Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 16 Tháng 6 2015 15:31

Cánh Chung

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Cánh Chung, một bài luận văn của Hủ Tíu người con của Giáo xứ, Ban Biên tập gxthohoang.net xin trân trọng giới thiệu....

 

 

 

 

Câu 1: Vị trí con người trong sáng tạo:

  • Con người trong câu chuyện sáng tạo thuộc nền văn chương Lưỡng Hà Địa (Metaphosonia):

ü         Lưỡng hà Địa từ năm 3000 TCN đã trù phú Giàu có.

ü         Văn chương 1600 TCN đã rất cao => bản văn nguồn gốc con người.

ü         Ảnh hưởng trên toàn bộ vùng Tây Á, Canaan => hai truyền thống nguồn sách thánh Cựu Ước: P & J.

ü         Tác giả phả vào thần học Kitô giáo = ý tưởng sáng tạo.

 

  • Hai câu chuyện theo truyền thuyết của Babylon:  Enuma Elish và Astra Hasis.

 

  1. vEnuma Elish:

Trong thế giới thần minh, xảy ra cuộc chiến giữa Marduck và Tiamat. Kết quả Marduck đã thắng, Tiamat bị chém làm hai: một nửa dựng nên bầu trời, nửa còn lại dựng nên trái đất. Với ước muốn có cơ ngơi để nghỉ ngơi giải trí, các thần linh sẵn sàng làm việc theo yêu cầu của Marduck, nhưng vì thương các thần nên Marduck quyết định => dựng nên con người.

²        Cách thức: Marduck giết một vị thần thuộc nhóm Tiamat tên là Kingu: Lấy máu của Kingu trộn với đất sét.

 

  1. vAstra Hasis:

Thế giới thần linh => Chia ra hai tầng thần linh: Anouki và Igigi.

Bối cảnh: Nhóm  thần linh của Anouki áp bức Igigi.

Biến cố: Igigi nổi loạn tấn công lại nhóm Anouki => Anouki nói: Họ có lý do của họ ->Họ tấn công là hợp lý.

Giải pháp: dựng nên loài người để thay thế công việc khổ nhọc của các thần Igigi.

Cách thức: bắt một vị thần thuộc nhóm Igigi tên là Wé, giết chết - lấy gân + máu + đất sét. Công việc này được giao cho nữ thần Nintou (Nữ thần sinh sản) =>Nữ thần mẹ nhào đất sét + thần chú. Sau đó, chặt thành 14 miếng chia ra làm hia phần, lấy máu + gân của Wé trộn lại = 7 đàn ông, 7đàn bà => Sản sinh ra con người đông đảo.

  1. vTóm lại:

²        Mục đích: Con người được dựng nên để làm nô lệ và phục vụ các thần minh.

²        Với bản chất: Mong manh, ác.

²        Văn Phong: Huyền thoại.

 

  • Con người trong sáng tạo theo trình thuật Sáng thế (St 1, 2-4a; 2,4b-25).

Để củng cố đức tin cho dân biết Thiên Chúa là Chúa duy nhất và chủ tế. Qua đó, để trả lời cho những câu hỏi: con người là ai? từ đâu đến? vị trí? Đích nhắm?

 

Câu chuyện Sáng tạo:


²        3 ngày đầu:

  1. 1.Ánh sáng và Bóng tối
  2. 2.Bầu trời và Nước
  3. 3.Biển và Đất.

²        3 ngày sau:

4.    Mặt trời, mặt trăng và các tinh tú.

5.    Chim trời cá biển ( có thủy quái...)

6.    Thú vật, dã thú, bó sát.


 

TC =suy nghĩ, bàn hỏi->tạo nên tuyệt phẩm: “Chúng ta hãy làm nên con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta = Thiên Chúa Ba Ngôi.

Giá trị: IMAGO DEI = hình ảnh Thiên Chúa = tình yêu =>con  người = tình yêu.

Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ = hướng đến, yêu thương, hy sinh ho người khác, Ngài đặt để họ làm bá chủ, mời gọi họ cộng tác vào chương trình của Ngài=> cấu trúc TCBN.

 


  1. vSt 1,1-4a:

Truyền thống: P.

Thời gian: TK thứ VI TCN- dân Chúa bị lưu đày ở Babylon -> mất niềm tin.

Viết câu chuyện Sáng tạo dựa trên văn hóa văn chương Cận Đông.

Sứ điệp: trong thế giới đa thần trình thuật sáng tạo nhắm đến -> con người là chóp đỉnh.

Đích nhắm: Tham dự vào hạnh phúc Thiên Chúa.

  1. vSt2,4b-25:

Truyền thống: J

Thời gian: TK X TCN- Đavit thống nhất đất nước- Salomon. Tại sao? Kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa= đưa mọi dân tộc vào vương quốc của Ngài.

Viết câu chuyện Sáng tạo: Dòng nước vọt lên = ân sủng. Dựng nên con người từ bụi đất-Thiên Chúa thổi sinh khí->con người: Mong manh, bản chất tốt lành.

Tương quan: Con người lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa=>càng sống sung mãn.

 


  1. nTóm lại:

²        Con người được dựng nên từ Thiên Chúa.

²        Bản chất con người: Thiện = IMAGO DEI

²        Cấu trúc nội tại của con người:  Tình yêu -Agape - trao ban - tương quan liên vị.

²        Mục đích nhắm đến khi dựng nên con người: tham dự vào hạnh phúc của Thiên Chúa - làm chủ - sống tại vườn Edel - cộng tác với Ngài trong vấn đề Sự Sống.

²        Đích nhắm của Sáng tạo: Con người Tham dự vào đời sống thần linh =>Tân Ước trả lời: Đi vào với đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa (Ep 1, 3-10).

Hai trình thuật Sáng thế ảnh hưởng trên hai truyền thuyết, nhưng lật lại = cuộc cách mạng nhắm đến tột đỉnh của Tình yêu Thiên Chúa=> Tìm ra ý nghĩa thần học.

 

  • So sánh trình thuật sáng tạo của sách Sáng thế và văn chương huyền thoại Mesophotania:

 


  1. vVị trí con người trong trình thuật Sáng thế:

²        Đấng sáng tạo: Thiên Chúa.

²        Mục đích: Được hạnh phúc, chia sẻ (tương quan Ba Ngôi) vì yêu thương, làm chủ.

²        Tương quan: sống tình Cha - Con : chặt chẽ, gần gũi, thân tình => chiều sâu bình diện bản thể.

²        Bản chất: Tình yêu, tốt lành, lương thiện=>mang hình ảnh Thiên Chúa.

  1. vVị trí con người trong văn chương huyền thoại Mesophotania:

²        Đấng sáng tạo: Các vị thần

²        Mục đích: Để làm nô lệ và phục vụ các thần minh vì ích kỷ bản thân, muốn an nhàn hưởng thụ.

²        Tương quan: Xa cách, nô lệ.

²        Bản chất: Mong manh, ác.


 

Câu 2.Đích nhắm con người trong sáng tạo theo mạc khải Tân ước:

  1. vTính thống nhất của kế hoạnh yêu thương của Thiên Chúa: Ep1, 3- 10
  2. vMối tương quan không thể tách rời giữa ĐKT và con người: con người là hình ảnh của Thiên Chúa- ĐKT là hình ảnh hoàn hảo của Thiên Chúa vô hình

Tính thống nhất của Cứu độ = nối kết sáng tạo và cánh chung.

Trong đó:

ü         Sáng tạo là điểm khởi đầu

ü         Cánh chung là điểm đến.

Hay nói khác đi cánh chung là hiện thể đích nhắm của tạo dựng. Vậy đích nhắm của sáng tạo là gì? Kế hoạnh yêu thương của Thiên Chúa ngay từ lúc ban đầu là gì khi Ngài tạo dựng nên con người?

=>“con người tham dự vào đời sống thần linh” 

Và điều này nơi Tân Ước đã trả lời cụ thể qua thư Ep1,3- 10. Trở thành nghĩa tử (làm con) nhờ Đức Giêsu Kitô và được tham dự vào đời sống thần linh tức là trước khi chúng ta được dựng nên Thiên Chúa đã có kế hoạch “tiền định cho ta làm nghĩa tử trong Đức Giêsu Kitô”.

Nói tới ĐKT là nói tới “Mầu Nhiệm Nhập Thể” đã nằm trong kế hoạch trước khi tạo thành vũ trụ. Kế hoạch này không phải xuất hiện khi Ađam – Evà phạm tội nhưng là trước khi tạo thành vũ trụ thì kế hoạch này đã được thực hiện rồi.

Mục đích: Con người trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa- để chiêm ngắm những ân sủng cao vời của Ngài      => “đời sống thần linh” với Ngài. Điều này Cựu ước không nói nổi, Cựu ước chỉ mới dừng lại hạnh phúc rất trần thế  còn Tân ước đã mặc khải cho chúng ta đích nhắm- hạnh phúc của con người là tham dự vào đời sống thần linh của Ngài sống tư cách là con chiêm ngắm ân sủng vinh quang với Ngài. Đây chính là mục đích cuối cùng vì thế mà Thiên Chúa dựng nên con người.

Và con người đạt tới điều đó được là do biến cố Ngôi Lời Nhập Thể chết đi sống lại và lên trời thì bản tính con người đạt tời chiều kích đó rồi nhưng chỉ mới là ALREARY BUT  ASO NOT YES: Đã rồi nhưng chưa hoàn tất, nghĩa là trên bình diện cá nhân thì chưa => đòi hỏi mỗi người phải dẫn thân vào - lời đáp trả một cách tự do của con người vì Thiên Chúa không bao giờ ép buộc con người bởi vì Thiên Chúa là tình yêu.

  1. vMối tương quan không thể tách rời giữa ĐKT và con người: con người là hình ảnh của Thiên Chúa - ĐKT là hình ảnh hoàn hảo của Thiên Chúa vô hình.

INTERPER SONALITA => LIÊN ĐỚI - liên ngôi vị: Trong anh có tôi, trong tôi có anh...ngay từ đầu, TC không tạo dựng một mình Adam -> Trong Adam có Eva và trong Eva có Adam =>tội của một người ảnh hưởng cả cộng đồng. Chứng minh tại sao ta phải cầu nguyện -> cuộc sống tốt hơn = sự thánh thiện của tôi ảnh hưởng trên cuộc sống của bạn, và ngược lại = cần đến Đức Mẹ & các thánh => gắn kết với nhau.

Trong Adam có ta, và trong ta có Adam -> Tội nguyên tổ

Vì sao Đức Giêsu cứu độ được hết mọi người? => Vì trong Ngài có chúng ta, trong chúng ta có Ngài.

 

  1. vMối tương quan không thể tách rời của ĐKT và con người.

Hạnh phúc mà TC nhắm đến cho con người trong sáng tạo là hạnh phúc ở mức độ nào thì Cựu ước chưa trả lời được. Đến thời Tân ước, câu trả lời đó chính là ĐKT, ĐKT chính là mặc khải trọn vẹn nhất. Ngài chính là hình ảnh của TC vô hình nhưng đã đi vào lịch sử hữu hình. Chúng ta mang trong mình hình ảnh của TC và ĐKT trở thành gương mẫu, trở thành lối sống, trở thành con đường để chúng ta thực hiện bản chất của mình là hình ảnh TC. Chúng ta không thể sống trọn vẹn được hình ảnh đó nếu tách rời khỏi ĐKT.

 

Câu 3. Quan niệm của Cựu ước về cánh chung

  1. vThuở ban đầu:

Hành trình cuộc đời của Apraham diễn tả niềm hy vọng dựa trên những gì Chúa đã hứa với ông, khi Apraham được 100 tuổi ông được Chúa ban cho một người con là Isaac và sở hữu đất đai ở miền Canaan, các dân tộc được chúc phúc. Cánh chung học nhắm đến những gì thuộc bình diện trần thế, chưa hướng đến bình diện thuộc thần linh, và qua đến thời của Môsê, Đavit đến các ngôn sứ cánh chung học cũng vẫn chỉ dừng lại ở đó, chỉ đạt đến những gì thuộc trần thế là đất đai, dân tộc…

  1. vThời sau cùng:

Qua đến giai đoạn văn chương Khôn ngoan => cánh chung được nhìn dưới lăng kính xa hơn không chỉ dừng lại ở thực tại trần gian nữa. Cụ thể: Gióp vào TKVI, Châm Ngôn vào TKV, Giảng Viên, cánh chung mang chiều kích cá nhân nhưng mang tính tiêu cực, phù vân => cánh chung mang chiều kích cá nhân nhưng cũng chỉ nhắm đến trần thế.

Sang đến sách Huấn Ca vào TKII có cái nhìn vượt xa hơn, không chỉ dừng lại ở sự tốt - xấu, công bằng ở đời này => bắt đầu đạt đến cánh chung ngoài thế giới vật chất, được thể hiện rõ nhất trong sách Khôn ngoan vào TKI, vật chất, trần gian này chỉ là tạm bợ qua đi, đã có cái nhìn hướng về đời sau, cụ thể là sách Macabe khi trình bày về bà mẹ kiên vững trong đức tin, khuyên 7 đứa con không ăn thịt heo để giữ đúng luật Chúa, ở đây ta thấy đã có chiều hướng nhìn về đời sống mai sau, làm sao đạt được sự sống vĩnh cửu mai hậu chứ không như đời sống ở trần gian này rồi cũng sẽ qua đi.

Như vậy, cánh chung trong Cựu ước vào thời sau cùng đã bắc cầu để chuyển sang cánh chung của Ki-tô giáo trong Tân Ước.

Câu 4. Quan niệm Tân ước về cánh chung

  1. vNước Thiên Chúa

Lời rao giảng và tất cả những hoạt động của các tông đồ đều xoay quanh chủ đề là Nước Thiên Chúa, vào Tk1, 2 SCN xuất hiện  những vị giáo phụ hộ giáo đứng lên để bảo vệ cho niềm Kitô giáo đang bị những tôn giáo khác tấn công do những hiểu lầm về:

²        Chính trị:  Đế quốc La mã tôn thờ hoàng đế như một vị thần, Kitô giáo chỉ tôn thờ duy nhất một mình Thiên Chúa mà thôi, họ cho rằng => những người kitô hữu này đe dọa đến an ninh chính trị của họ.

²        Xã hội:  Những tín hữu kitô giáo không tham gia vào những cuộc ăn chơi vô độ, không còn dâng hương thờ cúng, vì vậy những thương gia buôn bán mất khách, họ tố cáo người ki-tô hữu.

²        Khi những tín hữu tham dự nghi lễ bẻ bánh vào ban đêm với nghi thức chúc bình an, ăn thịt và uống máu ĐGS qua việc truyền phép, họ hiểu lầm người kitô giáo là những người=> loạn luân, ăn thịt người.

²        Văn hóa: Những thế kỷ đầu tiên nền văn hóa triết học Hylạp nổi tiếng: Platon (triết thuyết nhị nguyên: con người được cấu tạo bởi 2 nguyên lý thiện  - ác) -> thân xác là xấu xa, là tội lỗi, là sự ác. Trong khi đó ki-tô hữu lại coi trọng thân xác là đền thờ của CTT, thân xác ấy ngày sau sẽ sống lại.

²        Tôn giáo: Thượng đế của thuyết nhị nguyên Platon là một Đấng siêu việt, cực thánh không chạm đến thế giới vật chất, xa cách với con người, trong khi đó ki-tô giáo lại tuyên tín về việc nhập thể của TC, “Ngài hạ mình xuống để trở thành con người, và đưa con người lên làm Chúa” (St Iréné).

Chính trong những hoàn cảnh thời đó mà kitô giáo bị bách hại đạo một cách khủng khiếp và dã man, nhất là vào thời hoàng đế Néro. =>người ki-tô hữu hy vọng Nước Tc sắp đến để giải thoát họ.

  1. vĐang đến và đã hiện diện

Nước Thiên Chúa sắp đến, sẽ đến và đang hiện diện, vì Nước TC đó chính là ĐGS, Nước đó có TC là Cha, và chúng ta gọi Ngài là Abba! => đặc tính yêu thương.

  1. vCác Ki-tô hữu tiên khởi và cánh chung

Cuối TKI đầu TKII, đa số các ki-tô hữu bị bách hại, bị giết chết, phải trốn dưới hầm => hang toại đạo để cử hành nghi thức bẻ bánh, chính trong sự bách hại đó người Ki-tô hữu hy vọng Nước Thiên Chúa sắp đến. Trong bối cảnh của sự chờ đợi đó xuất hiện nhóm lạc giáo Montano (Tiểu Á). Ông Monano lập ra phong trào “Tân Ngôn sứ”, ông nói rằng Nước TC sắp đến rồi, ĐKT sắp trở lại rồi, trở lại tại cánh đồng Perugia.

Họ sống với nhau trên cánh đồng Perugia: luân lý nghiêm ngặt, không hôn nhân, coi thường thân xác (Macela, Christina...bỏ chồng đi theo) mọi người hãy sống tốt, giữ những đạo lý để chờ Chúa đến, nhưng chờ  hoài không thấy Nước TC đến.

Thánh Phalô được Thần Khí thúc đẩy, thư 1Tx ra đời => Quan trọng không phải Chúa đến lúc nào => ta đang sống: với Chúa = thực tại cánh chung.  Tư tưởng của thánh Phaolô đổi mới: Rm 6 = cuộc sống đan dệt với Đức Kitô. Qua BTRT = mang ĐKT trng tạm hồn => tham dự vào đời sống cánh chung.

Còn Gioan khẳng định Nước TC đang đến gần, ông nhìn cánh chung theo chiều ngang (chờ đợi) là Nước TC sẽ đến, chiều dọc là đang có đây rồi. Với Phaolô, với Gioan Nước Thiên Chúa sẽ đến, đang đến, trong hiện tại =>  GH vẫn hy vọng, mong chờ ngày Chúa đến.

Khi đó những khó khăn bắt đầu xuất hiện, nhất là Khải Huyền của Gioan (Kh 20, 1-15): Có nhiều tranh cãi vì thị kiến của Gioan nói với ta 1000 năm. Có nhiều người rớt vào quan niệm hiểu những gì Gioan nói theo nghĩa đen, từ đó xuất hiện thuyết 1000 năm:

ü         Giustino: xuất hiện lối hiểu theo nghĩa đen

ü         Gieronimo: bản dịch Vulgata

ü         Augustino: lúc đầu theo thuyết 1000 năm sau đó chối bỏ

ü         Trung cổ: Gioakim đồng ý thuyết 1000 năm, Tôma Aquinô và Bônaventura thì chống lại thuyết này.

ü         Ngày nay: Moravian, Anabaptist, Adventist, Jehovah ủng hộ thuyết ngàn năm, Giáo Hội loại bỏ thuyết này bằng giải pháp dùng phương pháp phê bình lịch sử và cắt nghĩa thiêng liêng.

 

Câu 7. Luyện ngục :

 

  1. vQuan niệm Kinh viện:

Kinh viện hiểu luyện ngục là tình trạng đau khổ theo nghĩa vật chất (lửa cháy, dầu sôi, đau đớn, nóng nảy,tối tăm...)

  1. vQuan niệm hiện đại

ü         Trong cuộc đời có những lúc chúng ta vấp phạm sa ngã, chúng ta ăn năn sám hối, nhưng sự ăn năn sám hối đó là chưa đủ, chúng ta cần một giai đoạn để thanh luyện.

       => Thanh luyện đó là một tình trạng thiêng liêng .

 

²           Những ai sẽ vào thanh luyện:

ü         Tất cả những người chưa đạt tới độ tinh ròng => Thiên đàng là một nơi hoàn hảo nhất, nơi mà mọi hữu thể kết hiệp một cách hoàn hảo nhất với Chúa, tức là trở nên đồng hình đồng dạng với ĐKT.

ü         Thanh luyện chính là để cho chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với ĐKT (Bênêđictô XVI) => chúng ta cần phải được thanh luyện.

ü         Theo nhà Thần học Boros: Thanh luyện là giai đoạn phá vỡ hết những áo giáp, bê tông, những vết thương ghẻ lở đang bao phủ con người chúng ta. Khi ta sống ích kỉ cho riêng mình là khi chúng ta đang khoác lên mình một tấm áo giáp ngăn cách mình với TC và tha nhân. Những tội ta phạm, không phải cứ xưng tội là làm cho ta được thanh sạch, tinh tuyền nhưng tội để lại những vết sẹo hằn lên con người chúng ta...Tình trạng đó là cái tình trạng mà chúng ta phải chịu phá vỡ tất cả những cái rào cản, những cái làm cho hành trang cuộc đời trở nên ngăn cách ta với Chúa => Thanh luyện để ta không còn ngăn cách với Chúa nữa.

ü         Khi chấp nhận phá vỡ những điều đó nghĩa là chúng ta phải chấp nhận chịu đau khổ.

ü         Theo nhà thần học Volt Balthasa: đó không phải là nỗi đau về thân xác, nhưng là tình trạng khắc khoải, khao khát, mong chờ sự kết hiệp với TC nhưng chưa đạt được (giống như mong, chờ đợi gặp người yêu thương - nhưng do lỗi của mình) = >dù đau khổ, dằn vặt nhưng vẫn mang chiều kích hy vọng, đầy tình yêu. Sự hối hận đối với một người mà mình yêu tha thiết đang chờ mà chưa gặp được là một nỗi đau rất lớn. Nhìn trong lăng kính đó ta mới hiểu được thanh luyện là như thế nào.

       V/v cầu nguyện cho người đã qua đời: Tội ta phạm ảnh hưởng đến người khác thì việc lành ta làm cũng ảnh hưởng đến họ => Chúa cần sự cộng tác, giúp đỡ.

 

Câu 5: Sự Chết

  1. vQuan niệm của Kinh Thánh
  2. vQuan niệm của thần học kinh viện
  3. vQuan niệm của Thần học hiện đại

 

  1. vQuan niệm của Kinh Thánh:

²        Cựu Ước:

Ban đầu, người ta quan niệm chết là một tiến trình tự nhiên, chẳng ai quan tâm gì đến việc sau cái chết.

Sau đó, người ta nghĩ rằng phải có gì sau cái chết. Và rồi người ta nói sau khi chết tất cả mọi người sẽ xuống Sheol => nơi buồn và đầy tối tăm. Nhưng nếu tất cả mọi người kể cả người công chính cũng xuống đó thì cuộc sống thật bất công cho họ => có hai Sheol:

ü         nơi đau khổ sẽ dành cho những kẻ ác

ü         nơi hạnh phúc thì dành cho người sống công chính

  1. vTân Ước:

Người ta không nghĩ sự chết theo nghĩa sinh học nữa mà => tương quan = chết là cắt tương quan với Thiên Chúa và tha nhân, còn sống là ta sống kết hợp với Chúa và mọi người.

Điều này đã được Ga khẳng định: “ai không yêu mến thì ở trong sự chết” (1Ga 3, 14), Mc cũng nói: “ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8, 35).

Vậy chết có giá trị khi nào?

Không phải là tắt thở, nhưng là khi con người chết trong vâng phục như ĐKT. Ngài đã chết trong tình yêu vâng phục trao hiến trọn vẹn cho Cha và nhân loại. Cái chết của Ngài không chỉ dừng lại ở cây thập giá nhưng vươn tới ngày Phục Sinh. Nơi biến cố Phục Sinh, cái chết trong vâng phục của ĐKT đạt tời sự viên mãn, ý nghĩa và giá trị

Tại sao khi con người sống kết hiệp với Chúa và với anh em thì được sống?

Thật vậy, con người mang hình ảnh Ba Ngôi = Imago Dei, tự bản chất là tình yêu, là trao ban. Nên bản tính con người chỉ hoàn hảo khi tương quan với tha nhân. Càng yêu Chúa + yêu thương tha nhân thì càng sống sung mãn bản chất của mình. Nên ta hiểu vì sao sau khi chết ĐGS không trối lại gì cho môn đệ ngoài việc: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Đó không phải là luật áp đặt từ bên ngoài vào mà là cách thức thể hiện con người, bản chất của con người.

Vấn đề:

chết là gì? = linh hồn lìa khỏi xác.

chết sinh học có ý nghĩa gì không?

Theo KT cái chết sinh học quyết định rất lớn cho đời sống mới. Nhưng cái chết sinh học nào quyết định cho đời sống mới? => cái chết trong sự vâng phục, hiệp thông với Thiên Chúa = cái chết ý nghĩa.

  1. vQuan niệm của Thần học kinh viện:

Câu hỏi đặt ra: “chết và tội lỗi có liên quan với nhau không?” -> có nhưng không rõ.

Phải chăng chết là do tội gây nên? Nếu con người không phạm tội thì họ có chết không? => làm người ai cũng, phải chết (vd Đức Giêsu, Mẹ Maria... Mặc dầu không mắc tội tổ tông nhưng vẫn phải chết), nhưng chết như thế nào mới là vấn đề.

²        Ta xét trong Kinh Thánh:

 

ü         St 2, 16: Ăn trái cấm sẽ phải chết = không vâng phục Thiên Chúa sẽ phải chết.

ü         St 3, 19: Từ bụi đất con người sẽ trở về bụi đất.

ü         Rm 5, 12: Vì một người mà nhiều người phải chết.

 

=> Thần Học: do tội lỗi mà con người phải chết. Vậy nếu Adam không phạm tội thì Adam sẽ bất tử? Chính Mẹ Maria, không mắc tội Tổ Tông cũng phải chết và ngay cả Chúa Giêsu cũng phải chết. Adam chết trong sự giằng xé, Đức Maria chết êm đềm, ĐKT chết trong yêu thương....Đối với chúng ta, đối diện với sự chết là một sự giằng xé, đau khổ và sợ hãi? => Đã mang thân phận con người thì tất cả đều phải chết. Nên ta phải hiểu chết như thế nào: an bình hay sợ hãi.

 

Vậy chết xảy ra khi nào ?

ü         Theo Platon: con người cấu tạo bởi hai nguyên lý (xung khắc): hồn và xác, chúng luôn xung khắc với nhau, ta chỉ đạt được hạnh phúc khi loại trừ xác ra khỏi linh hồn

ü         Theo Aristote: con người gồm: mô thể (hồn) và chất thể (xác)- bản thể và tùy thể.

 

=> THKV dựa trên triết học Aristos: chết là kết thúc lịch sử một đời người, kết thúc những chuỗi hành động dựa trên tự do trong cuộc sống trần gian, nên chết là kết thúc lịch sử. Và sau cái chết linh hồn sẽ đến trước tòa Chúa để phán xét, để đi về một trong ba thực tại tùy theo cách sống: Thiên đàng- hỏa ngục – luyện ngục.

 

  1. vQuan niệm của Thần Học Hiện đại:

 

Đồng ý với THKV, THHĐ nói về cái chết:

ü         Linh hồn lìa khỏi xác -> để kết hiệp với thân xác một lần nữa trong ngày chung thẩm mai sau.

ü         Kết thúc lịch sử cá nhân (Lịch sử này tốt hay xấu khi tùy thuộc vào những quyết định phù hợp hay đi ngược với thánh ý Thiên Chúa. Vì vậy, lịch sử con người đối diện với Thiên Chúa chỉ có giá trị khi các quyết định tự do của con người phù hợp với TC).

ü         Ba khả thể xảy ra: Thiên Đàng, hỏa ngục và luyện ngục.

=> Chết là một hành vi hữu vị và nhân linh (điểm độc đáo của thần học hiện đại)

Mẫu gương của hành vi hữu vị và nhân linh là ĐKT: Ngài đã đưa ra quyết định tự do phù hợp với ý Chúa Cha “Lạy Cha, trong tay Cha con xin phó thác linh hồn con”. Con người tham dự vào sự chết với trọn vẹn ngôi vị một cách chủ động. Không xem cái chết như một điều tiêu cực đến từ bên ngoài: chính trong giây phút đó con người tự quyết định theo Chúa hay khước từ Ngài. Ta biết rằng, nếu trong cuộc sống hằng ngày, ta chọn cái gì thì cái đó sẽ kéo theo ta mãi mãi: ta chọn sống nhân đức thì trong mọi giây phút ta sẽ biết tìm ý Chúa và cuộc đời ta sẽ hạnh phúc và bình an, còn nếu ta sống ích kỷ thì ta sẽ luôn tìm mình, và như thế cuộc sống của ta sẽ luôn bất hạnh và chẳng bao giờ hạnh phúc. Nên đừng nói rằng, “cứ ăn chơi rồi cuối cùng ta sẽ trở lại sau”, vì quán tính sẽ là khuynh hướng sau cùng quen chọn lựa thế nào thì cuối cùng sẽ theo đường ấy. Vì thế, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta được mời gọi sống và thực hành các nhân đức và luôn sống trong thái độ sẵn sàng tỉnh thức thì việc cái chết đến bất cứ lúc nào cũng không thành vấn đề gì cả. Vậy với thái độ tín thác, thì hồn ta sẽ mở ra để kết hợp với Thiên Chúa, còn từ chối sẽ xa cách Ngài mãi mãi.

²        Đời sống trần gian là gì ?

Là khoảng thời gian chuyển đổi vị trí từ ESSERE (khởi điểm- Kitô tính) đến DIVERNIRE (điểm tới) trở nên AFTER CHRISTUS (đồng hình đồng dạng với ĐKT). Nghĩa là khoảng thời gian của những quyết định tự do để vươn đến bản chất và ơn gọi của mình.

²        Thiên Chúa sáng tạo nhằm cho ta trở nên đồng hình đồng dạng với ĐKT

Ngay khi ta được hiện hữu là đã mang trong mình một khởi điểm Kitô tính (tiềm thể) và ta có khoảng thời gian để khẳng định khả thể ấy trở nên hiện thực (hiện thể), đỉnh điểm của giây phút quyết định là được kết hiệp với Thiên Chúa.Và cái chết chính là giây phút quyết định sự sống mới. Nên điều quan trọng của hành trình đó là việc sử dụng tự do của mỗi người, tự do để đi vào kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa,  thi hành giới luật mới của Ngài là ta đã làm cho Kitô tính của ta được hiện thể. Mà luật của Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu đó giúp ta thăng hoa tự do, ta được lớn lên trong sự sung mãn với ĐKT.

²        Vậy tự do đích thực là gì?

Quan niệm sai lầm khi cho rằng tự do đích thực là làm những gì mình thích, bởi không phải tấtcả những điều mình thích là phù hợp với Thánh ý Chúa. Tự do đích thực là những lựa chọn giúp ta được lớn lên trong Chúa= Libertà (bằng khả năng của sự chọn lựa: Libero arbitiro), cái làm cho bản chất ơn gọi của ta được phát triển và đạt đến cùng đích mà không bị cản trở (vd: tham dự Thánh Lễ - tự do đích thực => con người lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa).

Nếu ta chọn điều đẹp ý Chúa thì tự do trong ta được lớn lên, còn chọn sai ý Chúa, tự do sẽ mai một. Thời gian trần thế có một giá trị vô biên vì nó giúp ta  hiên thực tự do của mình (vd: Adam để tự do lớn lên theo chọn lựa của ý muốn bản thân -> sa ngã; St Têrêsa trở thành “người hùng” khi quyết định đan dệt đời mình = quyết định tự do theo thánh ý Chúa, ba LKPÂ giúp người tu sĩ phát triển, thăng hoa sự tự do = sốn vui, hạnh phúc, là những viên gạch xây lên => đạt đến sự đồng hình đồng dạng với Đức Kitô) = Lịch sử cuộc đời được dan dệt bằng những quyết định xây dựng yêu thương và làm theo Thánh ý Chúa thì sẽ là hoa trái của tự do => hành trình tự do là hành trình hướng dến Thiên Chúa.

Chết sẽ là “một mối lợi” (St Paul), là đích điểm của một hành trình, chứ không phải là một sự tàn tạ, héo úa và ghê sợ. Vậy, khi nói đến sự chết là nói đến điểm đến của một hành trình, đó chính là đi đến sự hiệp thông với Thiên Chúa nhằm đạt được đích nhắm của tạo dựng là tham dự vào đời sống của Ba Ngôi để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, tháp nhập vào trong Ngài.

Tóm lại: Điểm đến này của cuộc đời con người chỉ được đan dệt bởi những quyết định tự do phù hợp với ý Chúa: đó là tình yêu, yêu Chúa và yêu tha nhân. Khi làm được như vậy là cuộc đời này đang đi vào chiều kích cánh chung ngày một sâu hơn và khi chết là đạt đến sự trọn vẹn với TC, cùng chết với ĐKT, cùng sống lại với Ngài.  Như vậy, cái chết có ý nghĩa đích thực khi con người có hành vi hữu vị phó dâng giây phút cuối cùng cho Chúa, tín thác, tin tưởng vào Chúa dựa trên  quá khứ là những lựa chọn theo thánh ý Chúa. Và hiểu như thế, cái chết là một tiến trình để đạt đến đích nhắm của tạo dựng.

 

Câu 6: Phán xét:

  1. vTheo quan niệm Kinh viện
  2. vTheo quan niệm hiện đại
  3. vPhân biệt khả năng chọn lựa và tự do đích thực

 

Theo quan niệm thần học truyền thống, thì chết không phải là hết, nhưng là lúc con người gặp gỡ với Thiên Chúa cách hiển hiện, mặt đối mặt, hay còn được gọi là cuộc gặp gỡ cuối cùng. Và một chiều kích của cuộc gặp gỡ cuối cùng đó giữa con người với TC được gọi là cuộc phán xét. Và thần học còn phân biệt Phán xét chung (diễn ra vào ngày tận thế) với phán xét riêng (diễn ra sau cái chết của mỗi cá nhân). Quan niệm thần học truyền thống là như thế, nhưng dọc theo dòng lịch sử thần học thì có những quan niệm khác nhau về cuộc phán xét:

  1. vThần học kinh viện:

Coi phán xét là bước vào tòa án, linh hồn con người đối diện với Thiên Chúa như  một cuộc xét xử mà chính linh hồn như là một bị cáo. Như vậy phán xét là một cái gì đó đến từ bên ngoài. Đây là một cái nhìn không đúng, vì hiểu theo quan nniệm này thì phán xét nặng về luật pháp: xét xử và hình phạt. .. Chính từ quan niệm này đưa đến cho người Kitô hữu một sự sợ hãi trong lối sống và giữ đạo của mình: Giữ đạo vì sợ (sợ hỏa ngục, sợ hình phạt) chứ không phải vì nhận ra tình yêu Thiên Chúa dành cho mình. Như ta thấy thì lối sống đạo như thế không phải là lối sống niềm tin mà Giáo Hội mong chờ nơi người Kitô hữu

  1. vThần học hiện đại:

Phán xét được quan niệm là cuộc đối diện, gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa tình  yêu- giàu lòng thương xót. Để trong ánh sáng của tình yêu này, chúng ta nhìn lại cuốn phim cuộc đời. Để mỗi người tự nhận thấy mình tiến hay lùi trong tiến trình của ơn gọi vươn đến Thiên Chúa của mình. Và kết quả là chúng ta tự thấy mình xứng hợp hay không với Nước Thiên Chúa. Như thế thì thiên đàng , hỏa ngục không là phần thưởng hay hình phạt. HIểu như thế thì thưởng hay phạt không phải là cái gì đó đến từ bên ngoài, nhưng là chính chúng ta quyết định => Phán xét không phải là ngày kinh khủng, nhưng là ngày của tình yêu vì chúng ta được gặp Đấng là tình  yêu tuyệt đối.

 

²        Tự do: Theo thần học thì có 2 khái niệm về tự do:

  1. oLibero Aritsio: khả năng chọn lựa: Là sự chọn lựa giữa điều này với điều kia. Đây là khả năng của lý trí, Chọn lựa làm điều mình thích = một quan niệm sai lầm về sự tự do cá nhân, và không đem con người đến sự tự do đích thực. Bởi tự do đích thực không nằm ở chỗ muốn làm gì thì làm, nhưng là làm điều nào đúng theo ý Chúa để đạt đến Thiên Chúa.

 

  1. oLibertà: Tự do đích thực = lớn lên trong Chúa = hiệp thông với Chúa Kitô, biết sử dụng khả năng của lý trí để chọn lựa điều Thiên Chúa muốn và trung thành với thánh ý Thiên Chúa.

 

Câu 8: HỎA NGỤC THEO QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI

  1. vVấn nạn về hỏa ngục?
  2. vHuấn quyền? Kinh Thánh?
  3. vLý do biện minh cho khả thể hiện hữu của “hỏa ngục”?

 

  1. vVấn nạn “có hỏa ngục không?”

Thế giới hiện đại cho rằng không có hỏa ngục:

ü         Họ quan niệm hỏa ngục và thiên đàng là một nơi chốn.

ü         Họ dựa trên Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót: Một thiên Chúa giàu lòng thương xót từ bi thì không thể cho con người xuống hỏa ngục.

  1. vCâu trả lời trước vấn nạn “có hỏa ngục không”?

²    Câu trả lời của Huấn quyền.

Có hỏa ngục, cụ thể là:

ü         Lời khẳng định của Đức Giáo Hoàng Benêdicto XII trong tông huấn Benedetus Deus: con người sau khi chết hoặc lên Thiên Đàng hoặc vào hỏa ngục.

Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng khẳng định: “có hỏa ngục và tính vĩnh cửu của hỏa ngụ. Linh hồn của những người chết trong tình trạng tội lỗi, ngay sau khi chết, sẽ xuống chịu hình phạt hỏa ngục, chịu lửa muôn đời”(GLHTCG, các số 1034 - 1037)

ü         Bộ Giáo Lý Đức Tin 1979 cũng khẳng định: sau khi chết con người sẽ lên thiên đàng hoặc là xuống hỏa ngục. (Năm 1979, Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin tái xác nhận giáo huấn truyền thống của các công đồng là có một hình phạt vĩnh cửu cho người tội lỗi là “họ sẽ không được nhìn thấy Thiên Chúa”)

Như vậy, Giáo huấn của Giáo Hội khẳng định có hỏa ngục.

 

ü         Câu trả lời của Kinh Thánh:

Kinh Thánh khẳng định có hỏa ngục, ví dụ như:

ü         Chúa Giêsu thường nói về lửa không hề tắt của hỏa ngục: “Con người sẽ sai các thiên Thần của người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa, ở đó chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt13,41-42):

ü         Chúa Giêsu nói rõ sự sống mai sau sẽ có Thiên đàng và hỏa ngục tùy theo lòng yêu thương chúng ta trao cho nhau qua câu chuyện nhà phú hộ và ông Lazarô (Lc16,19-31). Trong câu chuyện này, ông phú hộ dưới âm phủ, chịu đau khổ, phải tách biệt khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và với các Thánh, chỉ xin một giọt nước cho đỡ nóng nhưng không có - đó là biểu tượng của hỏa ngục. 

ü         Cuộc phán xét chung (Mt 25, 31-46): sẽ có 2 trường hợp xảy ra là thiên đàng và hỏa ngục. Chính Chúa Giêsu sẽ công bố lời kết án: “Quân bị nguyền rủa kia, đi di cho khuất mắt ta mà vào lửa đời đời”(Mt25,41). “Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời” (Mt 25, 46).

Còn vấn đề Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông để đưa con người (người công chính chết trước Ngài) lên Thiên Đàng rơi vào tư tưởng của Origen, thuộc trường phái Alecxandria =>chú giải kinh Thánh theo nghĩa biểu trưng (Sensus Allegoricus).

=> Như vậy, Kinh Thánh khẳng định với chúng ta sự hiện hữu của hỏa ngục.

Có hỏa ngục nhưng Giáo hội không bao giờ khẳng định trong hỏa ngục có những ai. Nhưng chỉ nói có rất nhiều người ở Thiên đàng. Sách khải huyền nói: “có doàn người đông đảo” (Kh19 ).

 

  1. vLý do biện minh cho khả thể hiện hữu của “hỏa ngục”?

²              Bối cảnh:

Đã có một thời, Giáo phụ Origene đã sáng lập ra lối chú giải Kinh Thánh theo Sensus Allegoricus - giải nghĩa theo ẩn dụ và được Giáo Hội noi theo.

Tuy nhiên ông đã đưa ra một vấn đề bị coi là lạc giáo là vấn đề Apocatastasis. Có nghĩa là theo Origene thì ma quỷ cũng được Chúa cho lên Thiên đàng. Và như vậy không có hỏa ngục => Điều này bị coi là lạc giáo.

Có một số Giáo phụ nổi tiếng như Grêgorio de Nyssa, Diodor Tarsus và Giêrôm cũng có khuynh hướng này.

=> Giáo hội đã bác bỏ lập trường Apocatastasis và trả lời:

²        Hỏa ngục là gì?

ü         Hỏa ngục không phải là một nơi chốn (Vì khi đã chết thì không còn phụ thuộc vào thời gian và không gian)

ü         Hỏa ngục là một tình trạng: tình trạng đau khổ vì thiếu vắng Thiên Chúa.(Vì Thiên Chúa là hạnh phúc nên thiếu vắng Thiên Chúa thì rơi vào đau khổ = tình yêu Eros).

²        Tại sao lại có hỏa ngục? Dựa vào đâu mà có hỏa ngục?

Dựa vào sự tự do chọn lựa mà hỏa ngục xuất hiện, bởi vì:

ü         Khi được dựng nên, con người mang trong mình bản chất khởi điểm là Kitô hữu (Essere Christico). Khởi điểm này nhắm đến đồng hình đồng dạng với Đức Kitô(Alter Christus) mà cái này chỉ có thể đạt được khi con người chọn lựa phù hợp với thánh ý Thiên Chúa, nghĩa là đi vào sự hiệp thông với Thiên Chúa, đi vào nguồn hạnh phúc.

ü         Hỏa ngục là do chúng ta chọn lựa không phù hợp với Thánh ý Thiên Chúa. Nghĩa là ta xóa bỏ bản chất vươn lên của con người khi chúng ta chọn lựa ích kỷ, chính mình. Hậu quả của chọn lựa ích kỷ, chính mình là cắt đứt tương quan với Chúa và tha nhân. Cắt đứt với Thiên Chúa thì cắt đứt với nguồn hạnh phúc, sự sống đích thực -> theo Kinh Thánh: cắt đứt nguồn hạnh phúc và sự sống là chúng ta đang đi vào sự chết, bước vào đau khổ.

Như vậy, hỏa ngục không do Thiên Chúa áp đặt nhưng do chính chúng ta chọn lựa. Và như vậy, chúng ta có thể cảm nghiệm hỏa ngục ngay trong cuộc đời mình, ngay trong trần gian này.

  1. vHỏa ngục phải chăng là một thực tại đến từ bên ngoài?

Hỏa ngục do ta chọn chứ không phải là một hình phạt của Thiên Chúa. Vì hỏa ngục không do Thiên Chúa giáng xuống trên con người nhưng do con người từ chối Chúa, không đón nhận tình yêu Thiên Chúa.

Ví dụ câu chuyện đứa con hoang đàng là một bằng chứng hùng hồn. Trong câu chuyện: người cha nhân hậu là hình ảnh Thiên Chúa, gia đình ấy là một Thiên đàng nhưng đứa con không muốn, nó lấy cả gia sản và bỏ ra đi nhưng người cha không phạt. Ngày ngày ông vẫn hồi hộp chờ con và khi bóng dáng người con từ đàng xa ông đã nhìn thấy và chạy ra đón con cho dù trong xã hội Đông phương người già chạy là mất thế giá. Đó là hình ảnh Thiên Chúa khát khao con người đến với Ngài nhưng nếu con người không đến thì Người bó tay. Trong lăng kính đó ta mới thấy hỏa ngục là do chính chúng ta chọn lựa và xa Ngài. Chúa ghét tội chứ không ghét người có tội, Ngài không thể chịu đựng nổi khi một người đi vào cõi chết, đi vào đau khổ. Nếu như cha mẹ đau khổ thế nào khi con mình phải đau khổ thì Thiên Chúa còn đau khổ gấp tỉ lần người cha người mẹ. Vì thế mỗi lần chúng ta sống ích kỷ, phạm tội thì Thiên Chúa đau khổ vô cùng vì Ngài biết rằng khi chúng ta ích kỷ, chúng ta phạm tội là chúng ta đang đi vào cõi đau khổ, cõi chết. Vì thế nơi bí tích hòa giải Chúa rất hạnh phúc khi con người trở lại với Ngài. Nhìn trong lăng kính đó ta mới thấy dung mạo Thiên Chúa khác hoàn toàn và hỏa ngục khác hoàn toàn so với quan niệm của con người.

 

  • ØTính nội tại của hỏa ngục

ü         Hỏa ngục không phải là hình phạt đến từ bên ngoài

ü         Hỏa ngục là thất bại chung cuộc trong vận hành đạt tới căn tính của ơn gọi làm người

ü         Hỏa ngục là hậu quả của những quyết định tự do

ü         Hỏa ngục là thực tại do ta tạo nên.

* Tóm lại :

ü         Hỏa ngục là kết quả của lối sống chọn chính mình.

ü         Hỏa ngục là chọn lối sống ngược lại với bản chất của con người, mà bản chất của con người có cấu trúc là lãnh nhận và trao ban (cấu trúc ĐKT)

ü         Nói khác đi, hỏa ngục là tình trang cô độc đến từ việc khước từ yêu và được yêu.

 

Câu 9.Thiên đàng theo quan niệm hiện đại:

  1. vKhẳng định của Kinh Thánh
  2. vThiên đàng là gì?
  3. vLên thiên đàng là gì?
  4. vỞ trên thiên đàng là gì?
  5. vNhững chiều kích hiệp thông trên thiên đàng?
  6. vHưởng kiến trên thiên đàng?

 

  1. vKhẳng định của Kinh Thánh:

Kinh Thánh nói về hỏa ngục thì đồng thời cũng nói về Thiên đàng. Cụ thể câu chuyện của Lazarô và ông phú hộ, câu chuyện về cảnh phán xét trong Mt 25, với chiên và dê được phân ra 2 bên => kẻ lành và kẻ dữ. Như vậy là thiên đàng có, và CGS đã khẳng định điều đó, Giáo Hội khẳng định trong Kinh Tin Kính. Thiên đàng hiện hữu vì: Đức mẹ và triều thần thánh, đã lên thiên đàng, nói khác đi là tất cả những người đã qua đời được hưởng đời sống liên kết tình yêu với Chúa thì họ đều là thánh, là những người đã được lên thiên đàng.

  1. vThiên đàng là gì?

Thiên đàng  không phải là một nơi chốn( vì nơi chốn chỉ xảy ra ở nơi thế giới vật chất, còn thế gới tinh thần vượt ra khỏi thế giới vật chất) nhưng là một tình trạng có Thiên Chúa , hạnh phúc. (Hạnh phúc là có Thiên Chúa vì Thiên Chúa là úcguồn hạnh phúc là tình yêu . Vậy có Thiên Chúa là có hạnh phúc , có tình yêu).Và hạnh phúc mà con người có được chỉ khi con người kết hiệp với Thiên Chúa bằng một cuộc sống chan chứa tình yêu. Và đó chình là tình yêu Agape, là một tình yêu trao ban, mục đích là để cho đối tượng của mình được hạnh phúc. Ngay cả khi đối tượng ấy phản bội ta, ta vẫn yêu. Chính ĐGS là mẫu gương cho những điều này. Khi ta sống tình yêu này là ta kết hợp với Thiên Chúa ngay tại trần gian này.

  1. vThiên đàng phải chăng là một thế giới khác?

Thiên đàng không phải là một thế giới khác nhưng là một thế giới theo ý định của Thiên Chúa

  1. vLên thiên đàng là gì?

Lên Thiên đàng là lên một thế giới khác? => Không.  Nhưng là một thế giới được biển đổi theo ý định của Thiên Chúa => đi vào một mối tương quan mới với thiên Chúa và với anh em.

  1. vỞ trên thiên đàng là gì?

Ở trên Thiên đàng là ở với Thiên Chúa trong sự hiệp thông trọn vẹn.

  1. vNhững chiều kích hiệp thông:

²         Hiệp thông trong kinh thánh:

Biểu tượng của sự hiệp thông thiên đàng

ü         được Mt diễn tả trong dụ ngôn Tiệc Cưới (Mt 22, 1-10).

ü         là hình ảnh của một Giakêu,  biết chia sẻ của cải trần gian cho nhau (Lc 19, 1-10)

ü         là sự phục vụ trong khiêm nhường => Một cách cao đẹp là CGS quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ.

 

²        Hiệp thông trong Suy tư thần học: Hiệp thông với ĐKT

  • ØThiên đàng là :

ü         Khi sự hiệp thông của ta với ĐKT trở nên đồng hình đồng dạng với ĐKT (Pl 2, 21; Rm 8, 29)

ü         Sự hiệp thông trọn vẹn với sự sống lại và hiển trị của ĐKT (Ep 4, 12)

ü         Do ĐKT thiết lập. Sau khi ĐGS KT sống lại và lên trời => bản  tính con người được tháp nhập vào Ba Ngôi Thiên Chúa = tình trạng Thiên Chúa và con người kết hiệp trọn vẹn.

 

²        Hiệp thông với BNTC

Thiên đàng là đi vào trong chiều kích tử hệ với Thiên Chúa => tương quan Cha- con. Tương quan này, giống như tương quan tử hệ giữa ĐKT với Chúa Cha. (tương quan tử hệ giữa ĐKT với Chúa Cha là tương quan trao ban và vâng phục Cha => thiên đàng là khi chúng ta sống tương quan này với Chúa Cha tức là trao ban và vâng phục Cha).

 

  1. vHưởng kiến trên Thiên đàng:

Nếu hỏa ngục là một tình trạng đau khổ, và đau khổ đó do thiếu vắng Thiên Chúa, thiếu vắng tình yêu, loại trừ Thiên Chúa, loại trừ tha nhân => thiên đàng là một tình trạng ngược lại, một tình trạng hạnh phúc, vì có thiên chúa, có tình yêu, có đồng loại.

 Nếu hỏa ngục là cái tôi tự chọn.. ích kỉ cá nhân cho mình. Thì thiên đàng là nơi chúng ta chọn Thiên Chúa là tất cả, để chúng ta sống sự trao ban, sống tình yêu, yêu trọn vẹn... và đó là thiên đàng.

  • ØỞ trên thiên đàng, hạnh phúc nó là gì?

Thiên đàng không còn chuyện cưới vợ gã chồng, không còn phân biệt cái đẹp, xấu vật chất (thuần túy, không chuẩn nhất) => nhưng là dựa vào quan niệm đẹp mai sau: cái đẹp ở đây là cái đẹp tinh khôi thiêng liêng, thân xác chúng ta lúc đó đã được vinh quang vinh hiển với ĐKT = mọi sự lúc đó không là nghĩa lý gì cả => sống như các thiên thần. Hạnh phúc đích thực của con người là kết hiệp với Thiên Chúa  mà Thiên Chúa là Đấng sung mãn => con người  không bao giờ múc cạn được....Được hưởng kiến tinh khôi, thánh thiện của Thiên Chúa, sự diệu kỳ của Ngài (diện đối diện) = ta thưởng ngoạn bất tận, hoan lạc hơn => ta không thể buồn chán. Có thể nói: như hai người yêu thương nhau thật lòng => cái sợ lúc đó là sợ không còn thấy mặt nhau.

Cuối cùng: Sống yêu thương = thiên đàng cho tôi, thiên đàng cho bạn.

Hủ Tíu

 

 

 

 

 

 

 

 

Read 2955 times Last modified on Thứ tư, 17 Tháng 6 2015 16:01