Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 09 Tháng 1 2024 06:52

Ngày hoạt động của Chúa

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Ngày hoạt động của Chúa

 

 

10.1 Thứ Tư trong tuần thứ I Mùa Quanh Năm

1 Sm 3:1-10,19-20; Tv 40:2-5,7-8,8-9,10; Mc 1:29-39

Ngày hoạt động của Chúa

Tin Mừng hôm nay, kể lại Chúa Giêsu đến với nhạc mẫu của ông Simon, cầm tay bà và chữa bà khỏi cảm sốt. Đức Kitô không cho chúng ta câu trả lời về vấn đề đau khổ, cũng không giải thích tại sao con người phải đau khổ. Người cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc biến đổi đau khổ thành niềm vui, nếu đến với Người.

Khi hấp hối trên Thập Giá Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta thấy rõ đau khổ là một phần trong chương trình của Thiên Chúa. Như thế, một khi kết hợp những gian nan thử thách của chúng ta với những gian nan thử thách của Đức Kitô, chúng ta có thể vui hưởng chiến thắng của Người. Tin Mừng không bảo đảm cho chúng ta thoát khỏi những nỗi khổ đau, nhưng đoan chắc với chúng ta rằng Thiên Chúa luôn ở với chúng ta, cho dù những nỗi khổ đau của chúng ta có lớn đến đâu.

Hôm nay, chúng ta tiếp tục suy niệm về “Ngày hoạt động của Chúa tại Caphácnaum”. Đó là ngày đầu tiên trong đời sống công khai thi hành tác vụ của Đức Giêsu: ta thấy Người giảng dạy, giải thoát con người khỏi quỷ ám hại, chữa lành người bệnh và cầu nguyện. Đó cũng là bản tóm lược toàn thể hoạt động của Kitô hữu.

Vừa ra khỏi Hội đường Caphácnaum, Đức Giêsu đi đến nhà hai ông Simon và Anrê, có ông Giacôbê và ông Gioan cùng đi theo.

Sau khi đã giảng dạy và làm mọi người ngạc nhiên, sau khi đã giải phóng cho một người bị quỷ ám đáng thương, Đức Giêsu rời khỏi Hội đường, ndi họp mặt chung, để đi đến một tư gia, nhà hai anh em Simon và Anrê. Tôi hình dưng ra Đức Giêsu đang bước đi trên đường phố, cùng với bốn môn đệ đầu tiên của Người, vì hai ông Giacôbê và Gioan cũng có mặt ở đó, ngày nay cũng vậy, tác động của Thiên Chúa được thể hiện khắp nơi, trong mọi lãnh vực của cuộc sống: Tôn giáo cũng như trần thế, công cộng cũng như tư riêng. Lạy Chúa, Chúa ở với chúng con trong nhà thờ, Chúa hiện diện cùng chúng con ngoài đường phố, trên các quảng trường, và ngay trong nhà chúng con.

Người ta lấy làm ngạc nhiên, vì trong Tin Mừng, có rất nhiều lần Đức Giêsu chữa lành người bệnh. Ngày xưa, bệnh tật mang một ý nghĩa tôn giáo và người chữa trị thuộc lãnh vực y khoa. Tuy nhiên, dù trước mọi tiến bộ về y học, bệnh tật và đau khổ vẫn đeo bám con người và tiếp tục đặt con người vào một tình trạng rất đáng sợ.

Ngay giữa nền văn minh kỹ thuật của chúng ta, một “dấu hiệu” biểu lộ sự yếu đuối của thân phận con người vẫn còn luôn như trước: đó là con người có thể chịu những rủi ro xảy đến cách đột ngột bất ngờ. Trong thâm tâm, ai mà không sợ một số những chứng bệnh mà người ta không dám nhắc đến tên? Bệnh tật luôn mâu thuẫn với ý muốn sống yên ổn và bền vững trong tâm lý mọi người. Chỉ cần một cơn sốt nặng cũng đủ quật ngã con người mạnh nhất và buộc họ phải ngưng làm việc không còn trầm trọng hơn, khi mọi người chúng ta đều thừa biết rằng, một ngày nào đó ta sẽ gặp một bệnh mà không thầy thuốc nào chữa nổi.. Mọi bệnh tật đều mang “dấu” của tử thần: đó là biểu tượng của thân phận con người mỏng dòn và ta không thể tránh được.

Thái độ cầu nguyện đầu tiên trước cảnh trên, đó là cần chiêm niệm, như thế chúng ta đang hiện diện tại đó. Tôi ngắm nhìn Đức Giêsu bước vào nhà. Tôi lắng nghe những gì người ta đang trình bày với Người. Tôi hình dung ra Người đang tiến gần tới người bệnh, cầm tay bà ta. Đó là những cử chỉ đầy thân tình, nghĩa thiết và nhân ái.

Thần học quả quyết với ta rằng, mỗi bí tích là một “cử chỉ của Đức Kitô”. Một bài thánh ca thường ngợi khen bàn tay của Đức Giêsu đã “làm những việc kỳ diệu”. Đúng vậy, đặc tính hiện thực của việc nhập thể đã đi đến mức độ đó. Hôm nay, tôi thích chiêm ngắm bàn tày của Đức Giêsu đang nằm bàn tay nóng ran vì cơn sốt của người bệnh. Lạy Chúa, nơi một cách biểu tượng, Chúa- cũng đang nắm bàn tay con như thế, để chữa lành các “cơn sốt”. Khi rước lễ, con cầm Chúa trong bàn tay con. Nhưng thính Chúa cũng đang nắm tay con.

Khi đọc câu này trong bản văn Hí Lạp, cũng do Máccô trước tác, ta cần lưu ý Máccô đá sử dụng ở đây, từ “ègeire”, có nghĩa là “làm cho sống lại”. Ong cũng dùng một từ đó để diễn tả việc Chúa cho con gái ông Giarô sống lại: “Hãy chỗi dậy!” (Mc 5,41), và kể lại việc phục sinh của Đức Giêsu (Mc 12,26, 16,6).

Do đó, đối với Mác-cô, việc chữa bệnh cách cụ thể trên là một “dấu chỉ” theo nghĩa mạnh, một thứ- biểu trung ngôn sứ báo trước nước Thiên Chúa vĩnh cửu. Khi sẽ chẳng còn “tang chế, kêu than, đau khổ, khi Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ và chiến thắng sự chết” (Kh 21,1-4)

Ngay trong thời Người, tại Galilê, chắc chắn Đức Giêsu đã không chữa lành hết mọi bệnh nhân. Người chỉ chữa lành một số người tiêu biểu, như một thứ việc làm trước cho “Thời cánh chung”: chỉ khi đó con người mới được “cứu độ” thực sự, nghĩa là không còn sự chữa lành tạm thời một cơn sốt thoáng qua, mà chính là sự sống lại. Việc chữa lành đích thực mà Đức Kitô muốn cống hiến, đó là đi từ tình trạng “không tin” đến tình trạng “tin”: kẻ nào đón nhận đức tin nơi Đức Giêsu, thì đã biết rằng mình sẽ được cứu thoát khỏi sự chết rồi. Lúc đó, họ sẽ “chỗi dậy” để “phục vụ”.

Với ý thức rằng làm việc là cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, và với sự trợ giúp của Ngài, chúng ta hãy hăng hái trở về với cuộc sống và tích cực chu toàn những công việc của chúng ta

Huệ Minh

 

 

Read 80 times Last modified on Thứ tư, 10 Tháng 1 2024 07:34