ đến mức không thể hiểu nổi. Trên bình diện khách quan chúng ta không xét đoán anh ấy, và cũng không có quyền làm điều đó, nhưng chúng ta cùng phân tích rõ hơn vấn đề sau đó. Người ta vẫn nói: “hậu trường bao giờ cũng không cho khán giả xem hết những phần thật nhất”, những phần chìm đó đôi khi chính chị mới là người trả lời cho câu hỏi của nguyên nhân nào trong hoàn cảnh gia đình hiện nay của chị. Chị nghĩ sao về vấn đề này?

Chị có lập trường, nhưng chị vẫn là phụ nữ, chị quán xuyến công việc rất tốt, lo cho gia đình chu đáo, nhưng có thể chị làm anh cảm thấy thụ động trong những quyết định chung của gia đình. Nhân đây em kể cho chị nghe câu chuyện về một gia đình trẻ hiện đang ở quận Bình Thạnh.

- Anh chồng là một người rất khá trong việc làm ăn, gia đình cũng rất giàu có. Anh lấy chị vợ ngưòi Nha Trang, giỏi, đẹp, anh chị đã có với nhau 2 đứa con. Nhà giàu nên mọi việc có người giúp việc làm hết, anh chị rất là thương nhau. Nhưng gần đây chị nấc nghèn nghẹn nói: “Anh ấy có bồ nhí rồi, giờ nói gì với anh ấy giúp chị…”. Thật sự nghe tin em cũng rất bàng hoàng, vì nghĩ chị xinh như thế, nhà khá giả như thế, con cái xinh đẹp, ngoan ngoãn, nhìn chung gia đình anh chị đề huề sao anh còn lăng nhăng?

Hẹn gặp anh lần thứ nhất, anh chở luôn người tình đi theo, chị biết không thoáng nhìn khó mà chấp nhận được người thứ ba của gia đình anh chị ấy lại xấu đến thế, nhìn có thể không chấm điểm nào xứng hợp với anh bạn đó được. Ngồi quan sát cách tế nhị, thấy hai người họ quan tâm đến nhau một cách tự nhiên, không ngại ngùng, lần gặp đó vẫn nói chuyện với nhau một cách vui vẻ bình thường.

Sau lần ấy, nhã ý với anh ấy chỉ muốn nói chuyện riêng. Tôn trọng tình bạn, anh ấy không dẫn chị đó đi cùng. Uống cà phê, lân la hỏi chuyện, rồi hỏi anh ấy tại sao lại như thế?! Với tính hài hước sẵn có, anh ấy bình tĩnh nói lên lý do tại sao như thế: Lỗi không phải do chị vợ, nhưng qua những gì anh chia sẻ mới thấy chính sự thiếu sót của chị mà anh ngoại tình, anh cũng thật lòng: “Tớ cũng còn thương vợ tớ, còn 2 đứa con nữa, chúng nó giống tớ không sai một li mà, tớ không ly dị vợ đâu, vì còn bí tích hôn phối mà…

Anh chia sẻ thêm: đã từ lâu anh chị không có sự ân ần dành cho nhau. Anh bị ốm, chị lo lắng bảo người giúp việc đi mua thuốc, đem thuốc lên tận phòng cho anh uống, hỏi anh cần gì, muốn ăn gì thì lo cho anh. Chị bận rộn với công việc của công ty, trong khi đó chị gánh phần công việc của anh nữa nên không có thời gian chăm sóc, cũng như không nghĩ đến việc chăm sóc cho anh. Mọi việc chị để cho người giúp việc làm hết.

Anh không nhận được sự ân cần trực tiếp nơi chị, nhưng nơi cô gái anh qua lại, anh có được những điều anh chờ đợi, cho đến nay anh vẫn như thế và điều không mong muốn là bây giờ một trong số tiền lớn anh để cho cô ấy giữ.

Trước khi ra về anh ấy còn nói: “Cậu sẽ gặp những hoàn cảnh khác, những gia đình khác trên bước đường phục vụ. Cậu thay tớ nói với những người còn may mắn giữ được hạnh phúc gia đình, hay ít ra chưa có người lạc đường: Hạnh phúc đơn giản là sự có mặt, quan tâm! Dù tớ biết tớ sai, nhưng tớ…”

Chị, nhìn người rồi nghĩ đến ta, làm người chúng ta luôn có những thiếu sót mà không ai ngờ trước được. “Thiên Chúa có thể vẽ đường thẳng trên những nét cong”, đôi khi lầm lỗi của người khác là cơ hội Chúa để cho mình có thời gian nhìn lại bản thân, có cơ hội co ta luyện tập nhân đức, như Bà Thánh Mônica như chị vẫn biết đó. Chúng ta vẫn có quyền hy vọng, hy vọng nếu anh một mực không trở về nữa thì đó là lỗi của anh đối với chị mà sau này anh sẽ phải trả lẽ với Chúa về tất cả những gì anh làm.

Chị, em chọn đời tu, chị sống đời gia đình. Ở ơn gọi nào cũng có nhiều điều khó đón nhận, nhất là luôn bỏ mình, đó là vác thập giá mình hằng ngày theo Chúa. Chúa cũng vì yêu thương ta mà Ngài làm gương trước rồi, ta chỉ là “bổ khuyết những gì Ngài còn thiếu sót” như Thánh Phaolô nói lên điều đó.

Thật lòng, em thấy gánh của chị nặng, trước mắt chị chưa có thể thay đổi được con người, nhưng chị có thể làm cho gánh nhẹ nhàng và êm ái hơn, nếu chị vác trên vai với lòng yêu mến của một người vợ đoan chính, một người mẹ đại lượng. Con của chị ăn chơi lêu lỏng và nghiện matúy đá. Chị hãy mạnh mẽ, và can đảm nhờ một vài tổ chức nào đó can thiệp, giúp đưa con chị đi cai nghiện, hãy dừng lại mọi sự thương hại chiều chuộng con thái quá, nếu chị đã làm như thế.

Chị hãy ngoan ngùy để lòng mình trải rộng trước sự hiện diện của Chúa và hãy vị tha, bao dung, tha thứ .Trước hết, chị hãy bình tâm bình tĩnh tha thứ cho chính mình, để một khi sống trong sự bình an, hay nói như triết lý nhà Phật “làm cho mình trở nên rỗng không”, thì khi đó chị có thể đón nhận và tha thứ cho anh nhà chị, cho dù có thể anh ấy không thay đổi bây giờ, nhưng rất có thể sự hy sinh của chị như là men, là ánh sáng thức tỉnh, khơi lại sự tự trọng nâng đỡ anh ấy trở về với Chúa một ngày nào đó. Chúng ta có quyền hy vọng như thế.

¨      Vấn đề thứ hai là con chị cháu “nghiện ma túy đá, ăn chơi lêu lỏng”.

Theo như em được biết[6]: Không riêng gì con chị, một số bạn rất trẻ, vì muốn chứng tỏ sành điệu, khoe “đẳng cấp”, một bộ phận giới trẻ Hà thành đã bị ma túy “đá” mê hoặc. Giờ đây tại Hà Nội, “đá” có mặt trong quán karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, trên đường phố, thậm chí tại nhà riêng. Theo thống kê của lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Thành, trong hàng trăm trường hợp thanh niên bị tổ 141 phát hiện tàng trữ ma túy tổng hợp khi lưu thông trên phố, và rất nhiều trường hợp khác bị bắt quả tang sử dụng ma túy tổng hợp tại các nhà nghỉ, quán karaoke trên địa bàn thành phố, điểm chung đều còn rất trẻ, chủ yếu thuộc thế hệ “9x” và lứa tuổi cuối “8x”.

Sở dĩ ma túy đá được ưa chuộng nhất hiện nay vì ngay khi sử dụng, methamphetamin (một chất hỗn hợp được pha trộn với những nguyên liệu tự nhiên và các chất hoá học) sẽ tác động trực tiếp gây kích thích hệ thần kinh trung ương và có thể tạo ảo giác trong một thời gian dài. Sự hưng phấn, sung mãn, tự tin của những người sử dụng loại “thuốc độc” này khiến họ có thể làm những điều họ không dám như: chạy xe điên cuồng; tự rạch, cào, cắn vào chính cơ thể mình, quan hệ tình dục tập thể, nhảy nhót, la hét…

Ma túy “đá” không những làm ức chế, phá hủy hệ thần kinh, gây ảo giác khiến người sử dụng không làm chủ hành vi, làm thay đổi nhân cách.  ngoài cảm giác mới mẻ, sành điều là còn bởi phần lớn người dùng ma túy “đá” quan niệm loại ma túy này không bị nghiện và có thể dừng sử dụng bất cứ lúc nào cũng được. Mà nếu có nghiện thì cai ma túy “đá” cũng không bị vật vã, đau đớn như cai heroin. Tuy nhiên, thực tế thì việc sử dụng ma túy “đá” không chỉ gây nghiện mà nếu sử dụng trong một thời gian dài, nó còn khiến cho những người sử dụng có dấu hiệu bị hoang tưởng, ảo giác, rối loạn tâm thần. Còn đối với những người đã từng nghiện heroin khi chuyển sang dùng ma túy đá thì bị rối loạn tâm thần còn nhanh hơn.

Ma túy đá cũng chứa chất dùng trong thuốc giảm cân. Do vậy, meth kích thích người sử dụng hoạt động với tần suất cao nhưng lại không làm họ thèm ăn, buồn ngủ sau đó 3-4 ngày liền, hoặc lâu hơn. Không ăn, không ngủ, lại hoạt động hết công suất cho việc nhảy nhót, lắc lư và hoạt động tình dục… khiến người sử dụng meth khi hết ảo giác sẽ như người vô hồn, thân hình tàn tạ, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Có thuốc thì vậy, nhưng khi không dùng, người nghiện sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi, khó chịu ở não và toàn cơ thể, khiến họ luôn tự xa lánh mọi người. Cùng với đó, cảm giác như bị sâu bọ bò trong da sẽ làm họ khó chịu, khiến họ cào cấu mặt mũi, chân tay để giải tỏa sự hành hạ của ma túy.


Hội chứng cai ma túy đá không giống  hội chứng cai của heroin, có nghĩa là không có cảm giác đau nhức, không tiêu chảy, không ớn lạnh nổi da gà, không có cảm giác dòi bò trong xương, không vật vã… mà buồn chán, mất khoái cảm, cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, chậm chạp hoặc lầm lỳ, dễ bị kích động, dễ nổi giận, có thể hoang tưởng ảo giác, không kiểm soát được cảm xúc, hành vi. Để cai giúp cháu cai nghiện, các nhà chuyên môn, các trung tâm sẽ căn cứ vào sức khỏe, biểu hiện, triệu chứng bệnh của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị và phương hướng quản lý phù hợp. 

Ma tuý đá có thể cai nghiện tại nhà. Nếu “đập đá” 1 năm thì khả năng bị ngáo, lú , suyễn là rất cao. Vì vậy khi cai phải kết hợp với bác sĩ để tránh hậu quả sau cai đáng tiếc. Hãy chuẩn bị mọi thứ trước khi cai và tư vấn hoặc thuê thêm bác sĩ để cai được tốt hơn.

Để giúp con trai chị trong thời gian này, chị nên nhẹ nhàng lắng nghe, vì cháu có thể bất mãn vì gia đình, thiếu thốn tình yêu thương chăm sóc của bố mẹ, đôi khi là những nuông chiều đáp ứng những đòi hỏi không hề được hỏi tới lý do của cháu. Nếu cảm thấy chị nói chuyện một mình với cháu không được, thì chị nên cho cháu ở gần người bà con trong họ hàng mà cháu tin tưởng, cháu qúy mến, gợi ý mời bạn bè của cháu về nhà, với sự ân cần chăm sóc của chị: yêu thương và quan tâm đến những người bạn của cả con chị nữa, chúng ta chưa nói họ tốt hay xấu ở đây. Hãy là một người mẹ chân thành trước với tất cả đã. “Mọi vật đều bị tan chảy trong sức nóng của tình yêu” đúng không chị? Biết đâu, những người con của gia đình khác khi từ nhà chị về họ lại có cách nhìn khác về ba mẹ, và cũng không biết trước được có thể ngày nào đó các cháu giúp nhau trở về, quyết tâm làm lại cuộc đời. Ở trong phận vụ một người mẹ chị hãy xin thánh Mônica giúp sức, cũng như xin ngài hướng dẫn, nâng đỡ chị mỗi khi muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc. Nhưng chị phải dứt khoát trong việc để người khác cùng giúp con chị cai nghiện, tình thương bây giờ mà chị chỉ biết bảo bọc thì chính chị sẽ thấy con chị như thế nào trước nhất.

Với vấn đề của gia đình chị, em nghĩ những lời chia sẻ của em hôm nay, với sự cảm thông em chưa giúp chị một cách rõ ràng giữa anh với chị, và hướng giải quyết cụ thể cho gia đình chị bởi có nhiều điều ở ngoài khả năng cho phép. Em sẽ liên lạc với người có chuyên môn hơn, có sự khách quan nhìn lại vấn đề hơn, người em tin có thể giúp chị là Cha Bảo, CSsR. Ngài đang hướng dẫn các soeur môn Mục Vụ Gia Đình, em sẽ xin ngài sắp xếp thời gian để chị có thể trực tiếp thưa chuyện với ngài, chắc chắn ngài sẽ có những cách giải quyết tốt hơn, nhất là giúp chị đến với những địa chỉ con của chị có thể sớm hoàn lương. Chị yên tâm, em cũng đã được học ngài, qua khoá học em chân nhận, cảm phục được sự nhiệt thành cũng như những hiểu biết trong các vấn nạn gia đình, và sự thao thức của ngài là tổ chức chương trình Giáo Lý Thường Xuyên, trong đó là lớp học dành riêng cho người đã có gia đình. Với tất cả nhiệt huyết theo tinh thần thừa sai của Tỉnh dòng cha sẽ giúp chị, dù chị không thuộc con chiên ngài đang coi sóc.

Hy vọng qua những gì chị đã chia sẻ với em chị có thể bình an?! Chị, Đức Giáo Hoàng Phancicô ngài nói “mỗi người cần làm mới lại mối tương quan cá vị với Thiên Chúa”, chị cứ đến với Thánh Thể, hãy chuẩn bị tâm hồn khi lên Rước lễ, khiêm tốn để tất cả lòng trí thân xác mình khi vào với Chúa, chị hãy xem như là một cuộc cách mạng, cuộc cách mạng của sự trở về, trở về với người cha của đứa con hoàn toàn tuyệt vọng. Có thể lắm chứ!? Chị hãy thỏ thẻ với Ngài tất cả những gánh nặng, những tủi cực, những thị phi của người khác, chị cứ dâng tất cả cho Ngài. Vì Ngài nói “Hỡi những ai vất vả, mang gánh nặng nề hãy đến với Ta, Ta sẻ bổ sức cho” (Mt11,28), nói cho Ngài biết tất cả những gì chị đang phải chịu, chị cứ hỏi, cứ chất vấn Ngài “tại sao” để chị phải chịu nhiều điều một lúc như thế, chị cứ nói hết những gì mình nghĩ, mình cảm nhận. Chúa không biết nếu nư chị không nói? Không phải như vậy, chị cũng hiểu điều đó mà. Nhưng khi chị nói ra tất cả với Ngài đó là dấu chỉ chị tin tưởng Ngài, và qua đó cho chị nhìn lại mối tương quan giữa chị với Ngài, chạy trốn trong lúc này ví như chị đang ở dưới vực, loay hoay mong tìm cách để sống còn, được giải thoát mà cha chị ở trên mong mỏi chờ đợi cơ hội để giúp chị nếu chị đưa tay ra cho ngài nắm lấy. Khi ta đánh cá cuộc đời mình trong tay Chúa, Chúa sẽ thắng. Chị có tin và cảm nghiệm được điều đó không? Đến với Mẹ Từ Mẫu của chúng ta chị sẽ được ngài hướng dẫn cho phải làm gì, vì Mẹ cũng là mẹ, và hơn nữa những gì Mẹ cầu xin Chúa không từ chối bao giờ.

Nếu chị muốn, em sẽ giới thiệu chị vào hoạt động của Hội Bác Ái, nên ra ngoài một thời gian cho thanh thản, đến với người khác và chia sẻ với người khác những gì mình có cũng là một cách làm cho mình thấy nhẹ nhàng hơn, thấy mình có giá trị, thấy mình được yêu thương và tôn trọng, cũng như thấy sống với có ý nghĩa hơn rất nhiều, vì chị xứng đáng được như thế. Chị cũng nên mở lòng ra để đón nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, cũng như những cái nhìn thông cảm, những chia sẻ của các bà, các chị trong hội Các Bà Mẹ Công Giáo, đến sinh hoạt với họ, đừng quan tâm đến những thái độ của ai đó không tốt tính, chị cứ tỏ ra bình thản, nhiệt tình, hy sinh cho những công việc chung, xin họ cầu nguyện cho mình, và chị cũng nên âm thầm cầu nguyện cho mọi người trong tình thần hiệp thông. Chúa luôn “ở giữa” những người hiệp nhau. Mỗi nhà có mỗi khó khăn riêng, chị sẽ thấy họ gần gũi và thân thiện hơn nếu chị không tự tạo khoảng cách cho mình.

Một biến cố bất ngờ trong cuộc đời, một tai nạn, và những thử thách trong phận người có khi dìm ta xuống tận cùng của nỗi đau đớn, tuyệt vọng. Nhưng chúng ta còn có Chúa, còn có niềm tin vào Ngài thì cứ bám lấy, bám thật chặt, nếu Ngài có hắt hủi, có xua đuổi, có lạnh lùng và vờ như làm thinh với chị như Ngài đã làm với người phụ nữ Samaria, Ngài luôn thận trọng bước đi bên cạnh con người như thế, thì chị cũng đừng bỏ niềm trông cậy. Trung tín, khôn ngoan, phó thác cho Ngài với sự tự do, tin Chúa dẫn chị đi hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn, giải thoát chị khỏi những loay xoay vì những lệ thuộc, của những lệ thuộc, những ước vọng trong lòng của ta nếu Chúa thấy cần cho ta trong thời gian này trong hoàn cảnh này thì Ngài cũng đã ban cho chúng ta rồi. Hãy bước những bước tiến mới đầy sức sống, nếu không chị sẽ tự hủy hoại của sống của mình, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người khác chỉ vì những tiếc nuối của quá khứ mà thời gian qua chị đã có tất cả.

Không có người cha nào muốn nhìn con mình đau khổ, quằn quạy dưới chân ông lâu đâu, dù con của ông không ngoan. Đây là quyển sách “Sỏi đá nở hoa của Cha Thông, CSsR cũng như đĩa nhạc của Linh mục Thái Nguyên em tặng chị như thay cho những gì còn lại em muốn chia sẻ. Nếu chị muốn chia sẻ điều gì nữa, chị cứ liên lạc với em. Chúng ta cầu nguyện cho nhau, em sẽ xin nhà Dòng cầu nguyện cho gia đình chị, nhất là cho chị được bình tâm và bình an, can đảm đón nhận thánh ý Chúa trong tương lai.

Hủ Tíu 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. 1.Thánh Kinh trọn bộ.
  2. 2.BỘ GIÁO LUẬT 1983.
  3. 3.Thánh GIOAN PHAOLÔ II, Tông Huấn FAMILIARIS CONSORTIO.
  4. 4.HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. nxb Tôn Giáo. Năm 2010.
  5. 5.ĐGH Phancicô. Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng.
  6. 6.http://www.ubmvgiadinh.org/index.php?open=contents&;display=2&id=129.
  7. 7.https://search.yahoo.com/search?ei=UTF8&;fr=crmas&p=matuy+da+nguoi+nghien+co+the+cai+dc+khong%3F;http://vi.wikipedia.org/wiki/Ma_t%C3%BAy_%C4%91%C3%A1.

 

 



[1] Trích bài giảng của Cha giáo Giuse Trần Ngọc Bảo, CSsR.

[2] Tu là cõi phúc, tình là dây oan. http://dongten.net/noidung/40753.

3 ĐGH Phancico. Tông Huấn EG.

[4] Thánh Gioan Phaolô II. Tông Huấn FC, số 36.

[5] James E. Sullivan. Hành trình tự do. Nguyễn Ngọc Kính,ofm chuyển ngữ

[6]  Teen. Cơn lốc ma túy “đá”, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ma_t%C3%BAy_%C4%91%C3%A1tác hại khôn lường của ma túy đá.net. Đăng ngày 6-2-2012.

Read 1875 times Last modified on Thứ hai, 29 Tháng 12 2014 16:30