"Tôi không thể rời bỏ dân tôi": Vị linh mục bị giết ở Syria được tôn vinh như thánh tử đạo
Posted by Ban Biên Tập
Nhiều ngày sau khi vị linh mục người Hà lan Fr. Frans van der Lugt S.J. bị giết ở Syria, một người bạn thân trẻ tuổi đã kể lại đời sống thánh đức của cha, nhấn mạnh đến cả sự thánh thiện của cha và những cải thiện đáng kể giữa mối quan hệ Ki-tô giáo và Hồi giáo.
Wael Salibi, 26 tuổi, kể lại thời điểm khi khu vực của người Ki-tô giáo ở Homs bị phiến quân chiếm đóng, 66,000 tín hữ đã phải “bỏ nhà cửa, và chỉ còn một vài người cố ở lại. Cha là linh mục duy nhất, cha ở lại trong nhà thờ của minh.”
Anh kể với CNA hôm 11 tháng Tư, “Chỉ ít tháng trước khi cha bị giết, cha nói ‘Tôi không thể bỏ dân tôi, tôi không thể rời bỏ nhà thờ của tôi, tôi là người quản lý ngôi nhà thời này, làm sao tôi có thể bỏ lại được.”
Salibi đến từ thành phố Homs hiện đã bị chiếm đóng, lớn lên trở thành một người bạn thân và là học tro của cha Fr. Frans, cha đã bị giết một cách dã man ngày 7 tháng 4. Nhiều ngày trước sinh nhật 76 của cha, một tay súng nặc danh đã vào nhà thờ của cha, đánh gục cha và bắn vào đầu cha.
Trong 3 năm qua Syria đã bị trôi vào cuộc xung đột bùng nổ sau khi người dân phản đối lại sự thống trị của Bashar al-Assad, tổng thống Syria và là lãnh tụ của đảng Ba'ath trong nước.
Từ đó, bạo lực đã biến thành nội chiến và đã lấy đi sinh mạng khoảng 140.000 người. Thời gian gần đây có khoảng 2,6 triệu người Syria tị nạn sang các nước lân cận, hầu hết là ở Lebanon, Jordan, và Turkey, và ngoài ra khoảng 6.5 triệu người Syria được cho là đã phải di tản lánh nạn trong nước.
Mới đây một người tị nạn đang sống và học tập ở Rome tên là Salibi đã trốn khỏi thành phố của mình đúng 1 năm rưỡi trước – khi đang theo một nhóm du lịch tôn giáo kéo dài 2 tuần sang Châu Âu - sau khi nhận cuộc điện thoại từ mẹ anh bảo đừng quay lại nữa.
Nhớ lại cuộc sống lớn lên cùng với vị linh mục, Salibi giải thích rằng vì cha Fr. Frans đã sống và làm việc ở Syria từ năm 1966, gia đình anh đã có mối quan hệ khăng khít với linh mục. Cha thường đến thăm gia đình sau khi dâng Thánh lễ Giáng sinh để chúc cha của anh sinh nhật vui vẻ, và về một mặt cha là vị linh hướng cho em gái của anh.
Salibi nói, “Đây là điều làm cho cha Fr. Frans trở nên rất đặc biệt, vì cha có ảnh hưởng đối với cả ngàn người, mà cha vẫn nhớ từng chi tiết về mỗi người, và cha lắng nghe mọi người.”
Về cách vị linh mục hoạt động không mệt mỏi để xây dựng sự hòa hợp giữa những người Ki-tô hữu và Hồi giáo trong vùng, Salibi nói rằng cha đã xúc tiến những mối quan hệ này qua 2 dự án chính cha đã bắt đầu trong suốt gần 50 năm sứ vụ ở đất nước này.
Dự án khởi đầu của cha Fr. Frans có tên “Al-Maseer” nghĩa là “tuần hành,” Salibi nói tiếp, trong đó một nhóm 300 người cùng lúc đi sang nhiều miền khác nhau khắp nước Syria để cùng làm việc với nhau và khám phá những vùng mới của đất nước.
Cứ mỗi 2 hay 3 tháng một lần, nhóm tụ họp lại với nhau và cùng đi với nhau ngày cuối tuần đến những vùng ít người biết để khám phá thêm những miền khác nhau của quốc gia, Salibi tiếp tục kể, nhớ lại một mùa hè nhóm đã làm một chuyến đi 10 ngày và họ đã đi bộ hơn 60 km và ngủ trong các nhà thờ Công giáo và đền thờ Hồi giáo trên đường đi.
Salibi diễn tả, “Tôi biết về đất nước Syria và tôi yêu Syria chỉ vì cha. Chúng tôi không bao giờ cảm thấy ngài không phải là người Syria. Tôi nghĩ cha là người Syria chính gốc hơn bất kỳ người nào tôi biết.”
Thường thường khi cả nhóm cảm thấy mệt vì phải đi bộ quá nhiều, họ thấy ngạc nhiên vì cha Fr. Frans đã “70 tuổi và cha lại luôn là người đến đích trước tiên,” Salibi nhận xét, kể lại cách người đàn ông Hà lan luôn kích họ với câu “ilal amam,” nghĩa là “đi tiếp đi.”
“Cha luôn luôn nói chuyện với chúng tôi … lời của cha không những cho chúng tôi giống như là sức mạnh, cha còn làm cho chúng tôi vững bước trong cuộc sống của mình,” cậu thanh niên người Syria giải thích, nhấn mạnh rằng “Tôi không bao giờ quên được lời nói của cha. Cha dạy chúng tôi cách sống dũng.”
Nói về dự án thứ hai cha Fr. Frans đã khởi xướng, Salibi giải thích cái tên “Al-ard” nghĩa là “trái đất” hay “vùng đất,” Dự án này thực hiện ở vùng quê ngoại vi Homs, và tại đây cha đem những người khuyết tật từ mọi nơi về, cả Ki-tô hữu và Hồi giáo, và tạo cho họ nhiều công việc và hoạt động để làm.
Salibi giải thích rằng trước khi làm việc trong dự án, “Tôi sợ” những người khuyết tật, nhưng sau khi làm việc trong dự án “tôi cảm thấy là, ôi Lạy Chúa, chả có gì khác cả, chả có gì khác giữa các tôn giáo, chẳng có gì khác giữa những người khuyết tật, chẳng có gì khác giữa con người.”
“Cha đã dạy tôi rất nhiều về sự khiêm tốn và tình yêu, và làm sao để chúng ta có thể tìm được tình yêu, tìm được Thiên Chúa, trong tình yêu người.”
Cha Fr. Frans cũng xây một khu cầu nguyện “chẳng phải nhà thờ Công giáo, chẳng phải đền thờ Hồi giáo” cho dự án, nhưng là một nơi để mọi người đến “để cầu nguyện”, người thanh niên kể tỉ mỉ. “Mọi người đến từ khắp Syria, và cả ngoài Syria, đến đó để suy ngẫm, để tìm sự thanh tịnh, để gần Chúa hơn.”
“Chúng tôi không biết khi nào chúng tôi phải chịu đau khổ, khi nào chúng tôi bị lạc lối, ai đang cùng đi với cha, không biết cha là Ki-tô hữu hay Hồi giáo, chúng tôi chỉ biết mình là con Thiên Chúa và là con của mảnh đất này,” Salibi tiếp tục nói, nhận xét “đó là ý đồ của cha để đưa Người Hồi giáo và Ki-tô giáo xích lại gần nhau.”
Nhớ lại thời điểm khi chiến tranh nổ ra năm 2011 cha Fr. Frans mở cửa nhà thờ đón cả người Ki-tô hữu lẫn người Hồi giáo, người bạn của cha nhấn mạnh rằng cha đã cung cấp thức ăn cho tất cả mọi người, và cha nói “Tôi không đến Syria chỉ để giúp người Ki-tô hữu.”
“Và cha đã ở đó. Cha đã ở đó cho đến phút cuối trước khi Cha cùng bị giết với 24 người Ki-tô hữu khác, Cha không bỏ họ, và khi cha chết, người Hồi giáo ở địa phương còn buồn hơn cả người Ki-tô hữu.”
Nói về một cuộc đối thoại trước đây của cha Fr. van der Lugt với một người thanh niên khác ở cạnh một ngôi mồ nổi tiếng trong vùng, Salibi nhớ lại khi người thanh niên kia hỏi cha rằng khi cha mất cha muốn được chôn cất ở Syria hay ở Hà lan,” Cha Fr. Frans nhìn người thanh niên với cái nhìn rất nghiêm túc và nói rằng dĩ nhiên là ở đây ở Syria.”
“Người bạn đó của tôi bây giờ mới hiểu tại sao cha lại nhìn anh ta bằng ánh mắt đó. Đó không phải là câu nói đùa. Và đó là những gì đã xảy ra. Cha Fr. Frans đã chết ở đó và người ta chôn cất ngài trong ngôi nhà thờ của ngài … nơi chúng tôi thường uống cà phê với ngài, và là nơi cha lắng nghe hàng ngàn con người bằng trọn tình yêu, bằng sự quan tâm.”
“Ngài đã làm thay đổi cuộc sống của hàng ngàn con người … ngài đã dạy chúng tôi ý nghĩa của tình yêu không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính đời sống của ngài.”
Khi cha bị giết, Salibi nhấn mạnh rằng mọi người ở đó “không nghĩ đến việc ai là người đã giết cha, họ nghĩ đến nỗi buồn và chấp nhận trong tình yêu vì những lời giáo huấn của cha Fr. Frans, cha đã dạy họ đừng ghét ai, đừng trả thù ai, và cái chết không phải là dấu chấm hết, nói chỉ là sự chuyển tiếp đời sống về với Chúa. Và đó là những gì chúng tôi học được nơi cha.”
Đêm trước khi cha bị giết, Salibi tiết lộ rằng cha đã viết một bài suy niệm về cách chúng ta chuyển bị tâm hồn mừng Chúa Phục sinh, ngài viết rằng “Thánh lễ này là một con đường để đi cuộc sống này sang đời sống trường tồn.”
“’Chúng ta nhìn thấy cuộc sống ở dưới một vực sâu tối tăm, nhưng những người ở trong vực sâu tối này lại có thể nhìn thấy luồng ánh sáng huy hoàng. Chúng tôi ước mong điều này cũng sẽ làm sống lại đất nước Syria và chương trình ‘ilal amam,’ ‘Đi tiếp đi.’”
Người bạn trẻ của cha nhận xét, “Đó là dòng cuối cùng cha viết, giống cha ngài biết trước cha phải gửi thông điệp này cho chúng tôi.”
Salibi khằng định, “Điều quan trọng không phải cha bị chết cách nào, bị ám sát (hay) là chịu tử đạo. Cuộc sống của cha và cách thức ngài yêu thương và sống với mọi người cũng đã đủ để gọi ngài là thánh, và vì cha đã bị giết theo cách đó nên tôi nghĩ cha phải là một vị thánh đặc biệt.”
Giải thích tại sao hàng ngày có hàng trăm người tử đạo ở Syria như cha Fr. Frans, kể cả người anh em họ của anh ta đã bị giết 3 tháng trước ở ngoài làng vì là người Ki-tô hữu, Salibi giải nói rằng vì câu chuyện của cha Fr. Frans “gây được sự chú ý vì tất cả mọi người đều yêu ngài rất nhiều, rất nhiều, rất nhiều, và rất nhiều.”
“Tôi nghĩ cha cũng muốn gửi thông điệp này cùng với cái chết của mình đến mọi người, vì vài tháng trước cha có viết, ‘chúng tôi muốn được sống. Chúng tôi không muốn chết. Chúng tôi phải có quyền được sống cuộc sống bình thường,” Salibi tiếp tục nói.
Tiếp tục, người thanh niên nhấn mạnh niềm tin của anh rằng với cái chết của cha Fr. Frans, ngài muốn nhắc nhở những ai “đang chứng kiến chiến tranh này ở Syria và những cái chết mỗi ngày … và điều vô cùng quan trọng là phải làm mọi cách để dừng cuộc chiến, thảm kịch chiến tranh. Và đặc biệt là bằng phương thức hòa bình,” và “hãy tha thứ.”
Người thanh niên nói, “Chúng tôi không muốn chiến tranh ở Syria, chúng tôi không muốn có thêm chiến tranh. Chúng tôi chỉ muốn mọi người hãy thúc đẩy nền hòa bình. Hãy xây dựng hòa bình.”
Trong sự xung đột liên tục, Salibi tiết lộ rằng anh đã tìm thấy sự hy vọng trong dòng cuối cùng cha Fr. Frans viết rằng chúng ta đang chuẩn bị tâm hồn mừng lễ Phục Sinh, và “đây là một dấu hiệu để đi từ cuộc sống này sang đời sống trường tồn. Cuộc sống chung quanh chúng ta là một vực sâu tối tăm, nhưng những người chung quanh chúng ta đang hước đến một ánh sáng huy hoàng sắp tỏa chiếu.”
“Cha đã dạy chúng tôi điều này. Chúng tôi luôn luôn có hy vọng, chúng tôi không bao giờ được đầu hàng, bây giờ cha Fr. Frans đã chết và không còn hy vọng nữa,” người thanh niên Syria nhận xét.
"Không, cha đã cho chúng tôi sau cái chết của ngài là một sự hy vọng lớn hơn bao giờ hết. Giống như cha vẫn ủng hộ giải pháp hòa bình cho đến chết, cho đến khi ngài qua đời, và lại tiếp tục. Đó là dòng cuối cùng cha viết, Đi tiếp đi.”
Tường thuật của Elise Harris
[Nguồn: catholicnewsagency.com]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/04/2016
- See more at: http://conggiao.info/toi-khong-the-roi-bo-dan-toi-vi-linh-muc-bi-giet-o-syria-duoc-ton-vinh-nhu-thanh-tu-dao-d-35090#sthash.dQ2OlyDh.dpuf