Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 07 Tháng 9 2021 07:09

Một nền giáo dục đáng quan ngại

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Một nền giáo dục đáng quan ngại

Trách nhiệm thuộc về ai khi một kẻ lộng ngôn đang dường như khuynh đảo và chi phối truyền thông của cả nước. Giờ đi đâu cũng nghe không ít thì nhiều lời ra tiếng vào của kẻ khuynh đảo truyền thông.
Không ít thì nhiều, nhiều gia đình, nhiều người cũng bị lôi kéo theo cái kiểu truyền thông không biết liệt vào thể loại nào. Ca kịch cũng không đúng, tấu hài cũng không ra. Có lẽ được liệt vào hàng đấu tố cách vu khống và mạ lỵ vô căn cứ cũng như không có tính cách pháp lý.

Trong chương trình truyền thông kệch cỡm này, ta thấy nhân vật chính là một nhân vật thiếu văn hoá, dùng lời lẽ bỗ bã, tục tĩu, hàm hồ, bất chấp nhưng được nhiều người theo dõi, hâm mộ, tung hô.

Một người bình thường và nhất là một đứa trẻ sẽ thấy rằng, hoá ra cứ thiếu văn hoá, tục tĩu trước đám đông cũng được tung hô đấy thôi, cần gì phải rèn luyện, bồi đắp văn minh, lịch sự, lễ phép?

Một lối sống hưởng thụ, đề cao vật chất được loan đi giữa một xã hội đang phải oằn mình với biết bao nhiêu khó khăn về kinh tế. Người đình đám về truyền thông kệch cỡm này là một người trọng vật chất đến mức không hiểu nỗi.

Nhân vật có cái suy nghĩ lệch lạc này nghĩ rằng đeo một viên kim cương thật to vào tay sẽ trở nên sang trọng, viên kim cương to nhất nghĩa là sang trọng nhất. Đó là tư duy của trọc phú. Người này quên cũng như không biết rằng, người sang trọng thật sự thì phải có thần thái sang trọng toát ra từ bên trong. Muốn đeo một viên kim cương to vào tay thì thần thái phải cao hơn viên kim cương đó, kim cương hay bất kì trang sức nào đều chỉ là phụ hoạ cho giá trị, cho nhân cách của bản thâm mình.

Những người và những trẻ con theo dõi thấy cung cách khoe khoang ngày mỗi ngày sẽ tìm và học theo kiểu vô học như vậy, chúng dễ tin rằng giá trị con người được định giá bằng kích thước kim cương hay số lượng tiền bạc. Tức là đã xô đổ chân giá trị tốt đẹp mà mỗi con người đang theo đuổi.

Tự cho mình là vô minh cũng như tự tát vào mặt mình khi báng bổ tôn giáo bằng câu chuyện xàm xí cũng như cho mọi nhười biết là mình chẳng hiểu chút gì về đạo Công giáo nhưng kể câu chuyện “Cha giải tội và chửi thề”. Chỉ riêng chuyện này thôi đã cho thấy tầng văn hoá của bà ấy đang ở đâu. Nếu một con người kém văn hoá như vậy mà vẫn dẫn dắt được tầng tầng lớp lớp sóng người đi theo, chẳng phải là chuyện quá buồn cho giáo dục không?

Chuyện đáng và cần suy nghĩ về chuyện công khai tố tội ăn chặn từ thiện dù không công bố chứng cứ, mà các cơ quan hữu trách vẫn để yên cho người này hùng hồn nói. Vậy chẳng phải nhiều đứa trẻ khác và cả người lớn nữa, sẽ thấy việc ghét ai đó, muốn hạ bệ ai đó, cứ việc đăng đàn, dùng lời lẽ chua ngoa hét lên thật to là xử đẹp được 1 người mình không ưa. Bởi hét to lên một phát để hạ uy tín thì nạn nhân có giải thích cả đời cũng không lấy lại được danh dự. Vô pháp như vậy mà được tung hô, nghĩa là đúng? Thật nguy hiểm. Nếu ai cũng làm như người này làm không thể hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

Chung chung thì truyền thông kiểu này là kiểu truyền thông đầu độc, nhồi sọ vào người khác những điều vô cùng tác hại đến độ nhiều người không kịp nghĩ ra hậu quả của nó.

Tiếc thay chưa có cơ quan nào lên tiếng, quản chế kênh truyền thông phi nhân bản, phi giáo dục và phi văn hóa như thế này. Cứ để kiểu loạn ngôn và lộng ngôn này phát triển thì chẳng biết xã hội còn gì là tôn ti trật tự, còn gì là đạo lý luân thường nữa.

Có lẽ không chỉ riêng tôi nhưng nhiều người lo cho nền văn hóa tốt đẹp, lo cho một nền truyền thông sạch thật sự quan ngại về kiểu cách loan truyền thông tin như thế này lên mạng xã hội. Kiểu vô văn hóa và đạo đức cứ ngày mỗi ngày tiêm nhiễm vào đầu óc của nhiều người và nhất là lớp trẻ thì xã hội đi về đâu.

Giải pháp gần nhất và tiện nhất mà mỗi người có thể làm đó là tuyệt nhiên ngăn chặn không để lọt vào tai mắt mình những điều trái khuáy. Khi mình lao mình vào những câu chuyện ồn ào độc hại thì không ít thì nhiều mình cũng bị tiêm nhiễm cung cách hành xử kiểu như đang diễn ra. Tốt nhất là ngăn chặn những thứ văn hóa, những cách hành xử không phải là người để cho lòng mình nhẹ lại và bình an.

Giờ này đây là giờ mà mỗi người phải chung tay để bảo vệ sức khỏe và nhất là bảo vệ cho tâm hồn mình được mãi tươi xanh.

Lm. Anmai, CSsR

Read 795 times Last modified on Thứ tư, 08 Tháng 9 2021 06:49