Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 13 Tháng 4 2015 16:16

Tự tình một người theo Chúa

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Hành trình bước chân theo Chúa không phải lúc nào cũng nở đầy hoa, bên những đóa hồng xinh đẹp luôn sẵn có những cái gai nhọn sắc làm rỉ máu người  đáp lại tiếng gọi thiết tha của Chúa:" Hãy Theo Ta".....dưới đây là lời tự tình của một người con giáo xứ bước theo tiếng gọi đời dâng hiến  đang phải từng giờ từng phút chiến đấu vượt qua nhưng cái giăng mắc đời thường rất gần gũi, rất con người giằng buộc lấy mình...........xin tiếp tục lời cầu nguyện cho ơn gọi, cho người sống đời dâng hiến vượt qua được tình cảm và nghĩ suy đời thường rất người để giữ lại cho mình một cái gì rất Chúa..."Chúa kiên cường vững bước mãi đi lên, Con hờ hững âu lo thường bỏ dở"(gxthohoang.net)

Cuộc đời mỗi con người, từ bào thai của mẹ đã bắt đầu hình thành nhân cách rất riêng. Anh cũng được sinh ra, được yêu thương, chăm sóc và cưng chiều theo lối sống con nhà khá giả. Thượng đế khá ưu ái với anh, đưa tự tin, thoải mái bước vào đời. Tuổi trẻ anh chỉ biết học và học rất giỏi, bên cạnh đó với thân hình khá đẹp trai anh bắt đầu dùng tiền ba mẹ cung cấp để ăn chơi, sẵn sàng ga lăng với các bạn gái dễ thương, dễ nhìn...có khi chưa hết một tuần lễ đã có người mới. Đây cũng là một trong những nét tâm lý phổ biến của một số người trong bối cảnh xã hội duy thực dụng hiện nay, gây không ít những thách đố trong việc xây dựng và phát triển xã hội, xây dựng nhân cách con người. 

Nơi anh hội tụ đầy đủ những ưu điểm, ưu thế của một người lịch lãm, thành đạt, trưởng thành và cũng là mẫu người có trách nhiệm bên cạnh những tài vặt đã được phú bẩm. Có thể, người khác nhìn vào anh đầy ngưỡng mộ, yêu mến, và không ít những cái nhìn ghen tị. Sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi, anh bỏ lại đàng sau danh vọng, tiền tài, những cuộc vui chơi không biết tính thời gian. Anh đi tu! Nghe tin anh quyết định đi tu phải nói ít người tin vào điều đó. Với thời gian, hiện anh là một tu sĩ 40 tuổi đang học, hoạt động tại Philippine. Anh muốn từ bỏ ơn gọi.

Anh cho rằng mình được ưu tiên, anh sống đời tu cũng rất phong cách! Trong khi các anh em cùng lớp nôn nao tới ngày khấn trọn còn anh xin hoãn lại, một năm, hai năm, và đến năm thứ ba sinh viên có dịp nghe anh chia sẻ: vì thương các em ở nhà, nhất là thương mẹ, chưa muốn bị ràng buộc. Là người sĩ diện dường như anh chỉ cần nơi sinh viên sự đồng cảm, chia sẻ thật lòng, "anh muốn có quyết định đúng nhất".

Anh hai trong gia đình có 10 người con, gia đình ở quê làm nông nhưng đầy đủ, yên bình. Với anh, những ngày về thăm gia đình ngắn ngủi anh thấy Ba mẹ không còn khỏe như trước, các em thi nhau lớn, thi nhau học và điều anh lo lắng nhất là cả ba người em gái đang tuổi dậy thì làm sao để khỏi bị kẻ xấu đến làm công lợi dụng, dụ dỗ vì tiền. Hơn nữa, những điều anh lo lắng đã có những dấu hiệu rõ nơi người em gái lớn nhất, vì cả ba người không được bình thường như bạn bè đồng trang lứa, do ảnh hưởng khi mẹ anh mang thai song song với việc nhà anh kinh doanh cây xăng thô ngày trước. Kế đến, anh còn nỗi lo, sợ các em trai đua nhau ăn chơi giống anh ngày xưa, làm khổ gia đình, đau lòng ba mẹ qua thời gian chỉ biết thương con là cho tiền.

Trở lại đời tu nhưng tâm trí anh lúc nào cũng nghĩ về gia đình, muốn gánh tất cả mọi gánh nặng của gia đình, làm sức khỏe anh giảm sút một cách nhanh chóng: mất ngủ, trằn trọc, thất vọng, chán chường, thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống[1]....

Anh chia sẻ với nỗi ưu tư còn động nơi khóe mắt "mình không thích làm linh mục, không thích đời sống vương giả của hàng linh mục và thấy mình không có khả năng", anh chỉ thích dạy học và anh chọn con đường trợ sĩ. Quyết định của anh làm người thân từ kỳ vọng, chờ đợi chuyển sang mặc kệ, thiếu cảm thông. Từ một con người điềm đạm, nhanh nhẹn, và rất có duyên anh trở nên trầm tư, bất mãn với mọi chuyện, với mọi người, khắt khe và khá ích kỷ.

Thời gian trôi qua những chuyện nơi gia đình anh sinh viên tìm hiểu qua bạn bè của anh, qua gia đình, nhất là đến thăm nhà anh, trực tiếp chứng kiến cuộc sống của gia đình anh tuy khá giả, đầy đủ nhưng vẫn thiếu một hơi ấm của an bình, sinh viên cảm thấy có lỗi, vì đã trách nhầm anh, đã nói anh không dứt khoát trong chọn lựa, đã gán cho anh con người không biết thương gia đình, chỉ biết nghĩ cho mình. Phải chăng anh đang chạy trốn những điều không chắc chắn để quay trở lại nơi những gì anh đã từ bỏ? Sự im lặng, nụ cười hiền sau đó làm sinh viên không khỏi suy nghĩ: tại sao?!

Anh đang ở vào giai đoạn chuyển tiếp tuổi trung niên, và quan niệm sống hữu hạn trở thành tâm điểm trong suy nghĩ, duy trì một quan điểm định hướng tương lai, bắt đầu đặt câu hỏi cho những thành tựu trong quá khứ của mình, đánh giá các việc đã làm ở mức độ thỏa mãn nào[2].

Sau khi được cha chia sẻ trong môn học Tâm Lý lứa tuổi, sinh viên mới hiểu "anh thực sự muốn gì?"[3] không phải là nhất quán, không có lập trường, nhưng là một trong những suy nghĩ chín chắn, chấp nhận mình, hoảng hốt lên vì nhiều sự. Bởi anh đang ở trong sự giằng co: bỏ cái tốt để Thiên Chúa đi vào cái tốt hơn[4].

Theo khoa phân tâm học với việc khám phá lại vô thức của mình thay vì phóng chiếu bản thân mình lên người khác, sẽ giúp anh biết mình hơn[5]. Nhờ đó, sau khủng hoảng cộng đoàn dòng tu, người có trách nhiệm dám tin chắc chắn anh cống hiến nhiều hơn, tin nơi anh tìm sự tròn trịa của bản thân để tiếp tục sáng tạo và giúp ích cho cộng đồng nhân loại nói chung.

Trước những khó khăn thực tại của anh, thiết nghĩ: Anh em và đời sống cộng đoàn không hướng đến mục tiêu duy nhất là công việc, nhưng cần giúp nhau đón nhận cái chết chắn sẽ đến, đón nhận những thành tựu cách bao quát hơn, tạo nhựng giờ phút thư giãn bên nhau: đi du lịch, picnic để anh có thể cảm thấy thoải mái hơn, cùng anh em hưởng thụ đời sống, giúp anh sống thật con người của anh "là" trong gia đình Hội Dòng mà anh chọn lựa.

Tạo điều kiện cho anh làm thêm nhiều việc, đẩy anh tham gia vào các hoạt động bác ái song song với thời gian cầu nguyện bên Chúa, giúp anh can đảm phá vỡ con người đích thực của anh để hoàn tất quyết định đúng nhất như anh thao thức, băn khoăn, đồng hành với anh trong những bế tắc, sẵn sàng mất thời giờ chờ đón anh nếu anh chạy trốn những khó khăn trước mắt. Hơn thế, cần có một sự quan tâm chân thành tới gia đình anh, để gia đình có thể hiểu người trợ sĩ không phải là người không có khả năng, như họ có cái nhìn thiếu thông cảm với anh.

Người hữu trách tế nhị, có tâm hồn rộng mở có thể tạo điều kiện, hướng dẫn, khuyến khích anh sống ngoại vi một thời gian nhất định để anh dành thời gian cho gia đình, cho những người bạn bè cũ, nhất là thông cảm với anh nhiều hơn. Như thế, anh dễ dàng đối mặt và thể hiện toàn bộ giải cảm xúc của mình, chứ không tránh né, kiềm chế những cảm xúc. Kế đến, như một người anh trong đại gia đình, như một người bạn đường cùng anh sống ngạc nhiên về những gì đang xảy ra xung quanh mình.

Sau khi đã lắng nghe anh tâm sự, đối thoại, chia sẻ chân thành với nhau, cũng như tạo đủ mọi điều kiện cần, người hữu trách khôn ngoan có thể yêu cầu anh tự giải thoát và đưa ra quyết định hướng đi tiếp tục tốt nhất cho tương lai của anh, tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa,  cùng với hạnh phúc của mọi người anh yêu thương và họ cũng hết lòng yêu thương anh.

Người con giáo xứ

[1] Trần Anh Thụ, Nhân Cách-Khủng hoảng &Phát triển- Một góc nhìn của Tâm Lý Học. Tài liệu lưu hành nội bộ, 2013, tr 89.

[2] Roret S. Feldman. Những điều trọng yếu trong Tâm Lý Học. trích Goul, 1978, tr456.

[3] Trần Anh Thụ. Nhân Cách-Khủng hoảng &Phát triển- Một góc nhìn của Tâm Lý Học. Tài liệu lưu hành nội bộ, 2013, tr83.

[4] Trần Anh Thụ. trích bài giảng trên lớp Thần học liên dòng Thánh Tôma, Tuổi Trung Niên, 2014.

[5] Ibid, tr93.

Read 1378 times Last modified on Thứ tư, 15 Tháng 4 2015 13:46