Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 21 Tháng 2 2022 08:48

Phêrô, con người trong sáng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Phêrô, con người trong sáng


22.2 Thứ Ba Toà Thánh Phêrô, Tông Đồ
Gc 4:1-10; Tv 55:7-8,9-10,10-11,23; Mc 9:30-37

Phêrô, con người trong sáng

Ngày lễ lập tông tòa thánh Phêrô là lời mời gọi toàn thể dân Chúa trên hoàn vũ hãy cầu nguyện thật nhiều, cầu nguyện liên lỉ cho vị Cha chung của Giáo Hội, trước một trọng trách nặng nề mà Chúa và Giáo Hội trao phó cho Ngài. Trước muôn vàn thách đố của một thế giới luôn luôn biến chuyển, Đức Giáo Hoàng luôn phải đối đầu với muôn vàn khó khăn của Hội Thánh, của thế giới. Chính vì vậy, Ngài cần có đầy đủ ơn Chúa và sự soi sáng, khôn ngoan của Chúa Thánh Thầnh để Ngài chu toàn trách nhiệm chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Chúa.

Ngai Tòa Thánh Phêrô trước tiên nhắc nhớ đến sứ vụ Đức Giêsu trao phó cho Simon-Phêrô: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,32). Mặc cho thử thách mà đức tin các Tông Đồ phải chịu (Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo), đức tin của thánh Phêrô giữ vai trò nền tảng trong Hội thánh tiên khởi. Thánh Phaolô xác nhận Chúa Giêsu đã hiện ra với Céphas (Phêrô), sau đó cho nhóm Mười Hai (1 Cr 15,5); cũng thế, Phúc Âm thánh Luca xác nhận trong câu chuyện hai môn đệ đi làng Emmaus: “Nhóm Mười Một và các bạn hữu nói với họ: Chúa chỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon” (Lc 24,34)

Phụng Vụ nhấn mạnh việc “đức tin của thánh Tông Đồ Phêrô”

Hôm nay chúng ta tưởng nhớ việc Ðức Kitô chọn Phêrô là người thay thế Ngài trong việc cai quản Giáo Hội.

Phaolô là nhà luân lý như trong thư Ngài viết, vì Ngài là biệt phái trung thành. Còn Phêrô trong các bài diễn văn như Luca kể lại, Ngài chỉ nói về Đức Giê-su và về Đức Giê-su Phục Sinh.

Phaolô trong những thư Ngài viết, dù bị chi phối về những bài giảng mà Ngài nghe, Ngài vẫn có những trực giác do ân sủng Ngài lãnh nhận.

Nhưng Phêrô còn những hung hăng, mãnh liệt lại bước nhịp nhàng theo chân Đức Ki-tô, Phêrô một con người trong sáng về đức tin. Bài diễn văn của Ngài đầy vẻ an bình. Theo gương Thầy chí thánh, Ngài không pha loãng chân lý bằng những lời nồng nhiệt bốc khói. Nhưng cũng như Thầy, trái tim Ngài cởi mở đón tiếp tất cả. Đức Giê-su rao giảng Chúa Cha cho người Do Thái. Phêrô cũng rao giảng cho người Do Thái về Đức Giê-su Đấng thiên sai cứu thế, Đấng tế lễ và ngôn sứ, Đấng con Thiên Chúa. Và sứ điệp Ngài cũng nói cho chư dân đã được Ngài gặp gỡ và làm cho trở lại đạo trước Phaolô.

Ngài là lời, là mục tử, là đá góc tường, là vị kế nghiệp của Đức Ki-tô .

Còn nhớ đến biến cố trong ngày Ngũ Tuần đã giúp Phêrô cảm nhận được Ðức Kitô phục sinh một cách trọn vẹn. “… Tất cả đều tràn đầy Thánh Thần” (Cv 2:4a) và họ bắt đầu rao giảng bằng các thứ tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho.

Chỉ khi ấy Phêrô mới chu toàn nhiệm vụ mà Chúa đã trao cho ngài: “… Một khi anh trở lại, hãy củng cố các anh em” (Lc 22:32). Từ lúc đó, ngài trở nên phát ngôn viên cho nhóm Mười Hai về những gì họ được cảm nghiệm qua Thánh Thần — trước nhà cầm quyền muốn chặn đứng sự rao giảng, trước thượng hội đồng Giêrusalem, trước cộng đoàn về vấn đề của Ananias và Sapphira. Ngài là người đầu tiên rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Sức mạnh chữa lành của Ðức Kitô ở trong Phêrô được chứng tỏ: cho kẻ chết sống lại, chữa người ăn xin tàn tật. Dân chúng khiêng bệnh nhân ra đường phố để khi Phêrô đi ngang qua, bóng của ngài có thể chữa họ lành.

Ngay cả một vị thánh cũng gặp khó khăn của cuộc đời Kitô Hữu. Khi Phêrô không còn ăn uống với Dân Ngoại tòng giáo vì ngài tế nhị không muốn tổn thương đến người Kitô gốc Do Thái, Phaolô viết: “… Tôi chống đối ông ấy ra mặt vì rõ ràng là ông ấy sai… Các ông ấy không đi đúng với chân lý của phúc âm…” (Gl 2:11b, 14a).

Thánh Phêrô đã được Chúa trao cho chìa khóa Nước Trời, có nghĩa là thánh nhân sẽ được tham dự vào quyền bính của Chúa. Chính vì thế, thánh Phêrô cũng như các vị kế nhiệm sẽ đại diện Chúa ở trần gian với quyền giáo huấn, quyền thánh hóa và quyền quản trị để phục vụ Dân Chúa. Do vậy, khi người tín hữu không vâng nghe Đấng kế vị thánh Phêrô cũng chính là không vâng nghe Đức Giêsu.

Điều này cũng như quyền năng của nối kết hoặc cầm buộc và của tách rời hoặc tháo cởi cũng được trao cho cộng đoàn (Mt 18, 18) và cho các môn đệ khác (Ga 20, 23). Một trong những điểm mà sách Tin Mừng Mátthêu nhấn mạnh nhiều nhất là sự hòa giải và tha thứ hoặc khoan dung. Nó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hơn đối với các điều hợp viên của cộng đoàn. Bắt chước thánh Phêrô, họ phải cầm buộc hoặc tháo cởi, đó là, làm theo cách để có sự hòa giải, chấp nhận lẫn nhau, xây dựng tinh thần huynh đệ.

Chúng ta nhìn vào đức tin của thánh Phêrô, hầu rút ra bài học cho mình. Phêrô vừa biết Chúa Giêsu thì đã tin vào Ngài, trở nên một trong bốn môn đệ đầu tiên. Ông được nghe lời giảng dạy của Chúa và chứng kiến những phép lạ Chúa làm. Tưởng chừng như lòng tin của ông kiên vững lắm.

Mừng Lễ hôm nay, Hội Thánh mời gọi tất cả chúng ta hướng về Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị Phêrô. Ngài là vị cha chung của Hội Thánh, có trách nhiệm chăm sóc và hướng dẫn Dân Chúa. Với tấm lòng con thảo, chúng ta hãy yêu mến, vâng lời và siêng năng cầu nguyện cho ngài.
Huệ Minh

Read 207 times Last modified on Thứ năm, 24 Tháng 2 2022 05:59