Đời sống hôn nhân được đặc biệt diễn tả qua hai bài đọc hôm nay. "Ngôn từ" hay còn gọi là lời nói là chất liệu đơn giản nhưng sức mạnh nó đưa đến cho gia đình thật to lớn biết bao. Chúng ta có thể nhận ra rằng lời nói có một sức mạnh kì diệu qua đời sống trong gia đình và cộng đoàn nơi chúng ta đang sống. Quả thực nó mang lại sức mạnh chuyển hóa nơi tâm hồn người cả người nói và người nghe. Vì vậy, lời khuyên dành cho tất cả những ai đang sống trong đời sống hôn nhân đó là hãy dành cho nhau những lời tốt đẹp với sự chân thành.
Đầu tiên là:
"Anh/Em xin lỗi." "Anh/Em tha thứ cho Em/Anh." Cổ nhân có câu: hôn nhân thành công được đan dệt bởi sự khiêm tốn và lòng vị tha. Con người sống trên thế gian không ai là hoàn hảo. Do đó, cách duy nhất để những người không hoàn hảo sống trong bình an và hòa hợp là tha thứ.
Thứ hai là:
Những lời "quảng đại và tin tưởng." Khi hai người trở thành vợ chồng của nhau cũng có nghĩa là hai người không còn là hai nhưng là một xương một thịt với nhau. Quảng đại và tin tưởng làm cho cả hai luôn tìm ra giải pháp cho đời sống hôn nhân.
Thứ ba là:
Những lời "cầu nguyện." Trong Thánh Vịnh 127 "Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công." Thiên Chúa là Đấng chúc lành và ban muôn ân sủng để hôn nhân giữa hai cá vị được hạnh phúc viên mãn.
Thứ tư là:
Những lời "Chia sẻ và tâm sự" Hôn nhân không phải là thời điểm nhưng đó là khoảng thời gian được tính bằng cả cuộc đời sau này của hai người để dành cho sự lắng nghe, khám phá, và hiểu biết lẫn nhau. Lắng nghe là một công việc khó khăn mà con người cần rèn luyện.
Thứ năm là:
Lời "Cảm ơn" Si-xê-rông từng nói lòng biết ơn là mẹ của mọi nhân đức. Không sức mạnh nào có thể kháng cự lại những lời cảm ơn chân thành của một người để làm mới lại cuộc hôn nhân đang héo úa.
Thứ sáu là:
"Chúng ta" Trong hôn nhân, hai người nên một, đó là một sáng tạo mới hiện hữu trong thế giới. Đàn ông và phụ nữ không còn là hai nhưng là một - một trái tim, một tinh thần, một thể xác. Một tình yêu đang lớn lên và triển nở từng ngày.
Không dễ để có thể suy nghĩ và nói những lời tốt lành ấy, đó cả là một quá trình chiến đấu để chọn lựa. Trước hết, mỗi người phải chiến đấu với chính mình để thoát ra khỏi cái tôi ích kỉ để bước vào cái "chúng ta". Và một cuộc hành trình mới của "chúng ta" ở lại trong Thiên Chúa, để "cả hai” nên một với Thiên Chúa, - chỉ có tình yêu gắn kết tất cả.
Thánh Âu-gut-ti-nô đã nói một cách rất khôn ngoan: "Hãy chỉ cho tôi một người đang yêu và tôi sẽ chỉ cho bạn một người trên đang trên đường đến với Thiên Chúa."
Sứ mệnh hôn nhân
Trong Phụng vụ theo truyền thống Rôma; "Hôn nhân - Là biểu tượng mạnh mẽ nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho thế giới."
"Rao Giảng Tin Mừng" Thánh Phan-xi-cô nói: "Hãy dùng lời nói" như là phương thế mà hai vợ chồng rao giảng Tin Mừng. Khi mọi người nhìn thấy cách những lời nói ấy được thể hiện cùng với tình yêu mật thiết, vô điều kiện, tuyệt đối, và bền vững, họ sẽ hiểu Thiên Chúa là ai. Và nếu có người nào muốn biết Thiên Chúa là ai, họ chỉ cần nhìn vào hai vợ chồng được hiệp nhất trong tình yêu thương. Vì Kinh Thánh có câu: “Ở đâu có yêu thương ở đó có Thiên Chúa”.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, với khung cảnh Chúa Giê-su đang hiện diện cùng các trẻ nhỏ, Ngài nói: “Nước Trời thuộc về những ai giống như những trẻ nhỏ này.”
Làm thế nào để chúng ta trở nên giống như những đứa trẻ nhỏ? Tôi cung cấp cho bạn hai từ để sử dụng. "Ồ!" Không chỉ bảy kỳ quan trên thế giới trong mắt của một đứa trẻ vì trong chúng mọi sự đều kì diệu: "Ngôi sao kia đẹp quá, sáng quá" "Ô kìa, bông hoa sặc sỡ làm sao" "Kìa, con bướm đẹp quá…"
Những người lớn thường đánh mất sự ngạc nhiên ấy. Hãy dừng lại, nhìn ngắm, lắng nghe và ý thức về những điều kỳ diệu trong cuộc sống xung quanh chúng ta, - những điều kỳ diệu trong thiên nhiên, những điều kỳ diệu nơi con người, điều kỳ diệu nơi biến cố tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô trên thập giá vì chúng ta.
Như Mẹ Ma-ri-a đã thưa xin vâng cách tự do, khi Mẹ được sứ thần ngỏ lời làm mẹ Đấng Cứu Thế: “Xin vâng, như lời sứ thần truyền.” Hai tiếng “Xin vâng” một lần nữa được cất lên từ miệng các môn đệ khi Chúa Giê-su kêu gọi họ "Hãy theo Thầy" và các Ông đáp "xin vâng" bằng cách bước theo Ngài trên đường Ngài đi.
Chúa Giê-su đã ôm hôn và chúc lành cho các em nhỏ trong bài Tin Mừng hôm nay. Cũng vậy, nếu chúng ta thưa "vâng" với ý muốn của Thiên Chúa Cha trên trời, thì Ngài cũng sẽ ôm lấy và ban ân sủng cho chúng ta trong hành trình cuộc đời dương thế này. Amen.
Lm.GB Nguyễn Thái Sơn, scj