Mỗi Tuần Một Thành Ngữ | Bài 4: Nằm Gai Nếm Mật
Posted by Ban Biên TậpThành ngữ là một thể loại văn học dân gian, được ông cha ta đúc kết qua bao đời. Nó được sử dụng rộng rãi trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày. Nó cũng là “chất liệu” để sáng tác thơ ca, văn học. Thành ngữ thường ngắn gọn nhưng ý tứ rất phong phú và sâu sắc, nó cho ta nhiều bài học thú vị...
MỖI TUẦN MỘT THÀNH NGỮ
BÀI 4: NẰM GAI NẾM MẬT
GIẢNG VIÊN: THẦY GIUSE NGUYỄN VĂN QUÝNH
Thành ngữ “nằm gai nếm mật” có nghĩa đen là “nằm trên gai nhọn, nếm giọt mật đắng”, còn nghĩa bóng chỉ hành động tự đầy ải thân mình nhằm nuôi chí phục thù.
Như vậy, thành ngữ “nằm gai nếm mật” chỉ sự vất vả, hy sinh và chịu đựng mọi gian nan để mưu cầu việc lớn.
Thành ngữ “nằm gai nếm mật” dịch từ thành ngữ “ngoạ tân thường đảm”: “ngoạ tân” là nằm gai, “thường đảm” là nếm mật.
Từ đó, thành ngữ “nằm gai nếm mật” được sử dụng rộng rãi trong dân gian và trên văn đàn chỉ sự chịu đựng gian khổ, quyết chí mưu đồ việc lớn.
“Mấy thu nếm mật nằm gai,
Thề lòng trả được giận dài mới yên”
(Nguyễn Đình Chiểu)
Chúng ta có thể ứng dụng thành ngữ này như sau:
- Muốn làm nên đại sự, nhất thiết phải chấp nhận “nằm gai nếm mật”.
- Con đừng nản chí, cứ chịu khó “nằm gai nếm mật” một thời gian, ắt sẽ thành công.
https://giaophanphucuong.org/tieng-viet-online/moi-tuan-mot-thanh-ngu-%7C-bai-4-nam-gai-nem-mat-31979.html