Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 28 Tháng 11 2012 18:47

Tuần Tĩnh Tâm của các Linh mục giáo phận BMT ngày 28. 11. 2012

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Tuần Tĩnh Tâm của các Linh mục giáo phận BMT ngày 28. 11. 2012.  Sáng ngày 28. 11. 2012, ĐGM Stêphanô tiếp tục chia sẻ với linh mục đoàn giáo phận Banmêthuột về đề tài : NGÔI HAI THIÊN CHÚA

 

NGÔI HAI THIÊN CHÚA

 

Đức Giêsu được mặc khải như là Thiên Chúa Ngôi Hai : “ Ngôi Hai xuống thế làm Người”. Ngài có nhiều tước vị :
1. Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật
Ngài đã khẳng định về xuất xứ của mình : “ Dù Ta làm chứng chio Ta, thì chứng của Ta vẫn thật, vì TA BIẾT KHI NÀO Ta đến, vàkhi nào Ta đi” (Ga 8, 14). Một người hoàn toàn hiểu biết chính mình, một sự hiểu biết không cần bất cứ ai dự phần khi đó, lời chứng của Đấng ấy thực tế là lời chứng có giá trị. Đây là trường hợp của Đức Giêsu – Thiên tính củaĐức Kitô được biểu lộ qua các phép lạ “Truyền cho song im, biển lặng (Mt 8, 26), người chết sống lại, và quyền tha tội ( Mt 9, 2).

2. Đức Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Tước hiệu này xuất hiện khá nhiều trong Tân Ước “ Lạy Thày, bỏ Thày chúng con biết theo ai / Thày mnớ có lời ban sự sống đời đời … Chúng con biết Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa.” (Ga 6, 68 -69). Cả ma quỉ cũng tuyên xưng : “ Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Lc 4, 34) . “Ngài không biết đến tội lỗi” (2Cor 5, 21). “Chúng tôi có một Thượng tế thánh thiện, tinh tuyền, vô tì tích” (Hipri 7, 26)

3. Noi gương Chúa Giêsu, linh mục phải thánh thiện.
Ơn gọi của người Kitô hữu là nên thánh, huống chi linh mục. “Thật không đủ, khi ta chỉ nghĩ đến đổi mới các phương pháp mục vụ. Cũng như làm thế nào để tổ chức nhân sự và tài lực tốt hơn, …Phải gợi lên một sức nặng động mới về sự thánh thiện nơi các nhà truyền giáo …” (SVDCT số 90). Thánh thiện không chỉ là lời mời gọi của Chúa, nó còn là sự chờ đợi của thế giới hôm nay.

4. Noi gương Chúa Giêsu vì Ngài hoàn hảo.
Người có thân xác giống như ta, chỉ trừ tội lỗi. Một con người hoàn hảo, một nguyên-mẫu –người-thật –sự, như chính Thiên Chúa muốn khi dựng nên con người. (St 1, 26). Đức Giêsu là “Con người mới”. Một Adam mới, một hữu thể con người tuyệt hảo.
“Con người mới” nơi Đức Kitô không tự ý làm gì bằng quyền lực của chính mình hay cho chính mình, mà làm theo ý Chúa Cha.
Qua khuôn mẫu con người mới của Đức Kitô, hữu thể của linh mục được đo lường bằng cấp độ tùy thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa.
Việc trở nên con người mới đòi hỏi linh mục phải dứt lhoát cởi bỏ con người cũ. Thoát ly những ràng buộc tiền tiaì, danh vọng, tình cảm, để hoàn toàn tự do, và thuôc về Chúa trọn vẹn, và được “ trở nên mọi sự cho mọi người”.

Tuần Tĩnh Tâm của các Linh mục giáo phận BMT chiều 28. 11. 2012

 

Buổi chiều ngày 28. 11. 2012, ĐGM chia sẻ với linh mục đoàn về đề tài :
MẦU NHIỆM NGÔI LỜI NHẬP THỂ

Đối với loài người hữu hình, lời nói cùng với nhiều cách thức trao đổi khác, là một đặc tính riêng và độc đáo của con người. Lời nói là một hình thức giao dịch thượng đẳng giữa các hữu thể trí tuệ. Lời nói bộc lộ cái “ngã” thẳm sâu của con người thiết lập tương quan. Do đó, cách thức được dung trong Thánh Kinh để tỏ rõ việc Thiên Chúa “ tự mạc khải ” cho con người, đó chính là LỜI. Giữa lời của con người và LỜI mạc khải của Thiên Chúa có một khoảng cách sâu xa.

1. LỜI nói của Thiên Chúa trong Cựu Ước
a. Là LỜI quyền năng, LỜI sáng tạo- dựng nên trời đất muôn vật.
b. Như gươm hai lưỡi, săc bén, phê phán, xuyên thấu chỗ phẩm cách với tâm linh, cốtvới tủy. Phê phán tâm tình cũng như tư tưởng … ( Dt 4, 12 – 13)
c. Như lửa : “ Lời của Ta lại chẳng giốn như lửa, như búa đập tan tảng đá (Gr.23, 29)
d. Đáng cậy tin: Chúa tín trung trong mọi Lời Chúa phán… (TV. 145)
e. Là một sự hiện diện và một Ngôi Vị : Lời chính là một sự hiện diện và là một Ngôi Vị, một Thiên Chúa nói với con người. Vì không ai có thể trực tiếp tiếp xúc với Thiên Chúa mà sống được. Lời ThiênChúa nói với con người qua thiên nhiên, qua các biến cố, qua lịch sử thánh…

2. LỜI của Thiên Chúa trong Tân Ước : Đức Giêsu – Lời nhập thể.
Qua mầu nhiệm nhập thể, Lời của Đấng vô hình trở thành “xác phàm”, “nhục thể”. Từ nay, qua Đức Giêsu, loài người phàm trần có thể nhìn thấy trực tiếp và tiếp cận với chính Thiên Chúa.

3. LỜI đã thành xác phàm :
- Tiếng “xin vâng” đầu tiên là của chính Thiên Chúa Ngôi Hai. Ngôi Hai tự nguyện thực thi chương trình cứu độ loài người.
- Lời “xin vâng” thứ hai là của Trinh nữ Maria, khi nhân lời Sứ thần Gabriel truyền tin để trở thành Mẹ Thiên Chúa làm người.
- Lời “xin vâng thứ ba là của Thánh Giuse. Sau khi hiểu được thánh ý Thiên Chúa về mầu nhiệm nhập thể, Thánh Giuse đã mau mắn vâng phục và dũng cảm chu toàn Thánh ý Chúa.
Cả ba tiếng “xin vâng” đều kéo theo những hệ lụy là Thập giá, khổ đau, gian truant, cay đắng…

4. Linh mục là người được chính Thiên Chúa chọn để phục vụ LỜI.
a. Vì được chon, gọi một cách đặc biệt
b. Được chọn gọi cũng như các Ngôn sứ, để canh gác LỜI Chúa. (Dnl 18, 19)
c. Thi hành sứ mệnh được trao phó”Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi. Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ ( Gr. 1, 7 – 8)
d. Miệng lưỡi linh mục được thanh luyện, vì Chúa đã đặt LỜI trong miệng linh mục, nên miệng linh mục phải được thanh luyện “ Đây, Ta đặt LỜI Ta trong miệng ngươi (Ex. 3, 17 ; 33, 1 – 9)
e. Linh mục phải là người luôn yêu mến Lời Chúa, phục vụ Lời Chúa để Lời Chúa vang khắp cùng cõi đất… Như vậy, một trong những bổn phận quan trọng nhất của linh mục là rao giảng Lời Chúa. Linh mục thi hành nhiệm vụ đó không phải với tư cách cá nhân, nhưng với tư cách thừa tác viên chính thức của Giáo Hội được Giáo Hội tuyển chọn và trao ban.
f. Để cho việc phục vụ LỜI mang lại nhiều kết quả, linh mục phải siêngnăng đọc, học hỏi và nghe LỜI. Linh mục cần phải được nuôi dưỡng bằng Lời ở hai bàn tiệc Thánh Kinh và Thánh Thể.

KẾT : Linh mục bắt chước Ngôi Lời Nhập thể, Đức Mẹ và Thánh Giuse để luôn sẵn sàng thưa tiếng “Xin Vâng” trong mọi hoàn cảnh, trong mọi trách nhiệm được trao phó.


Ghi nhanh
Lm. Antôn Vũ Thanh Lịch

Read 1504 times Last modified on Thứ năm, 29 Tháng 11 2012 20:27