Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 27 Tháng 11 2014 15:24

Thánh Vịnh

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
   Thánh Vịnh- Bài viết của Hủ Tíu một người con của giáo xứ, ban biên tập gxthohoang.net trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả .........

 

Lịch sử sách Thánh vịnh:
Nhờ lịch sử các tôn giáo, miền Trung Đông, cách riêng vùng Lưỡng Hà Địa, Canaan và Aicập, chúng ta dễ nhận thấy: thi ca tôn giáo đã sớm xuất hiện trong dòng lịch sử văn hoá. Các Thánh vịnh không phải lá những tác phẩm văn chương nguyên tuyền thuộc quyền sở hữu của dân Do-thái, chắc nhiều nước lân cận đã gây ảnh hưởng trên thi ca Dothái, cách riêng về văn thể. Ngang qua sách Thánh vịnh người ta nhận thấy những nét hoàn toàn mới là kinh nguyện phát xuất từ đạo độc thần, lòng tin con người hướng về một Thiên Chúa duy nhất, Đấng hằng can thiệp trong đời sống và lịch sử dân Người, mối tương quan cụ thể đó mang lại một sắc thái riêng biệt trong kinh nguyện Dothái giáo, khác với tôn giáo đa thần của các nước lân cận.
Thánh vịnh là gì?
Thánh vịnh- Tehillim được gọi là các bài ca ngợi khen, các thánh thi ngợi khen, có đệm nhạc đàn dây, hàm chứa điều: hay, đẹp, tâm tình yêu mến, khiêm tốn, biết ơn và ai ca của Dân Chúa. Được người Dothái cầu nguyện ngày ba lần, quan trọng nhất là giờ kinh sáng và giờ kinh chiều.
Tác giả Thánh vịnh?
Đây là vấn đề rất khó xác định! Nhiều tranh cãi vì những tác giả vô danh: ca viên, tư tế, hiền triết, ngôn sứ…nhưng điều này không chắc chắn lắm. Chỉ có thể nói tác giả là Vua Đavit, là ông tổ ngành thánh ca và Thánh vịnh. Một điều dễ hiểu khác: Tác giả dấu tên ẩn núp dưới tên một danh nhân, tương tự như sách khôn ngoan được biết đến là của Vua Salômôn. Hơn nữa, vua Đavit có tài chơi nhạc khí, có khiếu ngâm ca hát xướng, khiếu sáng tác thơ, và lòng ưa thích việc tế tự. Cho nên, sách Thánh vịnh được nhìn nhận vua Đavit là tác giả.
Thánh vịnh và các giai đoạn trong chiều dài lịch sử:
Khởi đi từ giai đoạn tổ phụ đến giai đoạn vương quốc: Dân Chúa nhìn nhận Thiên Chúa là vị Chúa của mình, Ngài ban ơn Cứu độ, giải thoát khỏi ách nô lệ ngoại bang, họ tiến vào đền thờ, với lòng tín thác, và xin Ngài sự can thiệp. Kế đó là giai đoạn từ thời Phục hưng Giôsigia đến thời lưu đày: Dân Chúa được mời gọi phải hoán cải, mong được đón nhận phúc lành. Sau biến cố hồi hương: Ơn cứu độ mang chiều kích cá nhân. Ưu thế dành cho người có quyền lực, người sống trung thành với Giao Ước, tự an ủi khi gặp hoạn nạn, khẳng định mình thuộc về Chúa, ngày đêm trông đợi Chúa đến.
Văn thể Thánh Vịnh: Mỗi văn thể có một cách hành văn và một thứ cấu trúc riêng, nơi Thánh vịnh ta gặp thấy tản văn và thi văn, cộng với tâm tình và ý tưởng diễn đạt. Ba tiêu chuẩn này phải có mặt cùng một lúc.
Thánh vịnh là lời cầu nguyện tuyệt hảo của dân Chúa:
Thánh vịnh là áng văn hay mà dân Israel quan niệm về Thiên Chúa: Chúa tể lịch sử, Đấng tạo thành vũ trụ càn khôn, hiện diện khắp nơi qua các dấu chỉ, vua muôn nước, vua Israel, Chúa thành tín, Chúa yêu thương. Về vũ trụ: con người trung tín, trung thành với Giao Ước. Cũng như từ trào lưu tư tưởng khôn ngoan làm nổi bật hai chủ đề: Lề luật và định mệnh con người. Thánh vịnh là lời cầu nguyện tuyệt hảo có sức nâng tâm hồn con người lên cùng Thiên Chúa, khơi động nơi họ những tâm tình đạo đức thánh thiện, và đặc biệt giúp họ biết tạ ơn ngang qua tâm tình: của cá nhân, của tập thể khi Chúa giúp họ chiến thắng, được mùa, Chúa nhậm lời, sáng kiến của Thiên Chúa khi Người can thiệp, kêu cầu Người đến cứu giúp, miêu tả tai hoạ ập xuống và sự giải thoát, bệnh tật, cũng như diễn tả lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa được coi là nơi ẩn náu, là Đấng phù hộ chở che, được sống hạnh phúc và an toàn bên Thiên Chúa, dưới sự hướng dẫn của Người.
Tắt một lời, Thánh vịnh của Dân Chúa diễn tả tình yêu, niềm tin, lời ca muôn thuở. Trong Cựu Ước được sử dụng như những nhân tố thiết yếu của kinh nguyện và phụng vụ trong Hội Thánh, kinh nguyện của Israel trở thành kinh nguyện của Hội Thánh. Giáo hội hôm nay chứng minh Thánh vịnh theo tiền thân Đức Kitô, là lời kinh nói về Đức Kitô và của Đức Kitô dâng lên Chúa Cha, chúng ta dùng để cầu nguyện cùng Thiên Chúa tha thiết và hy vọng hơn. Người Kitô hữu tiếp tục đi theo con đường ấy trong các Đan viện, trong giờ kinh phụng vụ của Hội Thánh vì Đấng Mêsia đã đến, Người đang hiển trị, và mọi dân tộc hướng về hoặc đang ở trong Hội Thánh là Sion mới được kêu mời ngợi khen Thiên Chúa và Đức Kitô, ca tụng Hội Thánh là mẹ các dân tộc.

Hủ Tíu

Read 3132 times