Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 01 Tháng 9 2015 15:20

Giáo Hội Học

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Giáo Hội Học một bài biên khảo của Hủ Tíu người con Giáo xứ Thổ Hoàng, Ban Biên Tập gxthohoang.net xin trân trọng giới thiệu….

Câu 1: Chúa Thánh Thần đóng vai trò gì trong đời sống Giáo Hội?

Qua biến cố ngày lễ Ngũ Tuần, công trình của TT khao mở với lời hứa của TC mà tiên tri Joel đã loan báo. Với Kergygma Giáo Hội đã vươn mình đón nhận hồng ân Chúa Thánh Thần, “cột trụ và điểm tựa của chân lý” (x. 1Tm 3,15, GLCG 2032), Thánh GPII đã nói: “Chúa Thánh Thần tỏ mình một cách đặc biệt trong Giáo Hội và trong các phần tử của Giáo Hội. Tuy nhiên, Người hiện diện và hoạt động trong khắp nơi không bị giới hạn bởi không gian cũng như là thời gian”. Vậy Ngài có những vai trò đặc biệt gì đối với Giáo Hội?

Theo nền tảng lịch sử, Giáo Hội như là một cộng đoàn cứu độ của TC (ecclesia). CTT dẫn đưa GH vào một “hình thái” chân thật và dứt khoát, “Chúa TT, Đấng ngự trong lòng các tín hữu, hướng dẫn và cai trị GH. Người phân phát những ân sủng và phận vụ khác nhau” (UR 2) trong một đức tin duy nhất và liên kết đang dẫn đưa con người bước vào một “hiệp thông Đức tin” đích thực. “Người mang lại và hun đúc tình yêu giữa các tín hữu” (LG 7). Nếu không có sự khai mở trí lòng bởi TT, chắc chắn không thể có đức tin.

CTT hoạt động trong GH như là chính nội tại trong Ba Ngôi TC tự trao ban chính mình cho thụ tạo, “gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3) trong sự tương quan giao hỗ. Qua Người, GH sẽ được giao hòa với TC, và được mừng rỡ hân hoan. Nghĩa là trong một gốc độ nào đó, GH được hiểu và trở thành như là “Bí Tích” của CTT hợp nhất, GH hiện thực hóa “nghệ thuật” đối thoại của sự hợp nhất nơi TC, đồng thời bảo vệ sự phân biệt đa dạng của từng cá nhân các tín hữu (communionem fedilium). Ngài thiết lập sự hiệp thông kỳ diệu nơi các tín hữu và liên kết tất cả trong Đức Kitô cách mật thiết, đến nỗi Người là nguyên lý hiệp nhất Giáo Hội.

Giáo Hội cũng là một thực tại thụ tạo và tội lỗi, không thể tự cứu chính mình trở thành người đối diện của Đấng - Cậy trông tối hậu của nhân loại. Dưới tác động của Chúa TT, Đấng luôn hiện diện trong thế giới, con người tin rằng: Giáo Hội ngay trg chính tình trạng tội lỗi- là nơi cần thiết và không thể phá hủy đặc tính duy nhất (una), thánh thiện (santca), Công giáo (catholicca) và GH này lưu truyền bảo vệ chân lý nguyện thủy do các tông đồ truyền lại-Tông truyền (appotolica). Cùng với cái chết và PS của ĐKT, Chúa Thánh Thần giới thiệu cho chúng ta ân sủng của Đức KT luôn hiện diện trong mọi thời đại, “Kitô học hàm chứa Thánh Linh học như là một điều kiện tiên quyết”, GH phải van xin và đón nhận người như là ân sủng vĩ đại, bao la cho các Bí tích và đặc sủng của mình.

Từ đó cũng hiểu được rằng: Giáo Hội đích thực là công trình đầu tiên của Chúa Thánh Thần. GH xuất hiện và tồn tại như một cộng đoàn tương quan với nhau qua cùng một Đức tin vào TC, là những người được đắm mình trong “không gian” CTT, để có thể nhận biết TC nhờ việc loan báo TM và PR cũng như phát triển đời sống đức tin qua việc tham dự vào các hoạt động nền tảng của GH với niềm hy vọng phổ quát “Thần Khí quy tụ toàn thể thụ tạo vào trong Vương quốc TC. Sự hiệp thông hình thành một hiện thực đồng nhất  và khác biệt của CTT, sự hiệp thông này xuất hiện một sự tự do hoàn toàn tự do trong mối quan hệ vối TC và đối với nhau trở thành quà tặng rong giới luật mới “hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34), sẵn sàng hy sinh cho người khác theo cách “yêu như Thầy” (Ga 15,12). Trong sự giải phóng của TT, con người bước vào cuộc sống trao tặng cho nhau, đó là GH, cộng đoàn hiệp thông của TC.

Tóm lại, Chúa Thánh Thần là linh hồn của GH, theo ý nghĩa Ngài chiếu tỏa ánh sáng thần linh trên tất cả mọi tư tưởng “khi Thần Chân Lý đến, Ngài sẽ hướng dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13), Ngài luôn đồng hành với GH trên mọi nẻo đường, Ngài hiệp nhất con cái GH nên một trong cùng: một phép rửa, một đức tin, một cử hành phụng vụ. Và chính trong Chúa Thánh Thần, con người được thấm nhập trong mối tương quan giữa Cha và Con. Chính bởi Chúa Thánh Thần mà từng người tín hữu đã khám phá ra Thiên Chúa và tin vào Người

Câu 2: Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng Ba Ngôi Thiên Chúa như thế nào?

Hiến chế LG số 10-12 nhấn mạnh đến tính chất cộng đồng nền tảng được bắt nguồn từ sự hiệp nhất trong BN. GH được coi như một dân thật và mới của TC, như là một dân được tuyển lựa “thành hàng tư tế, vương giả, dân tộc thánh...”. Dân TC không thuộc của riêng một chủng tộc nào, bở dân này không do huyết thống sinh ra nhưng “bởi nước và Thánh Thần” (Ga 3,3-5).

Dân TC như là một chủng tộc mới được tham dự vào đời sống của BN trong ĐKT, Đấng sáng lập GH và CTT , Đấng soi sáng và hướng dẫn mọi người. Đặc tính BN của GH được cắt nghĩa như là sự hiệp thông bởi mối quan hệ đặc biệt của từng ngơi vị riêng biệt trong sự hiệp thông của TCBN. BN là câu trả lời cho những câu hỏi: Trong GH hữu hình tình yêu trao ban của CCha, tình yêu đón nhận và tạ ơn của CCon, tình yêu liên kết của CTT được trình bày như thế nào?

Trước hết, ta nói đến cấu trúc của GH, được Vat II trình bày trong LG: không phân biệt là tín hữu thuộc giáo sĩ, giáo dân, mị người có cùng một phẩm giá ngang nhau, phẩm giá “Con TC”, “có Chúa KT làm đầu” (LG 9), “một ân huệ được làm con cái Chúa, một ơn gọi trở nên trọn lành, một ơn cứu độ và một niềm hy vọng duy nhất, một đức ái không phân chia” (LG 32), “chỉ có một TC, cùng một đức tin, một Phép Rửa” (Ep 4,5). Trong GH toàn cầu và GH địa phương, Chúa TT ban tặng “cảm thức đức tin” (sensus fidei) rong tình hiệp thông, ngang nhau, cũng như tập thể tính và tối thượng quyền của GH đều có quyền bính trọn vẹn, tối cao trong toàn thể GH. Vì thế, trong GH tất cả không cùng đi một đường nhưng đều được mời gọi nên thánh, đồng thừa hưởng đức tin trong sự công chính của TC, ngõ hầu tích cực làm chứng nhân trong thế giới, trong cộng đoàn với đặc sủng không thể sai lầm “từ GM cho đến người giáo dân rốt hết” (St Augustino), tháp nhập vào sự sống của BN vừa là nguồn gốc, vừa là mạch sống, vừa là mẫu mực cho sự hiệp nhất của GH

GH được nhìn nhận: “ GH phổ quát xuất hiện  như một dân tộc được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần(Thánh Cypryano)

Vaticano II khi trở về với các chứng từ của kinh Thánh và của các giáo phụ đã thay thế cái nhìn về GH: Từ cái nhìn về một GH mang tính xã hội với cấu trúc kim tự tháp sang một GH hiệp thông mang chiều kích BN.

Với cái nhìn “ từ trên”, GH không phải là hoa trái của “xác thịt và máu huyết” (Gl 1,13) không phải là một bông hoa phát xuất từ đất, nhưng là một hồng ân “từ trên”. Trong ý định cứu rỗi đầy yêu thương từ đời đời của Chúa Cha, GH đã được TC chuẩn bị trong lịch sử GƯ với dân Israel, để khi đến thời gian viên mãn. GH được thiết lập trong sứ mạng của Chúa Con mà cao điểm là mầu nhiệm vượt qua và được hoàn tất trong ngày lễ ngũ tuần, ngày mà GH nhận được đầy tràn Chúa Thánh Thần.(GL số 758- 769)

Ba Ngôi là cội nguồn, và cùng đích của GH, và GH là công trình của BN. Chiều kích BN của GH được suy tư trong cái nhìn của lịch sử cứu độ:

Cội nguồn: GH  là sự tập họp. Sự tập họp này phát xuất từ ý định nhiệm mầu và yêu thương của Chúa Cha khi người muốn cứu nhân loại: “ Bởi ý định khôn ngoan nhân lành hoàn toàn tự do và mầu nhiệm. Chúa Cha hằng hữu đã tạo dựng vũ trụ, Người đã quyết định nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh”.

Công trình: Chúa Con thực hiện ý định của Chúa Cha, ý định hiệp nhất và yêu thương. Đó là sứ mạng của Chúa Con. Chúa Con “ đã cư ngụ giữa chúng ta” để hành vi vâng phục cho đến chết của Người hòa giải chúng ta với Cha của Người trong mầu nhiệm vượt qua. GH được sinh ra từ cạnh sườn khai mở của Chúa Kitô.

Cùng đích: Sứ mạng của Chúa Con được hoàn tất trong việc CTT được sai đến với GH.

Được khai sinh từ ý định của Chúa Cha, nhờ Chúa GSKT, trong CTT, sự hiệp thông  GH

 trong CTT nhờ Chúa GSKT phải trở về với Chúa Cha để cho Thiên Chúa là tất cả trong tất cả (1Cr 15,28), Vì thế, BN không chỉ là cội nguồn của GH mà còn là “quê hương” của GH như một dân lữ hành. GH là hình ảnh của TCBN. Sự hiệp thông GH bắt nguồn từ mối hiệp thông BN.

*Từ cội nguồn BN, chúng ta có thể rút ra ba hệ luận thần học sau đây khi suy tư về GH:

GH là công trình của TC chứ không phải là công trình của loài người. Do đó, tự bản chất sâu thẳm nhất, GH không thể nhìn thấu với cái nhìn hoàn toàn nhân loại.

GH là một hồng ân của TC, GH không tự chế tạo ra mình, con người không tạo ra GH nhưng là nhận lãnh từ TC.

Nhìn lại GH trong lịch sử, GH của TT Đức Kitô phải hiện diện trong mọi nẻo đường của thế giới con người, để làm cho sức mạnh và bình an của Đức Kitô hiện diện. Bản chất chiêm niệm của GH không thể bao gồm một sự lẫn trốn thế giới hay một nỗi sợ hãi dấn thân. Nếu TC của GH đã hoàn toàn đi vào trong lịch sử con người (Ga 1, 14) thì GH của TC không thể nào trở nên khán giả của lịch sử con người. Chúng ta sẽ hát mừng vinh quang TC nơi nào mà sự sống con người được nâng cao: “ Vinh quang của TC là con người sống và sự sống của con người là chiêm ngưỡng TC” (Iréné). Như thế, GH trong lịch sử sẽ nhất thiết là một GH dấn thân, không phải theo nghĩa của thuyết đứng về phía những lợi ích con người quyền thế và sức mạnh, nhưng ngược lại GH sẽ ở về phái những người nhèo và bé mọn.

Như vậy, nguồn gốc BN của GH là nền tảng cho sứ mạng truyền giáo của GH. GH khai sinh từ BN là một GH đang trong tư thế truyền giáo và luôn phải lên đường. Sự hiệp thông GH gắn chặt với sự ra đi truyền giáo của GH.

Trong LG số 4 có viết: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được đoàn tụ nhờ mối hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Như thế, Giáo Hội phát sinh từ Mầu Nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là sáng kiến của Chúa Cha, sự khôn ngoan của Chúa Con và là tình yêu của chính Chúa Thánh Thần. Vậy chúng ta phải hiểu thế nào cho đúng ý nghĩa về Giáo Hội khi được xây dựng trên nền tảng của Chúa Ba Ngôi?

Trước hết, khi nói đến Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng Chúa Ba Ngôi – tức là sự hiệp nhất của Giáo Hội được bắt nguồn từ sự hiệp nhất trong Ba Ngôi. Sự hiệp nhất ấy vừa là nguồn gốc, vừa là mạch sống, vừa là mẫu mực cho sự hiệp nhất của Giáo Hội (Ecclesia de Trinitate). Trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi có sự khác nhau giữa các Ngôi Vị: Chúa Cha là Đấng bất thọ sinh, Chúa Con được sinh ra bởi Chúa Cha, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất bởi Cha và Con, nhưng Ba Ngôi luôn hiệp nhất với nhau trong tình yêu. Mà Giáo Hội bắt nguồn từ Mầu Nhiệm Ba Ngôi nên Giáo Hội có xã hội tính, Giáo Hội là cộng đoàn những người có chung niềm tin, sự hiệp thông và tình yêu.

  • Ba Ngôi là nguồn mạch của Giáo Hội.

Giáo Hội là công trình của Chúa Cha, Người đã chuẩn bị Giáo Hội từ trong Cựu Ước: Giáo Hội được bắt đầu từ khi có Abel – người công chính đầu tiên.

Giáo Hội là công trình của Chúa Con: Chúa Cha sai Chúa Con đến thực hiện công trình cứu độ. GH được sinh ra từ thập giá Đức Kitô, được nuôi dưỡng bằng Thân Thể của chính Người. Giáo Hội không ngừng quy tụ quanh bàn thờ để hiện tại hóa hiến tế của Đức Kitô.

Giáo Hội là công trình của Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần được ban cho Giáo Hội trong ngày Lễ Ngũ Tuần để biến đổi các Tông Đồ và giới thiệu Giáo Hội cho thế giới. Người không ngừng thánh hóa và ban sự sống cho Giáo Hội. Người là nguyên lý mọi hoạt động trong Giáo Hội, Người là linh hồn của Giáo Hội, là nguyên lý của sự hiệp nhất, liên kết các chi thể để làm thành Thân Thể Đức Kitô.

  • Giáo Hội tham dự vào đời sống của Ba Ngôi:

Qua Bí Tích Thánh Tẩy, Giáo Hội được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi, được hiệp thông và hiệp nhất với nhau.

  • Ba Ngôi là mẫu mực cho đời sống Giáo Hội:

Giáo Hội là cộng đoàn tình yêu phản chiếu tình yêu và sự hiệp thông Ba Ngôi. Hiệp thông Ba Ngôi tạo thành mối dây đức ái. Nói như thánh Augustino: Chúa Cha là tình yêu sinh ra Con; Chúa Con là tình yêu của Chúa Cha: Chúa Thánh Thần là kết quả tình yêu của Cha và Con. Do đó, Giáo Hội cũng cần họa lại nơi mình sự hiệp thông của Ba Ngôi.

Hiệp thông trong đa dạng, nghĩa là Giáo Hội luôn hiệp thông trong duy nhất nhưng không loại bỏ tính đa dạng của mình.

Giáo Hội được phát sinh từ tình yêu Ba Ngôi. Tình yêu không có sự đơn độc. Yêu là trao ban tình yêu một cách trọn vẹn và nhận lại tình yêu cũng một cách trọn vẹn. Tình yêu đòi hỏi phải có sự tự hiến hy sinh: Cha hy sinh Người Con, Con hiến mình vì Cha, nhờ tình yêu ấy có Thánh Thần. Ơn gọi của Giáo Hội là trở thành dấu chỉ của sự hiệp thông Ba Ngôi, vinh dự và hạnh phúc của Giáo Hội cũng là được dự phần vào sự hiệp thông ấy.

Tóm lại: chỉ trong Thiên Chúa Ba Ngôi chúng ta mới có được một sự hiệp thông vững chắc,    một xác tin về tình yêu tuyệt đối… Là những phần tử trong Giáo Hội, mỗi người chúng ta hãy góp phần vào tình yêu ấy bằng cách: yêu thương mọi người bên cạnh ta, nhất là chị em sống chung một nhà,   chia sẻ công việc hằng ngày…để mỗi ngày chúng ta được hiệp thông vào trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Câu 3: Giáo Hội đóng vai trò gì trong chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa?

Đức Phancicô trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng đã minh định: “LBTM là nhiêm vụ của GH, là tác nhân RGTM, GH không chỉ là một tổ chức có hệ thống và phẩm trật; HT trước hết và trên hết là một dân tộc đang trên đường lữ hành tiến về TC. HT chắc chắn là  một mầu nhiệm ăn sâu trong BN, nhưng HT tồn tại một cách cụ thể trong lịch sử như một dân tộc lữ hành và như là những người LBTM, vượt trên mọi hình thức tổ chức, dù điều này cũng cần thiết”

Sứ vụ của GH chính là: mang ơn cứu độ được Chúa Cha trao ban đến cho hết mọi dân tộc, để mọi người được nên một với nhau. “Tuy nhiên giá trị để tin của Tin Mừng không được xây dụng bởi cá nhân người loan báo” (Tertuliano). Với cảm nghiệm như là một cộng đoàn những người tội lỗi, trong chính sự yếu duối với GH, cùng doàn kết với người nghèo theo gương Chúa Giêsu như “hạt lúa mì” rơi và chết trong lòng đất (Ga 12,24). Một GH đích thật là GH vừa con người, vừa Kitô mang lấy chính những cá thể phân rẽ gay gắttrong những vấn đề hình thức cụ thể lối sống và hướng đi của GH. Song song với việc hiểu và cảm thông trong cách cho phép tiếp nhận tất cả, khám phá a cốt lõi của chna6 lý qua những cuộc đối thoại.

TM đến với thế gian do bởi chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã đến với nhân loại và nói chuyện với con người. Người hủy bỏ sự cô lập và mang ơn cứu độ cho toàn thế giới. Giáo Hội do Ngài lập nên là dấu chỉ bên ngoài để chỉ thực tại bên trong là con người nhận được ơn cứu độ. TM được loan báo nhổ bật chúng ta ra khỏi những tiện nghi ích kỷ nhỏ nhen, khỏi những ý muốn riêng tư, khỏi những cố chấp trong tư tưởng của mình, để dẫn đưa chúng ta vào trong chân lý và tình yêu đích thật. Tuy nhiên, chúng ta cần xác tín Giáo Hội không phải là ơn cứu độ, không phải là nguyên nhân hay dụng cụ của ơn cứu độ, mà Giáo Hội chỉ là “nguyên nhân dụng cụ” của ơn cứu độ mà thôi, nghĩa là Giáo Hội vừa là người chỉ đường, vừa là nơi để nhận ơn cứu độ, là nơi hiện tại hóa ơn cứu độ.

Trong hiến chế Lumen Gentium nói Chúa Kitô là Ánh Sáng muôn dân, và Giáo Hội không gì khác hơn là “sự phản chiếu” ánh sáng của Đức Kitô cho muôn dân. GH không phải là người chỉ đường cứu độ mà là con đường: đồng hành và dẫn mọi người tới ơn cứu độ là chính CKT. Thiên Chúa ban những ơn huệ thiêng liêng cho mọi người ở nơi GH và Gh là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện của TC.

Giáo Hội như là “bí tích” nghĩa là GH hiện tại hóa tình yêu cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô bằng việc giới thiệu nội dung tình yêu Thiên Chúa trong sự viên mãn của Người, nhưng hình thức của Giáo Hội chỉ là những phương thế bất toàn.

Trọng tâm của GH là loan báo tình yêu TC Cha cho tất cả muôn dân để họ được Cứu Độ và hiệp nhất nên một với CKT. Để thực hiện điều đó: Một mặt GH trình bày Vương Quốc TC trong toàn bộ nội dung của nó về một thế giới hòa bình và công chính. Mặt khác, GH phải có nhiệm vụ lưu trữ  và truyền trao Ơn CĐ đã lãnh nhận được nơi Chúa đến cho tất cả mọi người. Trong những ý nghĩa đó mà GH là BTCĐPQ.

Giáo hội tiếp tục sứ vụ của Đức Kitô qua việc rao giảng tin mừng của CKT, chữa lành bệnh tật, tha thứ tội lỗi và bằng chính đời sống chứng tá của mình để qua Giáo hội mọi người nhìn thấy khuôn mặt đích thực của Chúa Kitô. Để được như vậy, GH phải là dấu chỉ của cộng đoàn yêu thương, hy vọng và mang niềm hy vọng, tình yêu thương của CKT đến cho mọi người mọi nơi và mọi thời.

          GH còn là TRUNG GIAN dự phần của ơn CĐ:

Trung gian ở đây phải hiểu là trung gian dự phần vì GH được trở nên đồng hình đồng dạng vơí CKT và chỉ có CKT là trung gian cứu độ duy nhất. Nên GH được CKT thiết lập để dự phần vào trung gian ơn cứu độ trong hoạt động căn bản của GH: đón nhận và tiếp tục trao ban ơn cứu độ trong ĐKT. Vì vậy, để được ơn cứu độ cần qua trung gian dự phần tương tự trước rồi đến trung gian duy nhất là CKT.

Bản chất của Giáo Hội lữ hành là dấu chỉ và là bí tích Nước Trời. Vị thế căn bản ấy cho thấy Giáo Hội là dấu chỉ tỏ bày Nước Trời, nhằm tới ơn cứu độ của toàn thể nhân loại.“ Giáo Hội là “ bí tích phổ quát cứu rỗi” tỏ bày và đồng thời thực hiện mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa đối với con người”.

Nhưng để nhận được ơn cứu độ, chúng ta phải bước vào Giáo Hội, thuộc về Giáo Hội bằng bất cứ hình thức nào, bằng đức tin minh nhiên qua Bí Tích Rửa Tội; bằng đức tin mặc nhiên qua lòng mến, qua việc khao khát sống công chính, ăn ở ngay lành, bênh vực sự thật, bảo vệ chân lý và tin có Đấng Tối Cao. Những người này thuộc về Giáo Hội của Chúa Kitô trong chiều kích Giáo Hội phổ quát, vì Chúa Kitô chính là sự thật, là chân lý.

Như là “Dân Chúa” lữ hành, GH là một cộng đoàn trong tình huynh đệ, tất cả anh chị em cùng với những người khác “được Chúa thương” nắm tay nhau nhịp bước tiến về Nước Chúa hứa. Con đường Hiệp thông của sự hy vọng nằm trong và cùng với đại gia đình nhân loại, tìm thấy niềm vui trổi vượt hơn đau khổ đang chịu.

Tóm lại: khi GH quy tụ mọi người về với Thiên Chúa, GH đã hoàn thành sứ vụ của mình như là dấu chỉ BT của sự hiệp nhất cảu BNTC, và như vậy GH cũng hoàn tất nhiệm vụ của “người con” vâng phục. Điều đó cũng nói lên GH đi đến cùng của sự hiện hữu của mình là làm cho Nước Cha trị đến.

 

Câu 4. Hiểu như thế nào về Giáo Hội là Cộng Đoàn Đức tin và Đức mến?

  1. a.Giáo Hội – Cộng đoàn đức tin

GH là một cộng đoàn được Thiên Chúa quy tụ bao gồm những người tin vào Chúa Kitô, tin vào kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. GH xuất hiện và tồn tại như một cộng đoàn tương quan với nhau qua cùng đức tin vào Thiên Chúa, là những người được chính Chúa Thánh Thần thúc đẩy hướng dẫn để có thể nhận biết Chúa.

Cộng đoàn đức tin này do Thiên Chúa quy tụ vượt lên trên mọi tổ chức chính trị, và không bị lệ thuộc vào bất cứ tổ chức trần thế nào. GH được thừa kế sự tự do của “người con” nơi đức Kitô, vì vậy Giáo hội “không bao giờ xuất hiện như một phụ nữ nô lệ, sinh con ra để làm nô lệ mà là một phụ nữ tự do, là Hiền thê của Đức Kitô. Như thế, Giáo hội là một cộng đoàn của những người được giải thoát đang dấn thân giải thoát mọi người, nhằm đáp lại ước mong của toàn tạo thành, mong được tham dự vào sự tự do của con cái Chúa.

Vì lẽ đó, mọi Kitô hữu có sự bình đẳng thực sự về phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu là để xây dựng thân thể Chúa Kitô. Trong Đức Kitô và trong GH không có sự bất bình đẳng do chủng tộc hay do quốc gia, do địa vị hay do phái tính.

Tuy nhiên trong sự bình đẳng đó, CTT cũng mang lại những đoàn sủng khác nhau và đa dạng trong GH bằng việc phân phát các ân sủng đặc biệt qua những cách thế khác nhau tùy theo ý của Người. Trong khuôn khổ khác nhau của đoàn sủng có sự phân biệt về “Ân huệ khác nhau theo đoàn sủng và phẩm trật”. Đoàn sủng ám chỉ nhiệm vụ hay chức vụ được trao ban qua Bí tích truyền chức thánh nhằm phục vụ cho sự hiệp nhất Dân Chúa trong phương thế đặc biệt qua việc “ giảng dạy, thánh hóa và cai quản”.

Như vậy cộng đoàn đức tin hình thành hai mối tương giao: Tương giao bình đẳng giữa các Kitô hữu qua Bí tích rửa tội và tương giao hiệp thông phẩm trật qua Bí tích Truyền chức thánh. Hai mối tương giao này kiến tạo nên cấu trúc Bí tích nơi Giáo hội.

b. Giáo hội – một cộng đoàn đức mến

Thánh Giacôbê đã nói: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết”( Gc 2,17). Việc làm của đức tin được thánh Giacôbê xác định là hành vi bác ái yêu thương. Vì vậy, GH là cộng đoàn đức tin cũng là cộng đoàn đức ái.

Giáo hội bắt nguồn tự sự hiệp thông Thiên Chúa, sự hiệp thông giữa Ba Ngôi vị riêng biệt. Khi nói đến mầu hiệm Giao hội là nói đến việc Giáo hội tham dự vào đời sống của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi trong ĐKT, Đấng sáng lập Giáo hội và trong CTT, Đấng soi sáng và hướng dẫn mọi người. Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo hội trở thành một cộng đoàn đức ái, chứng nhân cho tình yêu của Chúa Cha, Đấng muốn làm cho nhân loại trở thành một gia đình duy nhất trong Con của Người.

Vì vậy, việc phục vụ bác ái thuộc về bản chất của GH, mà đối tượng hàng đầu và trước tiên là người nghèo. Đây không phải là hành vi xuất phát từ lòng thương xót nhưng nó thuộc về căn tính của GH và được gọi là GH của người nghèo. Đức Kitô đã mạc khải tình yêu của Thiên Chúa qua sự nghèo khó trong tinh thần lẫn vật chất, được biểu lộ trong đời sống và cái chết của Người trẹn thập giá. Do đó GH có thể trình bày gương mặt của CKT qua việc trở thành “đồng dáng vẻ” với những người mà CGS gọi là “những anh chị em nhỏ nhất”.

Ngày nay, để đối diện với thực trạng cá nhân chủ nghĩa trong xã hội, GH cần nỗ lực xóa bỏ hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Việc phục vụ của GH không tạo nên sự căng thẳng của một cuộc đấu tranh chống giai cấp, nhưng là kiến tạo một không gian sống đượm tình bác ái trong sự công bằng, bởi bác ái không thể hiện hữu nếu không có công lý. Như thế Đức Kitô đến để đem ơn cứu độ cho nhân loại, Giáo Hội cũng được mời gọi sứ vụ này qua việc tin và thực thi thánh ý của Chúa.

Câu 5: GH tương quan muốn nói lên điều gì?

Trước công đồng Tridentino tới công đồng Vaticano II, Giáo hội tự đóng khung mình trong quan điểm là “giáo hội độc tôn” nghĩa là một giáo hội tự tôn tự tại, một cơ cấu hoàn bị cho rằng chỉ một mình nắm giữ chân lý. Thế nhưng từ công đồng Vat II Giáo hội nhìn lại mình với suy tư mới: “Giáo hội tương quan”. Vậy lối nhìn mới đó phải hiểu như thế nào?

Công đồng đã vượt qua mọi rào cản để tìm ra căn tính đích thực của Giáo hội như là dân Thiên Chúa. Nghĩa là, Giáo hội tương quan là mở ra mối tương quan với các Giáo hội khác nhau khởi đầu từ “trong” rồi đến “ngoài”. Tức là giáo hội thể hiện mối tương quan “indusix”: bao gồm khả năng thuộc về Giáo hội ở mọi người và mọi nơi bắt đầu từ “đối nội: đại kết” rồi đến “đối ngoại: đối thoại liên tôn”. Đối nội trong mối tương giao của anh em một nhà Kitô giáo. Giáo hội cùng với anh em Tin lành, Anh giáo, chính thống thực hiện đại kết cùng ngồi nói chuyện với nhau để cùng tìm kiếm chân lý. Điều này được thể hiện rõ khi 1967, chính thống và công giáo đã cùng đối thoại và tha vạ tuyệt thông cho nhau. Còn trong việc đối thoại liên tôn không nhằm chiêu nạp tín đồ nhưng để người ta có thể chạm tới Thiên Chúa. Ngoài việc đối thoại liên tôn, cần phải có một cuộc đối thoại với những người mà tôn giáo đối với họ là một cái gì xa lạ. Như thế, qua mối tương quan trên, Giáo hội được cấu thành như một chủ thể mang xã hội tính của đức tin. GH mong ước mang ơn cứu độ đến cho hết mọi dân tộc để mọi người được nên một với nhau trong một đàn chiên duy nhất, được gọi là Dân TC. Điều này cũng nói lên mối tương quan giữa GH và Chúa Cha

Nền tảng cho quan niệm mở rộng của GH Công giáo đối với các GH khác nằm ở mối tương quan cánh chung: đó là một giáo hội luôn hướng tới phạm trù phổ quát của ơn cứu độ. Để được như vậy đòi hỏi Giáo hội phải vượt qua hình thức thuộc định chế mang tính riêng biệt để đặt mối tương quan với các hình thức mà trung tâm điểm lịch sử của nó có tiềm ẩn mối tương quan với Giáo hội. Từ đó khám phá ra nơi mỗi con đường đang nỗ lực tìm chân lý có cùng mục đích với Giáo hội. Bước đi này nhằm khẳng định đến căn tính của GH không còn co cụm trong cấu trúc phẩm trật, nhưng GH mở rộng mối tương quan đến chiều kích toàn cầu, nhằm biến đổi thế giới và đưa thế giới đạt tới tình yêu giải phóng và cứu chuộc của TC. Nhờ đó mà căn tính của GH được tỏ hiện một cách rõ ràng.

Chính từ quan niệm này của Công đồng đã vẽ ra một con đường phúc âm hóa cách mới mẻ trong mối tương quan với nhân loại qua đối thoại. Điều đó không có nghĩa là GH cổ vũ cho việc đối thoại liên tôn như một công nhận “đạo nào cũng tốt” hoặc có thể thuộc về nhiều tôn giáo khác nhau cùng một lúc, và coi các nhà sáng lập tôn giáo khác ngang hàng với ĐKT, hoặc là nghiêng theo chủ nghĩa chiết trung. GH không bao giờ ủng hộ cho trào lưu tương đối hóa tôn giáo. Bởi theo Giáo huấn của GH, đối thoại tôn giáo, GH công nhận sự bình đẳng như là cách thế để tiến hành đối thoại, “chứ không phải về nội dung Giáo lý, càng không phải về địa vị của Chúa GSKT trong tương quan với các sáng lập viên các tôn giáo khác”.

Một cộng đoàn mang tính tương quan là mời gọi mọi thành phần dân Chúa dũng cảm nói về TC trong một xã hội đa tôn giáo và phải thể hiện sự đồng tâm nhất trí với nhau trong mối tương quan anh em cùng một cha trên trời.

Tóm lại, lối nhìn mới giáo hội tương quan trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng. Bởi GH phổ quát là giáo hội mang ơn cứu độ cho mọi người.      

 

Câu 6: Sứ vụ của Giáo Hội là gì? Và Giáo Hội thực thi sứ vụ đó như thế nào?

  1. a.Sứ vụ của Giáo Hội.

Sứ vụ của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Sứ vụ này làm nên chính lý do hiện hữu của Giáo Hội giữa lòng thế giới.

Sứ vụ này mang tính duy nhất và toàn diện. Duy nhất, vì tất cả đều khởi đi và quy hướng về con người Đức Giêsu Nazareth và Mầu Nhiệm của Người. Người là Con Thiên Chúa, Đấng vừa khai mở vùa là hiện thân của Vương Quốc Thiên Chúa qua Mầu Nhiệm Khổ Nạn và Phục Sinh. Vì thế, khi thi hành sứ vụ nhất thiết phải công bố Danh Chúa Giêsu. Toàn diện, vì sứ vụ bao gồm nhiều hoạt động: công bố Tin Mừng lần đầu tiên (kerygma), huấn giáo nhằm xây dựng sự trưởng thành đức tin, đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập mọi lãnh vực đời sống xã hội và văn hóa. Do đó có mối liên hệ mật thiết giữa sứ vụ loan báo Tin Mừng và việc phục vụ sự sống cùng sự phát triển con người toàn diện.

  1. b.Giáo Hội thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng.
  • Để chu toàn sứ vụ duy nhất và toàn diện của Giáo Hội, mỗi tín hữu, theo ơn gọi riêng của mình, đều phải dấn thân loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, vì sứ vụ của Giáo Hội cốt yếu mang tính cộng đoàn, nên không một tín hữu nào có thể thi hành sứ vụ cách riêng lẻ. Cách riêng, là người công giáo Việt Nam, chúng ta phải tham gia vào kế hoạch chung mà Giám Mục địa phương hợp nhất với Hội Đồng Giám Mục.
  • Cần ý thức về mối tương quan sâu xa giữa đời sống chiêm niệm và hoạt động tông đồ. Tức là phải cảm nghiệm về Thiên Chúa đang sống và hoạt động trong mình, điều đó đã thôi thúc chúng ta phục vụ sự sống và phát triển con người toàn diện, từ thể lý đến tâm linh, từ văn hóa và xã hội đến đức tin và luân lý.
  • Chúng ta cần thi hành sứ vụ với cung cách giống Chúa Giêsu: can đảm và kiên trì loan báo chân lý Tin Mừng, khiêm nhường phục vụ, chân thành chia sẻ mọi nỗi niềm của con người, nhất là những người nghèo khổ.
  • Với xã hội hôm nay, chúng ta cần quan tâm đến lãnh vực giáo dục. Toàn thể các gia đình,       các giáo xứ cũng như các dòng tu hãy hết sức quan tâm đến lãnh vực giáo dục, hỗ trợ những học sinh nghèo, trình độ học vấn…
  • Giáo Hội xác tín việc giáo dục lương tâm cho mọi người là hết sức cần thiết. Với lương tâm ngay chính, họ thoát khỏi chủ nghĩa tương đối về luân lý và sống đúng ơn gọi của mình, giúp họ sống đạo cách ý thức và trưởng thành hơn.
  • Giáo Hội cần đối thoại với các tôn giáo khác, với người nghèo và với anh chị em không tôn giáo. Trước cuộc khủng hoảng của các gia đình, cần canh tân mục vụ gia đình, mục vụ di dân, bảo vệ môi sinh

Tóm lại: khi GH quy tụ mọi người về với Thiên Chúa, GH đã hoàn thành sứ vụ của mình như là dấu chỉ BT của sự hiệp nhất cảu BNTC, và như vậy GH cũng hoàn tất nhiệm vụ của “người con” vâng phục. Điều đó cũng nói lên GH đi đến cùng của sự hiện hữu của mình là làm cho Nước Cha trị đến

 

 

Câu 7: Ơn Cứu Độ nhận được từ Giáo Hội. Vậy ngoài Giáo Hội không có ơn Cứu Độ?

Dọc theo suốt chiều dài của lịch sử, câu nói kiên định của điều khẳng quyết xưa của Origen và Cyprianô: “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ” (Extra ecclesia nulla salus) vẫn còn vang vọng cho đến ngày hôm nay. Nhưng do đâu mà các giáo phụ đã đưa ra câu nói đó? Phải chăng có một lý do nào đó nơi GH đang ẩn khuất ở bên trong mới có con đường cứu độ? Phải chăng, ngày xa xưa ấy các giáo phụ đứng trên bình diện hộ giáo, câu nói trở thành tiếng chuông thức tỉnh những kẻ chối đạo? Còn hiện tại hôm nay, nhờ ĐGK “chân lý mang lại sự sống” Giáo Hội đã hoàn toàn hiểu theo một ý nghĩa khác, đó là: ơn Cứu độ đến với con người “ở trong”, lắng nghe, vâng lời, thuộc về  cách minh nhiên, và cách mặc nhiên. Vì vậy, chúng ta có thể nói:

Ngoài Giáo Hội cơ cấu Bí Tích, cơ cấu phẩm trật vẫn có thể có ơn cứu độ. Họ thuộc về GH bởi chính họ nhận được ân sủng của TT. Ngoài Giáo Hội phổ quát này thì không có ơn cứu độ, vì Chúa Kitô thiết lập Giáo Hội để Giáo Hội trở thành cộng đoàn cứu độ, Ngài chỉ thiết lập một Giáo Hội duy nhất để thông chuyển ơn cứu độ, đó là Giáo Hội Công Giáo (bao gồm Giáo Hội thuộc về và Giáo Hội hướng về).

Giáo Hội có sứ vụ mang ơn cứu độ đến với hết mọi người và có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng. Chính vì thế, ơn cứu độ không đóng khung trong Giáo Hội cơ cấu Bí Tích, nhưng Giáo Hội phải nỗ lực làm cho mọi người đều được ơn cứu độ. Bằng những nỗ lực và nhất là bằng lời cầu nguyện, Giáo Hội làm cho có nhiều người sống công chính. CK đã chết và Phục Sinh nhờ TK cho mọi người, và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhất, nên ta phải tin chắc rằng Chúa TT Đấng thổi đâu do ý Người muốn, vẫn hoạt động trong tâm hồn mỗi con người thiện chí, gieo Lời vào trong  họ, và sản sinh ra hoa trái theo phong cách của Ngài, điều mà chỉ có Người biết thôi, con người chỉ có thể đón nhận và cung chiêm. Họ là những người khao khát và sống theo chân lý (rửa tội bằng lửa); những người dám chết để bảo vệ chân lý (rửa tội bằng máu); họ còn là những người sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng (tiếng nói của Chúa Thánh Thần), biết phân biệt phải trái; những người xây dựng cộng đoàn yêu thương, tôn trọng nhân phẩm, ăn ở ngay lành...Tất cả những người này đều thuộc về Giáo Hội Chúa Kitô, Giáo Hội phổ quát. Hay nói cách khác, họ thuộc về Giáo Hội bằng một đức tin mặc nhiên (còn gọi là Giáo Hội hướng về).

Thế nhưng, có đó những người không muốn ở trong niềm hy vọng, dứt khoát khước từ lời mời gọi bên trong: luật lương tâm, tự do trong chọn lựa “ở ngoài” Giáo Hội cơ cấu thì không có ơn cứu độ. Để dựng nên con Chúa không cần ý kiến của con, nhưng để cứu chuộc con Chúa cần con đáp lời” (Thánh Augustino)

Như vậy, với thái độ cởi mở và chân thành của Giáo Hội đã nhìn nhận ơn cứu độ của những tín đồ không thuộc Kitô giáo, và các nghị phụ đã xác quyết rằng: “Giáo Hội Công Giáo không bác bỏ những gì là chân lý và thánh thiện trong các tôn giáo khác”. Các ngài nhìn nhận các tôn giáo ấy “thường đem đến tia sáng chân lý chiếu soi hết mọi người”.

Câu 8: Giáo Hội cơ cấu Bí Tích và Giáo Hội Phổ quát có khác nhau không? Hiểu như thế nào về Giáo Hội dưới hai khía cạnh như thế?

GH cơ cấu BT còn được gọi là “GH Rôma”, CĐ Tridentio nhìn nhận một GH độc tôn”: tự tồn, tự tại, một cơ cấu hoàn bị trở thành trung gian ơn cứu độ, chỉ có GH là thâm thể CKT. Bao gồm tất cả những người tin và đã chịu Phép Rửa do chính Chúa Giêsu thiết lập, những người thuộc về một tổ chức phẩm trật: Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo, và Tông Truyền, có nhiệm vụ lưu giữ và truyền trao ơn cứu độ đã lãnh nhận được nơi Chúa đến cho tất cả mọi người.

Công đồng Vat II đã áp dụng khái niệm “ Bí Tích” cho GH nhằm xác định lại mối tương quan đặc biệt của GH với hành động cứu chuộc của TC dành cho nhân loại (LG1,9,48,59; SC5,26; GS42,45; AG1,5), ngang qua việc tỏ bày sự hợp nhất không thể tách rời và sự phân biệt không thể pha trộn giữa GH trong CKT như là Bí Tích, tức là dấu chỉ và dụng cụ cho sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và cho sự hợp nhất của toàn thể nhân loại. Trong Chúa Thánh Thần GH không trình bày ơn cứu độ qua việc loan báo cũng như những hoạt động của mình đơn giản như là một người chỉ đường, một sự cứu độ có thể tìm bất cứ nơi đâu, ngay cả ngoài GH. Những yếu tố đó không dừng lại ở nội tại chính mình để có thể hiểu được, nhưng luôn luôn phải biểu lộ ra bằng ngôn từ, hay dấu chỉ cụ thể. Điều đó, có lần Đức Phancicô nhấn mạnh: “một số cử chỉ khiến người ta muốn khóc...Chúng không phải là những cử chỉ có tính nghi lễ, mà là những cử chỉ tốt lành. Trong đó có mọi sự: đức tin, tình yêu, gia đình, lừa gạt, tương lai...những cử chỉ hết sức độc đáo phát xuất từ trái tim”. Tình yêu không có hình dạng cụ thể, vì vậy những cử chỉ bên ngoài vẫn luôn là một sự biểu lộ chắp vá, riêng biệt, chóng qua của một tình yêu trọn hảo lớn lao. Mặc dù tình yêu bên ngoài cũng mang trọn ý nghĩa của nó được biểu lộ với con người tội lỗi và đầy khiếm khuyết, bất toàn.

Theo quan điểm trên, chúng ta hiểu GH cơ cấu BT: Ơn cứu độ được tặng ban cho chúng ta bởi TC trong ĐK và trong CTT. Như là “Bí Tích” GH hiện tại hóa tình yêu cứu chuộc của TC trong ĐGK (totum, sed non totaliter), nghĩa là GH giới thiệu nội dung tình yêu TC trong sự viên mãn của Người. Cái “toàn thể trong những miếng vụn”, Vương quốc TC trở thành viên mãn “trên tất cả và trong muôn loài” (1Cr15,28)

Giáo Hội Phổ Quát:

CĐ Vat II GH vượt qua hình thức định chế mang tính riêng biệt, chỉ ra một lối suy tư mới về GH: “Giáo Hôi tương quan”, khởi đầu từ “trong” rồi đến “ngoài”, qua mối tương quan này GH được cấu thành như một xã hội tính của Đức tin. Giáo Hội phổ quát khám phá nơi mỗi con đường đang nỗ lực tìm kiếm bằng những cảm nghiệm khác nhau nhằm đạt tới chân lý, có cùng đích với GH (td: trong các tôn giáo khác, và tín ngưỡng khác, ngay cả những người được coi là vô thần dang tìm kiếm ơn cứu độ cách thầm kín), GH phổ quát mang trong còn mình những người con thuộc “ GH hướng về” như thế trên bình diện rộng lớn của thế giới đang được mời gọi dự phần vào ơn cứu độ. Bước đi này nhằ khẳng định GH không còn là một thực tại trong khái niệm độc tôn về ơn cứu độ, hay là một GH ưu việt trong sự phân biệt với các thực tại của tôn giáo khác.

Gh mở rộng tương quan đến chiều kích toàn cầu, nhằm biến đổi thế giới, và đưa thế giới đạt tới tình yêu giải phóng và cứu chuộc của TC, nhằm khơi lên tình huynh đệ đại đồng, được trông đợi và làm cho đời sống gia đình nhân loại “trở nên nhân đạo hơn và quy phục trái đất về cùng một mục đích ấy” (GS38). Nhờ đó mà căn tính của TC được tỏ hiện một cách rõ ràng “trong chính Thần Khí, con dường tình yêu được mở rộng cho tất cả mọi người” (GS38) nhìn một cách cụ thể trong chiều kích tương quan với “Vương quốc TC” trọn hảo, và nhờ đó GH tìm thấy căn tính của mình như là “GH phổ quát” (LG2) kể từ công cuộc tạo dựng cho đến ngày chung cuộc trong “Vương quốc TC”.

 Hủ Tíu

 

 

Read 4396 times Last modified on Thứ năm, 03 Tháng 9 2015 15:04