Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 25 Tháng 10 2020 08:20

Đừng vụ luật

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Đừng vụ luật


26 10 X Thứ Hai tuần 30 Mùa TN.

Ep 4,32-5,8; Lc 13,10-17

ĐỪNG VỤ LUẬT

Một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu, chính là cuộc xung đột giữa Ngài và những người Biệt phái. Những người Biệt phái bám vào việc tuân giữ nghi thức và luật lệ đến độ dẫm lên trên cả mạng sống con người. Trong khi đó, đối với Chúa Giêsu, cốt lõi của đạo chính là tình yêu. Phân định về việc giữ ngày Hưu lễ, Chúa Giêsu tuyên bố dứt khoát: "Ngày Hưu lễ được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Hưu lễ". Ngài đã giải thoát một người đàn bà khỏi bị còng lưng trong ngày Hưu lễ, để chứng tỏ sự sống của con người, giá trị của con người, hay đúng hơn, tình yêu thương cao cả hơn tất cả những nghi thức và việc tuân giữ bên ngoài.

Trang Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu lên tiếng chỉ trích rất nặng lời với những người sống vụ luật và bất nhân đối với người khác.

Câu chuyện được khởi đi từ việc Đức Giêsu chữa người đàn bà bị quỷ ám làm cho khòm lưng đã 18 năm vào đúng ngày Sabát. Thấy vậy, ông trưởng hội đường xem ra có vẻ khó chịu vì Chúa Giêsu đã vi phạm luật ngày Sabát.

Thấy vậy, Chúa Giêsu đã lên tiếng nói: "Hỡi những kẻ giả hình, chớ thì trong ngày Sabát, mỗi người trong các ông không thả bò hay lừa của mình ra khỏi chuồng mà dẫn nó đi uống nước sao? Phương chi người con gái của Abraham này, Satan cột trói nó đã 18 năm nay, chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc nó trong ngày Sabát sao?".

Qua câu hỏi đó, Chúa Giêsu mặc cho luật một tinh thần mới, đó là: yêu thương, liên đới và tha thứ. Đây chính là cốt lõi của luật. Luật mà không có tình yêu lồng vào thì đó là luật chết, vì nó giết chết con người cách khủng khiếp nhất.

Chúa muốn nhắc lại những tập tục của dân làng và đánh thức óc thực tế của họ, để rút ra một kết luận chắc chắn: lòng nhân ái phải được đặt trên lề luật. Nếu mọi người chỉ biết sống câu nệ về lề luật, sẽ trở nên tàn nhẫn trước nỗi đau của nhân loại. Con người lắm khi coi trọng luật, sống trên luật, làm việc bằng luật hay áp dụng luật, mà quên đi trong cuộc sống phải có tấm lòng nhân đạo, sự yêu thương, qua đó giúp nhau cởi trói buông bỏ của bao người chỉ sống canh giữ lề luật. Thế nên Chúa Giêsu thấu hiểu được nỗi đau, nỗi thống khổ của người phụ nữ bị còng lưng, sự đau khổ của bà khi thua kém mọi người, nên Chúa Giêsu đã chữa lành cho bà, dù vẫn biết là hôm đó ngày sa-bát.

Ngày nay, vẫn có nhiều người xem ra rất đạo đức như: đọc kinh, xem lễ hằng ngày; lần hạt thì hết chuỗi này đến chuỗi khác; viếng hết đền này đến đền kia…. Điều này rất tốt và ích lợi cho đời sống thiêng liêng nếu người đó biết thực hành những điều Chúa và Giáo Hội dạy ngang qua những việc đạo đức đó, tức là “Lời nói đi đôi với việc làm”.

Nhưng trớ trêu thay, vẫn còn đó những cái xác không hồn khi không biết sống yêu thương, không có tấm lòng bác ái, nhân từ, vẫn sống man trá, lọc lừa nhân danh thứ đạo đức rởm bề ngoài. Lại có nhiều người đi lễ đâu phải vì lòng mến Chúa, mà chủ yếu là khoe mẽ quần là áo lượt! Vì thế, khi thấy cha giảng hơi dài một chút là khó chịu, bực tức, hoặc khi cha dẫn giải Lời Chúa mà đụng chạm đến lòng tự ái của mình là đùng đùng nổi giận và chỉ trích cha thế này, cha thế kia...! Tệ hơn nữa là đi lễ chỉ vì luật, nên không thiếu gì những bạn trẻ đi lễ “ôm” hay thuộc dạng đạo “gốc”; đạo “ngắm”; đạo “dòng”!

Các vấn nạn Chúa Giêsu đặt ra để ông Trưởng Hội Đường và các người theo phe ông nhận ra cốt lõi của luật. Trước hết và trên hết đó là lòng nhân ái. Nhiều khi chúng ta dùng luật mà xem thường hay xúc phạm vùi dập của con người. Câu 17 là câu kết luận của bài Tin Mừng “ những kẻ chống đối Chúa Giêsu phải xấu hổ còn toàn dân thì vui mừng” . Đó là 2 thái độ của những người nghe Lời Chúa. Câu trả lời của Chúa Giêsu đã cho họ biết họ đang đứng ở vị trí nào trong Nước Thiên Chúa.

Thật trùng hợp khi ngày nay trong chúng ta, vẫn có khối kẻ sống nệ luật như ông Trưởng Hội Đường này. Chúng ta đã dùng luật Chúa và luật Giáo Hội để lên án tố cáo người khác, không đúng nơi, đúng lúc. Một cách không nhân nhượng. Chúng ta dễ dàng thoải mái xét đoán khi không có thẩm quyền ấy và nhiều khi những lời tố cáo đó chỉ theo nhãn quan tình cảm của ta mà thôi. Như người Do Thái xưa đã dùng luật mà lên án Chúa Giêsu, ngày nay chúng ta cũng dùng chính Lời Chúa để kết tội người khác một cách vô tình hay hữu ý.

Trang Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta cần thoát ra khỏi những kiểu giữ đạo vì sợ điều này điều kia, hay đi lễ nhà thờ chỉ vì thói quen, hoặc muốn chứng tỏ rằng mình đạo đức hơn người. Lời Chúa thôi thúc chúng ta rằng: khi giữ những luật lệ của đạo là điều cần thiết.

Tuy nhiên, cần mặc cho nó một tình yêu. Nếu có tình yêu, chúng ta sẽ mến Chúa, yêu anh chị em mình cách chân tình. Luôn muốn và làm điều tốt nhất cho anh chị em chúng ta. Không còn chuyện bè phái, lươn lẹo, lật lọng, nhưng ngay thẳng, chân thành và thánh thiện. Chỉ khi làm được chuyện đó, chúng ta mới thấy được luật của Chúa là luật làm cho con người được hạnh phúc, bình an và hoan lạc thực sự. Nếu không thì chỉ là chiếc xiềng quá nặng mà chúng ta vẫn cố đeo trên cổ đến nỗi bò lê lết để mang nó hằng ngày.

Chỉ vì muốn giữ trọn các giới luật cấm không được làm việc trong ngày Sa-bát, nên ông trưởng hội đường tức tối và thầm trách Chúa. Còn Chúa Giêsu là hiện thân của tình thương, bao giờ Chúa cũng đi bước trước, và đó là tính cách của bác ái kitô giáo. Chúa chữa bệnh cho người ta vào ngày sa-bát chứng tỏ Chúa muốn dành ưu tiên cho luật bác ái hơn các khoản luật khác. Và cũng để cổ võ việc thờ phượng Thiên Chúa trong ngày Sa-bát, bằng những công việc bác ái từ thiện.

Ngày nay, không thể phủ nhận rằng luật lệ rất quan trọng trong việc hành pháp và tổ chức xã hội, ngay cả Huynh Đoàn được thực hiện rất rõ nét và một cách quy củ. Nhưng trong một số trường hợp luật lệ chỉ mang tính tương đối vì nó do con người đặt ra. Nếu lề luật đó nếu làm đánh mất đi tình yêu thương giữa người với người thì luật lệ đó cũng sẽ không còn phù hợp nữa.

Do vậy, lề luật cần đảm bảo dung hòa vừa mang tính kỷ cương vừa thể hiện được tính nhân văn, thì khi đó lòng nhân ái sẽ giúp con người biết sống chan hòa với nhau trong tình huynh đệ, sống yêu thương nhau hơn, biết sẻ chia ngay trong Huynh đoàn, cộng đoàn, xã hội hay Giáo hội.

Nếu mỗi người biết cho đi yêu thương sẽ được đón nhận lại hồng ân Thiên Chúa ban tặng hồng ân cho ta gấp bội phần. Biết sống trong sự nhân ái, tâm hồn ta mới thực sự được mới lớn lên trong Chúa và sống trong lòng thương xót của Ngài. Nhìn về Mẹ Têrêsa thành Calcuta– tấm gương rạng ngời về lòng nhân ái để học hỏi và noi theo gương Mẹ mỗi ngày qua danh ngôn mà Mẹ đã để lại cho hậu thế:

Huệ Minh

Read 352 times Last modified on Thứ hai, 26 Tháng 10 2020 06:43