24 06 Đ Thứ Hai tuần 21 Mùa TN.
THÁNH BATÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ.
Lễ kính. Kh 21,9b-14; Ga 1,45-51
QUẢNG ĐẠI DẤN THÂN
Lễ thánh Bartôlômêô được cử hành từ thế kỷ thứ VIII trong các xứ Francs, đến thế kỷ thứ IX-X thì lan sang Roma. Lễ cử hành vào ngày 24 hoặc 25 tháng tám; với người Byzance, ngày 25 trùng lễ kính chuyển hài cốt của Người, còn lễ chính là ngày 11 tháng 6, chung với thánh Banabê. Lịch thánh Piô V đã ấn định lễ này vào ngày 24 tháng tám.
Bartôlômêô (có nghĩa là con của Tolamai) là một trong Nhóm Mười hai, các Phúc âm thường nhắc chung với Philipphê (Mt 10,3). Người ta thường cho rằng Bartôlômêô cũng là Nathanael, nhưng điều này không có cơ sở. Nếu phải là Nathanael, chắc hẳn người có gốc ở Cana (Ga 21,2) và đã được Philipphê đem đến trình diện Chúa Giêsu (Ga 1,45).
Một số tài liệu ngụy thư cho rằng thánh Bartôlômêô đã sang giảng Phúc âm ở Tây An (theo Eusèbe) hoặc các vùng gần Ethiopie (theo Rufin và Socrate), hoặc thậm chí còn tới Đại Arménie (theo kinh nghiệm các Tông đồ). Hình như Ngài đã bị lột da sống, theo luật hình Ba Tư, sau đó bị chặt đầu rồi đóng đinh thập giá. Người ta cho rằng hài cốt của Ngài được tôn kính ở Roma, nơi đảo Tibérine, và ở Francfort nước Đức. Thánh Bartôlômêô được coi là người bảo vệ các bệnh nhân, các ông bà bán thịt, thợ thuộc da và thợ đóng sách.
Trong Tân ước, thánh Batôlômêô chỉ được nhắc đến trong danh sách các tông đồ. Một số học giả cho rằng ngài là Nathanaen, người Cana xứ Galilê được Philipphê mời đến gặp Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu đã khen ông: “Ðây đích thực là người Israel. Lòng dạ ngay thẳng” (Ga 1, 47b).
Khi Nathanaen hỏi Chúa Giêsu làm sao Ngài biết ông, Chúa Giêsu trả lời “Tôi thấy anh ở dưới cây vả” (Ga 1, 48b). Ðiều tiết lộ kinh ngạc này đã khiến Nathanaen phải kêu lên, “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa; chính Thầy là Vua Israel” (Ga 1, 49b). Nhưng Chúa Giêsu đã phản ứng lại, “Có phải anh tin vì tôi nói với anh là tôi thấy anh dưới cây vả? Anh sẽ được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa!” (Gioan 1, 50).
Quả thật Nathanaen đã được nhìn thấy những điều trọng đại. Ngài là một trong những người được Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển Tiberia sau khi Phục sinh (Ga 21, 1-14). Lúc ấy các ngài chài lưới cả đêm mà không được gì cả. Vào buổi sáng, họ thấy có người đứng trên bờ dù rằng không ai biết đó là Chúa Giêsu. Ngài bảo họ tiếp tục thả lưới, và họ bắt được nhiều cá đến nỗi không thể kéo lưới lên nổi. Sau đó Gioan nói với Phêrô, “Chính Thầy đó.”
Chuyện kể rằng: một hôm có một người bạn đến tìm nhà giảng thuyết Mc-Leod Campbell trong tâm trạng bối rối : “Này anh, xin anh nói cho tôi hay ; làm thế nào mà anh luôn tìm thấy Chúa ?” Nhà giảng thuyết trầm ngân một lúc rồi nói : “Làm thế nào mà tôi luôn tìm thấy Chúa ư ? Không đâu, tôi không luôn tìm thấy Chúa đâu, nhưng tôi biết là Chúa luôn tìm thấy tôi !”
“Chúa đã nhìn thấy tôi”. Điều này đã xảy ra trong cuộc đời thánh Bartôlômêô. Thánh Bartôlômêô hay còn gọi là Nathanaen đã được Chúa nhìn thấy khi ngài còn ở đàng xa, đang ở dưới gốc cây vả. Chính Chúa Giêsu đã thấy và chọn gọi ông.
Trong Tin Mừng Gioan, Bartôlômêô là người môn đệ thứ tư được Chúa Giêsu kêu gọi. Trước khi được chính thức kêu gọi, đã có một cuộc gặp gỡ thú vị: Philipphê giới thiệu với Bartôlômêô:
Đấng mà Môsê trong lề luật cùng các tiên tri chép đến, chúng tôi đã gặp rồi, Người là Chúa Giêsu con ông Giuse ngườiNazareth.
Bartôlômêô đáp lại, với óc khinh miệt giống như những dân làng lân cận:
Từ Nazareth thì có thể xảy ra điều gì tốt được.
Tuy nhiên đáp lại lời mời “thì hãy đến mà xem”, vị tông đồ đã gặp Đấng thấu suốt lòng mọi người. Ngài đã nhận xét về thánh nhân:
Này đây đích thực là một ngườiIsrael, trong mình không có gì gian dối.
Khi gặp ông, Chúa Giêsu nói: “Trước khi Philipphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh” :
Lời của Chúa Giêsu khiến Bartôlômêô xúc động đến nỗi ông gọi Ngài bằng 2 tước hiệu “Con Thiên Chúa” và “Vua Israel”. Từ đây cuộc đời ông đã dành chọn cho Chúa. Ông đã đồng hành với Chúa trong suốt 3 năm rao giảng của Ngài. Ông cũng trải qua cuộc khủng hoảng trong đêm Vườn Cây Dầu. Nhưng sau khi Chúa sống lại. Niềm tin của thánh nhân đã được củng cố để từ đây thánh nhân trở thành một nhân chứng trung kiên cho tin mừng Chúa Phục sinh.
Theo truyền thuyết, Bartôlômêô rao giảng ở Ân Độ, Mésopotamie và nhất là ở Arménie, cuối cùng chịu tử đạo tại đây. Di hài của ngài sau đó được chuyển về đảo Lipara và về Benevent. Hoàng đế Otto III cho chuyển về Rôma và đặt ở một cồn nhỏ trên sông Tibre.
Trong Tân ước, thánh Batôlômêô chỉ được nhắc đến trong danh sách các tông đồ. Một số học giả cho rằng ngài là Nathanaen, người Cana xứ Galilê được Philipphê mời đến gặp Chúa Giêsu. Và Ðức Giêsu đã khen ông: “Ðây đích thực là người Israel. Lòng dạ ngay thẳng” (Ga 1, 47b).
Khi Nathanaen hỏi Chúa Giêsu làm sao Ngài biết ông, Chúa Giêsu trả lời “Tôi thấy anh ở dưới cây vả” (Ga 1, 48b). Ðiều tiết lộ kinh ngạc này đã khiến Nathanaen phải kêu lên, “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa; chính Thầy là Vua Israel” (Ga 1, 49b). Nhưng Chúa Giêsu đã phản ứng lại, “Có phải anh tin vì tôi nói với anh là tôi thấy anh dưới cây vả? Anh sẽ được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa!” (Ga 1, 50).
Quả thật Nathanaen đã được nhìn thấy những điều trọng đại. Ngài là một trong những người được Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển Tiberia sau khi Phục sinh (Ga 21, 1-14). Lúc ấy các ngài chài lưới cả đêm mà không được gì cả. Vào buổi sáng, họ thấy có người đứng trên bờ dù rằng không ai biết đó là Chúa Giêsu. Ngài bảo họ tiếp tục thả lưới, và họ bắt được nhiều cá đến nỗi không thể kéo lưới lên nổi. Sau đó Gioan nói với Phêrô, “Chính Thầy đó.”
Khi họ dong thuyền vào bờ, họ thấy có lửa cháy hồng, với một ít cá đang nướng và một ít bánh. Chúa Giêsu bảo họ đem cho mấy con cá tươi, và mời họ đến dùng bữa. Thánh Gioan kể rằng mặc dù họ biết đó là Chúa Giêsu, nhưng không một tông đồ nào dám hỏi ngài là ai. Thánh Gioan cho biết, đó là lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ.
Thiên Chúa Ngài luôn kêu mời chúng ta. Ngài luôn ưu ái dành cho chúng ta một công việc trong công trình xây dựng Nước Thiên Chúa. Xin cho chúng ta biết noi gương thánh Bartôlômêô tông đồ luôn lắng nghe và suy gẫm lời Chúa và quảng đại dấn thân loan báo tin mừng.
Huệ Minh