Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 16:07

Tâm lý lứa tuổi

Posted by 
Rate this item
(1 Vote)
   Tâm Lý Lứa Tuổi, một bài luận văn của Hủ Tíu người con Giáo xứ, ban biên tập gxthohoang.net trân trọng giới thiệu

Đề tài : Chị hãy chọn mô tả những nét tâm lý đặc biệt của một người cụ thể. Giải thích điều đó bằng tâm lý lứa tuổi và đề ra phương hướng trợ giúp.

Mô tả:

Bé Đạt 6 tuổi vốn là một đứa trẻ thông minh, năng động, vui vẻ và ngoan. Thế nhưng một biến cố xảy ra trong gia đình đã làm cho em từ cậu bé thông minh, năng động trở nên thụ động, khép kín, trốn tránh tất cả mọi người. Gia đình bé Đạt vốn rất hạnh phúc, ba của Đạt rất thành công trong công việc, mẹ rất hiền lành, đảm đang. Chuyện không ai ngờ được đã xảy ra với gia đình bé Đạt khi có người thứ ba xen vào, đó là cô thứ ký xinh đẹp, thông minh khéo léo đã khiến cho ba của bé không còn tỉnh táo trong chọn lựa của mình và đã phản bội lòng chung thuỷ với vợ của mình. Một mặt do áp lực công việc, mặt khác với sự mê muội về tình cảm anh đã trở thành người chồng vũ phu mỗi lần về nhà luôn tìm cách chửi bới, đánh dập, đòi ly dị với vợ và điều đau  lòng là cha mẹ không quan tâm đến sự hiện diện của đạt. Là một cậu bé thông minh khi chứng kiến tất cả những cảnh tượng đó đã để lại trong em nỗi sợ hãi và đau đớn. Điều đó cứ lặp đi lặp lại cuối cùng người mẹ đã đồng ý ly dị trong đau đớn, quá đau khổ người vợ chán nản, không muốn nói chuyện với ai ; đồng thời, không quan tâm đến bé đạt như trước nữa. Chính vì thiếu sự quan tâm của cha và đặc biệt của mẹ mà bệnh tình bé đạt càng nghiêm trọng hơn. Trong suốt hai năm qua bé Đạt luôn sống trong sợ hãi, khép mình lại, tách biệt khỏi mọi người. Mặc dù em dược mẹ em gởi đến trường học chung với các bạn nhưng em vẫn không hoà nhập được với các bạn. Đạt rất sợ khi bị la mắng, mỗi lần bị la em thường ngồi vào một góc nào đó, có khi vào trong phòng co người lại và run lên. Còn có những lần thấy các bạn đánh nhau bé Đạt lấy thân mình để cản các bạn và dùng những lời như: Thôi đủ rồi, đừng đánh nữa...những nỗi ám ảnh của quá khứ cứ tồn tại dày vò con người bé.

Giải thích:

Đây là tuổi cần sự quan tâm của người khác đặc biệt là cha mẹ, bởi vì sự quan tâm xã hội có tầm ảnh hưởng rất lớn cho việc phát triển tâm lý của trẻ. Theo các nhà phân tâm học trẻ tuổi này dễ có mặc cảm Oedipe con trai thì yêu mẹ và ganh tỵ với bố, tình cảm này thường là vô thức, nhưng vẫn chi phối hành vi của trẻ. Cha mẹ nếu không chăm sóc, quan tâm con cái cách đầy đủ, khéo léo sẽ thể dẫn đến những lệch lạc sau này của trẻ. Và tình trạng của bé Đạt hiện nay đã phần nào nói lên điều đó, người mẹ đã để những đau khổ chi phối mà quên đi những nhu cầu cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con mình. Hơn nữa, một đứa trẻ đang phải đối diện với sự thiếu vắng tình yêu thương, chăm sóc của người cha hơn bao giờ hết em cần được quan tâm, chia sẻ và yêu thương hơn. Sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất của trẻ là điều kiện thuận lợi cho những hoạt động của trẻ ; nhờ đó, trẻ dễ tiếp thu những kinh nghiệm của con người.

Chính vì vậy mà trong lứa tuổi này khi có những tác động tiêu cực và thiếu sự quan tâm của người khác (cha, mẹ) đứa trẻ sẽ dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm, tâm lý, cùng những suy nghĩ tiêu cực. Đối với tình trạng của bé Đạt do thiếu sự quan tâm của cha mẹ cùng với những hình ảnh bạo hành của người cha, dẫn đến bé Đạt luôn sống trong sự sợ hãi, bị ám ảnh, luôn chạy trốn mọi người, co cụm mình lại. Bạn bè của em lúc này chỉ là chiếc Tivi và một số món đồ chơi em luôn giữ ở trong tay. Trước đây em là cậu bé rất thông minh, có thể nói thông minh hơn so với các bạn cùng tuổi còn bây giờ em chỉ có thể học chung với những em 3 tuổi. Mặc dù vậy, bé Đạt vẫn trong tình trạng đặc biệt không thích chơi với ai, thích tìm một chỗ nào đó ngồi một mình. Phải chăng những người em yêu thương nhất đã làm cho em sợ hãi tất cả mọi người tất cả tình yêu, niềm tin và hy vọng em đặt nơi cha mẹ đã sụp đổ, trẻ ở tuổi này luôn coi cha mẹ là thần tượng của mình.

Phương hướng:

Bé Đạt cần một sự quan tâm đặc biệt của mọi người, đặc biệt những người thân, những người đang có trách nhiệm với em. Hãy thể hiện sự quan tâm qua việc yêu thương, nói chuyện với bé nhiều hơn, chơi cùng với bé, kiên nhẫn dạy bé những điều cơ bản nhất và nhắc tên của những người thân, gọi tên cô giáo và các bạn. Bởi vì hoạt động giao lưu mở rộng ra với những người xung quanh, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

Trong độ tuổi này bé Đạt cũng như tất cả những đứa trẻ khác muốn được tự lập tham gia vào cuộc sống của người lớn và với sự non nớt trẻ chưa thực hiện được mong ước của mình. Nên cần sự quan tâm hướng dẫn của cha mẹ, cha mẹ là người bạn đồng hành với bé trong mọi tình huống và trong mọi biến cố. Bảo vệ bé khỏi những tổn thương về thể lý, đặc biệt tâm lý.

Cha mẹ cùng những người hướng dẫn em cố gắng khích lệ, khen ngợi, hướng dẫn em trong mọi hoạt động nhắc nhở, giải thích nhẹ nhàng để em hiểu và điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình cho đúng.

Thể hiện sự quan tâm để giúp em nhận ra được tình thương mọi người dành cho em, cho em một cảm giác an toàn và vui vẻ khi tiếp xúc với người khác.

Giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ, sự quan tâm đến người khác, đồng thời giúp em thể hiện tình thương của mình cách cụ thể.

Giáo dục trí tuệ tích cực, giúp em phát triển năng lực thẩm mỹ của mình. Hơn nữa, để giúp em mở lòng mình ra để đón nhận mọi người, chơi với các bạn và sống cách vui vẻ hồn nhiên, đồng thời có trách nhiệm với bản thân và với người khác.

Hủ Tíu

 

 

Read 1370 times Last modified on Thứ hai, 03 Tháng 8 2015 06:06