Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 30 Tháng 4 2015 16:13

Cuộc ‘thánh chiến’ của Giáo hoàng Phanxicô với chủ nghĩa tư bản và sự bất bình đẳng độc hại

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Cuộc ‘thánh chiến’ của Giáo hoàng Phanxicô với chủ nghĩa tư bản và sự bất bình đẳng độc hại

Giáo hoàng Phanxicô, nhà xã hội, chống bảo thủ, chống tư bản. Tờ Fortune xếp ngài đứng đầu trong số ’50 lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới.’ Với một nhiệm kỳ không giới hạn. Bây giờ ngài đang chiến tranh hệ tư tưởng với nhóm Dầu lửa được chống lưng bởi đảng Cộng hòa của Lãnh đạo đa số Nghị viện Hoa Kỳ, Mitch McConnell, cũng như với các hệ tư tưởng bảo thủ khác. Và chiến trận diễn ra trên đấu trường chính trị bị lũng đoạn, thiển cận, bất định, không ngừng biến đổi ở Hoa Kỳ.
Đây là một cuộc chiến kéo dài.

Đúng, giáo hoàng Phanxicô đã và đang đưa ra tuyên ngôn chống chủ nghĩa tư bản lạc lối cho 1,2 tỷ người Công giáo trên toàn thế giới. Ngài cũng đã cách chức các hồng y và giám mục bảo thủ khỏi các vị trí lãnh đạo. Ngài đã kiên định trong việc thay đổi thế giới. Và ủy lệnh của ngài là không dao động và không mập mờ. Ngài đã vạch rõ chiến tuyến về đạo đức và chính trị chống lại chủ nghĩa tư bản đàn áp, chủ nghĩa tiêu thụ quá đáng, và chủ nghĩa bảo thủ cứng ngắc. Hãy lắng nghe:

‘Bất bình đẳng là cội rễ của các căn bệnh xã hội … bao lâu các vấn đề của người nghèo không được giải quyết triệt để bằng cách loại bỏ sự tự tác của thị trường và đầu cơ tài chính, bằng cách tấn công các nguyên do mang tính cơ cấu của sự bất bình đẳng, bao lâu chưa làm được việc này thì chẳng có giải pháp nào cho các vấn đề của thế giới, hay nói cho đúng, là chẳng giải quyết được chuyện gì hết.’ Nhưng, chắc chắn đây có vẻ như là một lời tuyên chiến: Giáo hoàng chống tư bản Phanxicô đấu với chủ nghĩa tư bản vô luân tự hoại.

Một cuộc ‘thánh chiến’ mới. Chủ nghĩa chống tư bản của Giáo hoàng cũng là đánh vào chủ nghĩa vô thần tư bản.

Mục tiêu của Giáo hoàng Phanxicô rất rõ ràng: sự bất bình đẳng kinh tế là vấn đề số một trên thế giới. Chủ nghĩa tư bản là trung tâm mọi vấn đề của bất bình đẳng. Và ngài lên tiếng với một thẩm quyền đạo đức mạnh mẽ, một điều hầu như không có nơi các lãnh đạo chính trị, những người theo hệ tư tưởng của Ayn Rand, người vô thần, thánh bảo trợ cho nghị trình tư bản trong cuộc chiến tinh thần này. Không có nền tảng đạo đức, các chính trị gia không bì kịp với quan điểm của Đức Phanxicô, mệnh lệnh nguyên tắc của ngài, chiến lược lâu dài ngài vạch ra để đưa hàng tỷ người trên thế giới thoát khỏi cảnh nghèo, để loại bỏ nạn bất bình đẳng, tấn công chủ nghĩa tư bản thiển cận đang nắm đầu nền kinh tế, thị trường, và hệ thống chính trị hiện nay.

Hơn nữa, giáo hoàng có tài nguyên nhân lực hỗ trợ: Là thủ lĩnh của đạo binh lớn nhất thế giới: 1,2 tỷ người Công giáo toàn cầu được thúc đẩy xóa bỏ gọng kìm bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản. Đạo binh của ngài bao gồm 78 triệu người Hoa Kỳ trong 17,645 giáo xứ, cộng thêm đội ngũ chỉ huy với 213 hồng y, hơn 5000 giám mục, 450,000 linh mục và phó tế trên khắp thế giới, tất cả đều thề hứa thực hiện theo lập trường của ngài. Nếu ngài cần có sự chấp thuận về pháp chế, thì thực tế là giáo hoàng có thẩm quyền hành động đơn phương, với tốc độ của một độc tài, mỗi lời là mệnh lệnh, đòi buộc mọi người trung thành, vâng phục và hành động.

10 huấn lệnh của Giáo hoàng trong chiến sự chống lại bất bình đẳng và chủ nghĩa tư bản.

Những lời này định hình các chiến lược đặc thù cho trận chiến kinh tế chống lại bất bình đẳng và chủ nghĩa tư bản. Đây là 10 chiến lược của giáo hoàng Phanxicô, là lời của ngài trích trực tiếp trong Tông huấn dài 67 trang được Vatican công bố trước lễ tạ ơn năm 2013. Hãy lắng nghe Giáo hoàng Phanxicô đang điều hướng biến đổi thế giới như thế nào. Ngài thực sự là một người bài tư bản triệt để, nhà xã hội, lãnh đạo cách mạng mà những người bảo thủ Hoa Kỳ và tư bản khắp thế giới, đặc biệt là các lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, phải đối mặt trong nhiều năm dài nữa. Hãy lắng nghe:

1. Giải quyết nhanh chóng sự bất bình đẳng kinh tế … nếu không chủ nghĩa tư bản sẽ thống trị toàn thế giới

Giáo hoàng: ‘Bất bình đẳng là cội rễ của các căn bệnh xã hội … bao lâu các vấn đề của người nghèo không được giải quyết triệt để bằng cách loại bỏ sự tự tác của thị trường và đầu cơ tài chính, bằng cách tấn công các nguyên do mang tính cơ cấu của sự bất bình đẳng, bao lâu chưa làm được việc này thì chẳng có giải pháp nào cho các vấn đề của thế giới, hay nói cho đúng, là chẳng giải quyết được chuyện gì hết.’

2. Không bao giờ tin tưởng Bàn tay vô hình của thị trường tự do theo chủ nghĩa tư bản

Giáo hoàng: ‘Chúng ta không còn có thể tin tưởng các thế lực vô hình và ‘bàn tay vô hình’ của thị trường. Phát triển về công bằng cần hơn phát triển kinh tế … một sự phân bổ thu nhập tốt hơn … Kinh tế có thể không còn cứu chữa được nữa … chẳng hạn như nỗ lực tăng lợi nhuận bằng cách giảm nhân lực và do đó làm tăng thêm đội ngũ những người bi thải loại.’

3. Hệ tư tưởng kinh tế rỉ xuống của những người Siêu Giàu là một trò lừa khổng lồ

Giáo hoàng: Một vài người tiếp tục bảo vệ các thuyết rỉ xuống, cho rằng kinh tế phát triển, được thúc đẩy bởi thị trường tự do, chắc chắn sẽ thành công trong việc đem lại công bằng và gồm tóm hơn cho thế giới. … một sự tin tưởng non nớt và ngây thơ vào sự tốt lành của những người đang nắm quyền lực kinh tế … nền văn hóa thịnh vượng đang làm chúng ta mê muội.’

4. Thể thức bạo ngược mới của chủ nghĩa tư bản khiến người giàu chiếm đoạt của cộng đồng

Giáo hoàng: ‘Trong khi thu nhập của nhóm thiểu số đang tăng theo cấp số nhân, thì khoảng cách giữa nhóm đa số với sự thịnh vượng của nhóm hạnh phúc nhỏ này cũng tăng theo. Sự mất cân bằng này là kết quả của các hệ tư tưởng vốn bảo vệ cho sự tự tác tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chính, và chối bỏ quyền của chính phủ trong việc điều khiển chúng một cách thận trọng vì lợi ích chung. … Một thể thức bạo ngược mới … áp đặt đơn phương và không ngừng, các luật định của nó.’

5. Con bò vàng mới chính là thói thờ tiền bạc của chủ nghĩa tư bản

Giáo hoàng: ‘Tiền bạc phải phục vụ, chứ không phải thống trị … Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời có thể cho chúng ta nhìn vào sự thật rằng, nó khởi đầu từ cuộc khủng hoảng sâu sắc của con người: chính là sự chối bỏ giá trị ưu việt hàng đầu của con người! … Việc thờ tượng bò vàng thời xưa đã trở lại với một vỏ bọc mới còn tàn độc hơn nữa, là thói thờ ngẫu tượng tiền bạc … thiếu đi mục tiêu thực sự vì con người.’

6. Chủ nghĩa tư bản thúc đẩy cho chủ nghĩa tiêu thụ quá đáng và xói mòn đạo đức xã hội

Giáo hoàng: ‘Các cơ chế kinh tế ngày nay thúc đẩy tiêu thụ quá mức, nó là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa tiêu thụ không kìm hãm cộng với sự bất bình đẳng gây thiệt hại gấp đôi cho kết cấu xã hội. … Đến cuối cùng, bất bình đẳng sinh ra bạo lực … những xung đột mới và nghiêm trọng hơn nữa. Nhiều người … đổ lỗi cho người nghèo và các nước nghèo về các vấn đề của họ … càng trầm trọng hơn nữa là …. nạn tham nhũng lan rộng và bắt rễ sâu ở nhiều nước … ngành kinh doanh … các tổ chức.’

7. Sự cạnh tranh đến mức ám ảnh tích lũy tài sản riêng đang hủy hoại nền dân chủ

Giáo hoàng: ‘Ngày nay, tất cả mọi thứ đều chiếu theo luật cạnh tranh sống còn của kẻ mạnh nhất, nơi cá lớn nuốt cá bé … đại chúng người dân thấy mình bị loại trừ và đẩy ra ngoài rìa xã hội, không có công việc, không tương lai, không có cách gì thoát ra được. … Một nền kinh tế như thế, giết người … khi một người già vô gia cư chết ngoài đường, chẳng ai đưa tin, nhưng khi thị trường chứng khoán mất hai điểm, thì báo đài đăng tin rầm rầm, thế là thế nào?’

8. Những nhà tư bản xem con người là đồ thừa trong thế giới dùng một lần rồi vứt của mình

Giáo hoàng: ‘Con người đang tự xem mình là hàng hóa để dùng và rồi vứt đi. Chúng ta đã tạo nên một nền văn hóa ‘vứt đi’ đang ngày càng lan rộng. Không còn đơn giản là chuyện bóc lột và áp bức nữa, mà là một chuyện mới hẳn. … những người bị thải loại không còn ở trong xã hội nữa … không còn là một phần xã hội nữa. …. nhưng là những người bị ruồng rẫy, ‘đồ thừa.’

9. Chủ nghĩa cá nhân bảo thủ cực đoan đang giết chết nền dân chủ toàn cầu

Giáo hoàng: ‘Trong một nền văn hóa mà mỗi người đều muốn củng cố cho sự thật chủ quan của riêng mình, thì thật khó để các công dân có được một kế hoạch chung vượt qua được lợi ích và tham vọng riêng. … được tự do khỏi những kìm tỏa không đáng và đạt được một lối sống và suy nghĩ nhân bản hơn, cao thượng và sinh hoa trái hơn, sẽ đem lại phẩm giá cho sự hiện hữu của con người.’

10. Chủ nghĩa tư bản chối bỏ Thiên Chúa, luân lý, đạo đức … và yêu chuộng sự vô phép tắc hoàn toàn của tiền bạc

Giáo hoàng: ‘Phía sau thái độ này, là một sự loại trừ luân lý và chối bỏ Thiên Chúa. … lên án sự lạm dụng và hạ phẩm giá con người. …. luân lý dẫn con người đến với Thiên Chúa đấng kêu gọi một đáp trả dấn thân vượt ngoài mọi phạm trù của thị trường. … tạo khả dĩ cho việc đem lại cân bằng và một trật tự xã hội nhân bản hơn.’

popefrancisclimatechange11715Bạn không thể cứ bình chân thụ động được. Hãy dự phần vào đối thoại, nói với các bạn bè về kế hoạch triệt để của Giáo hoàng Phanxicô nhằm cứu thế giới khỏi tay mình. Bất bình đẳng tác động đến tất cả mọi người. Bạn, con cái bạn, cháu chắt bạn, tất cả mọi người. Không một ai nằm ngoài cuộc ‘thánh chiến’ mới này. Hãy truyền đi. Hãy đăng 10 huấn lệnh kinh tế này trên truyền thông xã hội, để mọi người biết mình đang ở đâu. 10 huấn lệnh kinh tế của giáo hoàng có thể cứu thế giới, cứu những người tư bản, bảo thủ, cứu lấy nền dân chủ … vâng, hi vọng là bất diệt.

Maketwatch.com – Paul B. Farrell
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

______________________________

(Nguồn: Phanxico-VN

Read 1587 times Last modified on Thứ bảy, 02 Tháng 5 2015 15:39