Chiều, trong lúc mấy đứa nhỏ lựa bánh trái để đi vào làng gọi là chơi Trung Thu sớm thì có một chị kia đến mua hàng.
Trên tay chị cầm gói bột ngọt. Chỉ chủ quán nói hai tám ngàn. Chị mua mới hỏi loại 2 chục. Chị chủ quán chỉ cho chị mua hàng đi thẳng vào trong là thấy gói bột ngọt 2 chục.
Khi thấy chị mua muốn mua gói rẻ tiền lòng chạnh lại. Chỉ chênh nhau 8 ngàn đồng thôi nhưng Chị muốn đổi. Nhiêu đó đủ hiểu hoàn cảnh khó khăn của Chị như thế nào.
Đến lúc tính tiền, nghiệt ngã thay chị chủ quán không nhớ là gói bột ngọt đã đổi thành giá thấp nên vẫn cứ ghi 28. Lát sau, Chị mua hàng quay lại. Thế là chị chủ quán thối là 8 ngàn.
Tổng hóa đơn 4, 5 món gì đó chiều nay của Chị khách hàng nghèo chưa đến trăm bạc. Mém chút nữa là Chị bị lộn mất 8 ngàn từ gói bột ngọt.
8 ngàn đồng bạc bây giờ xem chừng ra không còn giá trị gì lắm nhưng với người phụ nữ này là lớn để rồi Chị đành phải đổi gói bột ngọt kém giá trị hơn.
Đơn giản vậy thôi, một vòng chợ búa là thấy những người nghèo.
Chiều qua cũng vậy, vào chợ mua ít thức ăn khô, nhìn bên cạnh đồng cảnh ngộ là người đàn ông. Có lẽ không đủ tiền để mua miếng thịt đó nên anh đành quay bước.
Người nghèo ở đâu xa ? Người nghèo ở quanh anh em như Chúa nói đó mà.
Cứ ra chợ là thấy bao nhiêu mảnh đời cơ cực.
Cứ mỗi sáng đi chợ là thấy bà cụ gom rau dạt từ các quầy hàng bỏ mối về để nuôi gia súc. Cụ còng lưng đến độ chiếc xe đạp không phải là phương tiện di chuyển mà nó là để chở rau.
Không chỉ bà cụ đó mà còn nhiều "thị mẹt" khác nữa cứ có cái mẹt là để ra đất để bán mớ hành, bó rau. Có những mẹt rau tính ra cả vốn lẫn lời chắc có lẽ không bằng một bữa đi chợ của người sang.
Chính vì lẽ đó, ngày mỗi ngày trên mâm cơm, dù chỉ ở mức quân bình của người bình thường nơi nhà quê sinh sống, với tổng độ chi 2 chục bạc mỗi đầu người cho mỗi bữa cơm nhưng thấy mình hạnh phúc lắm rồi. Nhìn lên mình có lẽ không bằng ai nhưng nhìn xuống có lẽ mình may mắn hơn được nhiều người.
Và đặc biệt hơn nữa, giữa cái cơn dịch bệnh quái ác làm cho kinh tế lao đao đã bớt đi phần ăn của biết bao nhiêu con người. Ngày nay bữa no bữa đói không còn là chuyện lạ trong những gia đình ăn trước trả sau nữa.
Đã từng trải qua tuổi thơ dài cơ cực trong thời bao cấp nên phần nào cũng hiểu. Phần định mệnh như gắn liề với chợ búa nên rồi thấu hiểu cuộc sống cứ mãi lao đao.
Kiếp phù sinh con người thật vắn vỏi nhưng cái nghèo, cái khổ cứ như muốn ôm chầm lấy cuộc đời của biết bao nhiêu con người.
Ngày mỗi ngày, cứ khi chiều về tổng kết ý nguyện cầu thấy lòng lại chạnh thương. Có quá nhiều mảnh đời vất vả lao đao với cơn dịch bệnh.
Vậy đó, hình ảnh người đi chợ chiều nay và bao nhiêu người nghèo khó vất vả khác cứ như ám vào trong tâm trí. Rồi thêm vào đó hình ảnh của những đứa trẻ mà chiều hôm nay "chơi" Trung Thu sớm thật dễ thương.
Trên con đường làng, tôi bắt gặp 3 đứa trẻ với 3 chiếc gùi sau lưng cùng với cái liềm cắt lúa. Thì ra bọn trẻ đi mót lúa sau mùa vụ ở đầu làng. Nhìn 3 đứa trẻ lội nước trên con đường sình lầy sao mà thương quá ! Phận đời của chúng chả lẽ cứ mãi như vậy sao ?
Tôi đã khóc ! Tôi đã khóc khi nhìn những đứa trẻ bơ vơ vất vưởng rồi cuộc đời chả biết đi về đâu.
Thế nhưng có cái ơn thật kỳ lạ ! Họ nghèo lắm, họ bơ vất tất bật lắm nhưng lòng họ cứ mãi an vui như chả có chuyện gì xảy ra. Ít cái kẹo, vài mảnh bánh, vài hộp sữa chả là bao nhưng chắc có lẽ cũng ấm lòng với cái đám trẻ nghèo chiều nay tôi đến.
Thương và thương lắm phận nghèo ơi !
Lm. Anmai, CSsR