Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 16:23

Can đảm đảm đối diện bệnh tật

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Can đảm đảm đối diện bệnh tật

- Thật ra cuộc đời tôi không bị xáo trộn trầm trọng, kể từ ngày tôi ngã bệnh liệt giường và toàn thân bất toại. Có thay đổi chăng, là thái độ của tôi đứng trước thử thách. Thái độ này tiến triển tốt đẹp. Tôi luôn lạc quan trước mọi vấn đề. Giờ đây, sau thời gian chịu bệnh, tôi thủ đắc thêm đức tính: ”tin tưởng nơi THIÊN CHÚA”.

Đó là lời của bà Margaret Gourley.

Ngày 18-1-1979, năm đó bà Margaret 39 tuổi, đang chuẩn bị đến sở làm, bỗng bà cảm thấy đau đầu choáng váng và gần như muốn xỉu. Vì mới nhận công tác ”Trưởng phòng phục dịch khách hàng” của hãng General Motors ở thành phố Toronto, Canada, chưa đầy hai tháng, nên bà không dám nghỉ ở nhà.

Dù hết sức chống trả với cơn mệt, cuối cùng bà ngã gục bất tỉnh và được đưa ngay vào nhà thương cấp cứu. Các bác sĩ lo sợ bà không qua được đêm đó. Các con và anh chị em bà vội đến ngay nhà thương. Để chuẩn bị tinh thần cho mọi người, bác sĩ thông báo:

- Hãy sẵn sàng để chấp nhận thử thách!

Người em trai của bà đáp lại:

- Nói thế vì bác sĩ chưa rõ tính tình của chị tôi. Chị tôi không dễ dàng bị đánh gục đâu!

Và đúng như thế. Lập gia đình năm 21 tuổi với người thanh niên học cùng trường, 16 năm sau, bà Margaret Gourley ly dị chồng và sống với ba con trai. Từ đó bà không ngừng chiến đấu để giữ vững tính tự tin và lạc quan. Tự mình mưu sinh và dưỡng dục đàn con 3 đứa, tuổi từ 10 đến 17.

Bà Margaret may mắn thoát chết, ra khỏi cơn hôn mê, nhưng bù lại, bà bị toàn thân tê liệt. Cơ quan bà có thể sử dụng là đôi mắt, và chỉ nhúc nhích được cái đầu. Bà nghe được nhưng không nói được. Bà nháy mi mắt hai lần để trả lời ”có” và một lần để trả lời ”không”. Thế thôi.

Người bạn của gia đình đề nghị người thân của bà Margaret dùng phương pháp trong cuốn tiểu thuyết ”Kích-Tôn-Sơn Bá Tước - Le Comte de Monte-Cristo”, để trao đổi tư tưởng với bệnh nhân.

Trong cuốn tiểu thuyết này, tác giả Alexandre Dumas (1802-1870) cho cụ già tê liệt đánh vần bằng nháy mắt. Khi một người bạn nói đúng mẫu-tự ông muốn dùng thì cụ già nháy mắt hai cái. Sau đó, người bạn ghép các mẫu-tự lại để biết ý cụ già muốn nói gì.

Người thân trong gia đình bà Margaret bắt đầu thi hành phương pháp Kích-Tôn-Sơn. Nhưng phương pháp đòi hỏi sức kiên nhẫn phi thường.

Tuy nhiên, hiện tượng phi thường khác xuất hiện: con số bạn bè ra tay trợ giúp bà Margaret gia tăng. Sợi dây liên đới nới rộng. Một bạn gái thời thơ ấu tình nguyện làm thư ký cho bà. Cùng vài người bạn khác, họ biến chế phương pháp thành hoàn hảo hơn, dễ dàng sử dụng hơn và ít gây hiểu lầm hơn.

Bà Margaret bắt đầu sáng tác thi ca. 2 năm sau, bà cho xuất bản tập thơ dày 64 trang, tỏ bày cuộc chiến chống lại bệnh tật và những cố gắng chấp nhận tàn tật.

Ngày phát hành tập thơ cũng là ngày khải hoàn của không riêng gì bà Margaret, mà là của toàn gia đình, bạn bè và các nhân viên nhà thương, nơi bà đang chữa trị.

Nhưng bà Margaret Gourdey không ngừng ở chiến thắng thơ văn. Bà quay sang lãnh vực hội họa. Với sự trợ giúp của bạn bè, bà vẽ hình bằng cách sử dụng bút vẽ, được giữ chặt bằng băng vải cột trên trán.

Nhưng khó khăn là bà chỉ nhúc nhích cái đầu trong khoảng cách chiều ngang 8 centimét. Nhưng theo chiều dọc, thì bà hoàn toàn bất lực. Để có thể thực hiện bức tranh ”con hươu cao cổ”, bà dành ra gần 42 tiếng đồng hồ!

Cuộc sống tàn tật của bà Margaret được bao bọc bởi bạn bè. Bản lĩnh can trường của bà thu hút họ, khiến họ muốn đến với bà và giúp bà. Một người bạn của bà thổ lộ:

- Bà gần giống như núi lửa, phun mạnh lửa vào cuộc đời tôi!

Một cô y tá nói:

- Tình trạng bệnh tật của bà không bao giờ khả quan hơn. Nhưng chăm sóc cho bà, chúng tôi cảm thấy mình khá hơn.

Thời gian sống còn kéo dài của bà Margaret Gourley làm cho các bác sĩ hết sức ngạc nhiên. Họ nói:

- Có lẽ bà sống lâu được như thế là nhờ lòng tận tụy của các y tá, sự trợ giúp nhiệt thành của bạn bè, và nhất là nhờ ý chí khuất phục khó khăn của chính bà.

Nhưng có một điều các bác sĩ không biết, đó là:

- Nhờ Đức Tin tuyệt đối bà đặt nơi THIÊN CHÚA!

(”Reader's Digest SÉLECTION”, Mai/1986, trang 143-150).

Tác giả bài viết: Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Nguồn tin: Radio Vatican

Read 1128 times Last modified on Chủ nhật, 24 Tháng 5 2015 07:36